I. Tóm tắt diễn biến thị trường
Vĩ mô: Số liệu vĩ mô Quý 2 và 6 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng hồi phục, đặc biệt ở khu vực sản xuất chế biến chế tạo. Tăng trưởng GDP đạt và có thể vượt kế hoạch 2024 và khả năng chính sách điều hành sẽ tập trung vào các yếu tố mang tính ổn định kinh tế vĩ mô như tỷ giá và lạm phát trong nửa cuối năm. Lãi suất có thể sẽ tiếp tục đà tăng nhẹ.
Thị trường Việt Nam: Vượt qua các “cơn gió ngược”, TTCK Việt Nam vẫn mang nhiều gam màu sáng khi nối tiếp đà hồi phục từ tháng 11/2023 và tiếp tục bứt phá về điểm số. Dù đi qua nhịp điều chỉnh ngắn trong tháng 4 và tiếp tục giảm 1,3% trong tháng 6, chỉ số VnIndex vẫn tăng trưởng tích cực 10,2% từ đầu.
Thanh khoản: Thanh khoản bình quân sàn HOSE đạt 21,8 nghìn tỷ đồng trong 1H2024. Đây cũng là mức thanh khoản kỷ lục khi tăng hơn 84% so với cùng kỳ và vượt qua cả giai đoạn 1H2022.
Diễn biến dòng tiền: Tâm điểm trong giai đoạn quý II/2024 vừa qua là việc đẩy mạnh bán ròng trên diện rộng của khối ngoại với quy mô khớp lệnh lên đến 42,2 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE, nâng tổng GT rút ròng 1H2024 lên gần 47 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức 21 nghìn tỷ đồng của năm 2023. Tính cả giao dịch thỏa thuận, GT rút ròng ghi nhận hơn 52 nghìn tỷ đồng trong 1H2024.
II. Cập nhật ước tính KQKD quý II/2024 của 1 số doanh nghiệp tiêu biểu
(Nguồn: SSI Research)
III. Danh mục các cổ phiếu hưởng lợi theo Vĩ mô:
Với tình hình vĩ mô Việt Nam đang hồi phục chậm, em nhận định thị trường chứng khoán quý III/2024, nhiều khả năng dòng tiền phân hóa mạnh và tập trung vào các câu chuyện riêng của doanh nghiệp.
Em đánh giá các nhóm ngành tích cực bao gồm: Sản xuất – xuất khẩu (Nội thất, May mặc, Thép, Vận tải biển…); Du lịch (Hàng không, Bán lẻ, dịch vụ ăn uống, tiêu dùng thiết yếu…); Công nghệ (Điện tử, viễn thông…)
Danh mục các cổ phiếu hưởng lợi theo Vĩ mô
==============================================
*Trong nguy luôn luôn có cơ, cơ hội ở tất cả mọi nơi, quan trọng là chúng ta có đủ cái nhìn tỉnh táo và gạt đi tiêu cực, bi quan để tìm ra cơ hội cho mình.
Tô Uyên (Ms.)