Danh mục ngành đầu tư cuối năm 2023

I. NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023 và Thông tư 03/2023 về việc giãn/hoãn nợ và cho phép ngân hàng tiếp tục mua TPDN.
Ngày 23/04/2023, NHNN đã ban hành liên tiếp hai Thông tư có hiệu lực ngay điều chỉnh hoạt động kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng (Thông tư 03) và quy định việc cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn (Thông tư 02). Theo đó:

  1. TT02/2023 quy định về việc (1) các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng; và (2) điều chỉnh lại cách trích lập dự phòng đối với các khoản vay nói trên. Nhìn chung, Thông tư này sẽ phần nào tháo gỡ những vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp, cứu lấy các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt (đặc biệt là doanh nghiệp BĐS hiện nay).

Với TT02/2023, áp lực trích lập dự phòng đối với các ngân hàng sẽ được giảm thiểu khi nợ tái cơ cấu sẽ được phân bổ trong 2 năm 2023 và 2024. Thông tư sẽ có tác động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư đối với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS và cho vay tiêu dùng cao trong danh mục tín dụng như VPB, TCB, MBB…; vì các ngân hàng này có khả năng sẽ đối diện với rủi ro trích lập dự phòng cao hơn so với các ngân hàng khác (có mô hình kinh doanh “an toàn” hơn như ít cho vay BĐS, không bao gồm TPDN) trong giai đoạn này.

  1. TT03/2023 đã hoãn thi hành Khoản 11 Điều 4 Thông tư 16/2021, đồng nghĩa với việc tiếp tục cho phép ngân hàng được quyền mua lại TPDN (có điều kiện kèm theo).

Đây cũng là một cách để các ngân hàng có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay qua việc mua TPDN, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn yếu (~2% tại cuối Q1/23) và thanh khoản tại ngân hàng đang dư thừa. Ngoài ra, Thông tư cũng sẽ giúp tăng cầu trái phiếu và kỳ vọng sẽ có lợi cho các ngân hàng hoạt động mạnh trên thị trường TPDN như TCB, MBB, VPB.

Câu chuyện này tác động lên nhóm ngành: Ngân hàng, Bất động sản.
II. Quy Hoạch Điện 8 (QHĐ8) - Bước ngoặt cho ngành điện

Ngày 15/05/2023, Thủ Tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt QHĐ8, mở ra một chương mới cho ngành điện Việt Nam. Sau những cam kết mạnh mẽ tại COP26, mới đây là COP27, mục tiêu phát thải ròng bằng “0” đến 2050, Việt Nam đã điều chỉnh kế hoạch phát triển nguồn trong QHĐ7 sang một phương án chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn trong QHĐ8.

  1. Điện than: QHĐ8 đã chính thức loại bỏ khoảng 13.220MW điện than, cơ bản đánh dấu hồi kết sớm cho nguồn điện này. Dự kiến điện than sẽ đạt tăng trưởng kép thấp 2% giai đoạn 2021-30 sau đó giảm 1% giai đoạn 2030-50, chiếm lần lượt 19% và 4% tổng công suất nguồn điện.

  2. Điện khí: Nguồn điện sẽ là mũi nhọn trong kế hoạch phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021-30 với tăng trưởng kép đạt 26%, chiếm 27% tổng công suất nguồn điện. Trong 2030-50, phát triển điện khí sẽ chậm lại đạt 4%, chiếm 15% tổng công suất trong 2050.

  3. Điện gió: Dự kiến điện gió sẽ là mục tiêu phát triển hàng đầu trong cả ngắn và dài hạn. Trong đó, điện gió trên bờ sẽ tăng trưởng kép 25% trong 2021-30, và 6% trong 2030-50, chiếm lần lượt 14% và 13% tổng công suất giai đoạn này. Bên cạnh đó, dự kiến Việt Nam sẽ phát triển 6.000MW điện gió ngoài khơi đầu tiên từ nay đến 2030, sau đó sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 15% trong 2030-50, chiếm 16% tổng công suất nguồn điện.

  4. Điện mặt trời: Dự kiến sẽ hạn chế phát triển sau giai đoạn tăng trưởng ồ ạt 2020-21. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn khuyến khích phát triển điện mặt trời cho mục đích tự tiêu thụ. Theo đó, công suất điện mặt trời tăng khiếm tốn trong 2021-30 sau đó tăng mạnh 13% từ 2030-50, chiếm 33% tổng công suất.

Câu chuyện này tác động lên nhóm ngành: Xây dựng – Xây lắp hạ tầng điện, Điện khí, Dầu khí.
III. Tổng kết

Như vậy, với những dữ kiện đầu năm, chúng ta xác định được 4 câu chuyện và xem đó là chất xúc tác lớn trong năm, và diễn biến đúng là thị trường chỉ kể xoay quanh các câu chuyện đó. Tới nửa cuối năm, với sự thay đổi về vĩ mô, kèm theo mục tiêu tăng trưởng, sự thay đổi về chính sách tiền tệ, chúng ta có thêm câu chuyện mới. Em xin đúc kết lại ở phần dưới theo thứ tự ưu tiên:

  1. Đầu tư công là điểm sáng cho tăng trưởng GDP năm 2023. Nhóm ngành tác động: Xây dựng – Xây lắp, Vật liệu xây dựng, BĐS.

  2. NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023 và Thông tư 03/2023 về việc giãn/hoãn nợ và cho phép ngân hàng tiếp tục mua TPDN. Nhóm ngành tác động: Ngân hàng, BĐS.

  3. Quy Hoạch Điện 8 (QHĐ8) - Bước ngoặt cho ngành điện. Nhóm ngành tác động: Xây dựng – Xây lắp hạ tầng điện, Điện khí, Dầu khí.

  4. Trung Quốc từ bỏ chính sách “Zero-Covid”, mở cửa trở lại nền kinh tế. Nhóm ngành tác động: Hàng không, Thủy sản, Bán lẻ, VLXD…

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

3 Likes

Uptrend nên up hết bác ơi
Các dòng sẽ luân phiên nhau tốc váy! Hihi

2 Likes

Hay quá nàng ơi

1 Likes

Đang chân sóng lớn
Mình vẫn kỳ vọng VNindex test 1500 vì bơm tiền & nâng hạng. Hihi

1 Likes

Năm nay 1250 1300 là mừng rồi

1 Likes

OK bro

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

Giờ đến thời bắt đầu săn các em x3, x5 …rồi bác ơi

Mình dự sóng book value sẽ nổi đình nổi đám …rồi sau đó sóng Vnindex1500, tức là các cổ phiểu sẽ lấy bookvalue làm chuẩn để kéo… và sau đó là lấy giá Vnindex1500 để “thử lửa”

Ngon nhỉ

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

Giờ mọi người chưa tin
Sắp tới đây các đội nhóm sẽ hô rần rần cho xem bác ơi! Hihi

Chuẩn luôn bro ơi.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487