Dầu khí - cơn bão lớn đổ bộ

, , , , ,

TRIỂN VỌNG NGÀNH: Giá dầu được dự báo sẽ duy trì ở mức cao do cắt giảm sản lượng từ OPEC+ và nhu cầu phục hồi

Nguồn cung: Tổng cộng, sản lượng cắt giảm của OPEC+ là 3,66tr thùng/ngày, tương đương 3,7% nhu cầu toàn cầu. Saudi Arabia và Nga là 2 quốc gia cắt giảm nhiều nhất.

  • Trong tháng 9, Saudi Arabia đã gia hạn mức cắt giảm sản lượng dầu thô tự nguyện 1 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm

  • Nga cũng đã cam kết gia hạn mức giảm xuất khẩu 300.000 thùng/ngày cho đến cuối năm.

  • Các quốc gia thành viên khác trong liên minh OPEC+ cũng chưa có kế hoạch thay đổi lộ trình giảm sản lượng từ nay đến cuối năm sau.

  • Tại Mỹ, các doanh nghiệp sản xuất dầu đá phiến không sẵn sàng đầu tư thêm vốn E&P

Nhu cầu:

  • Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế từ đầu 2023 nhưng nhu cầu nhìn chung toàn cầu không tốt như kỳ vọng do môi trường lạm phát cao và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
  • OPEC dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô trên toàn cầu trong năm 2024 sẽ tăng thêm tới 2,5 triệu thùng/ngày khi nhu cầu tiêu thụ tại các nền kinh tế lớn đang mạnh hơn kỳ vọng trước đây.
  • Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu là 101 triệu thùng/ngày trong năm 2023, và đạt 102,3 triệu thùng/ngày trong năm 2024.

LUẬT DẦU KHÍ SỬA ĐỔI

Luật Dầu khí mới của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 với 3 thay đổi chính:

  • Nâng thời hạn sản xuất lên 30 năm từ 25 năm và cho phép NĐT gia hạn hợp đồng sắp hết hạn.

  • Giảm 30% thuế suất thuế TNDN và 50% thuế xuất khẩu. Trong một số trường hợp đặc biệt, NĐT dự án có thể được giảm 70% thuế suất thuế TNDN và không phải trả thuế xuất khẩu. Hiện tại, thuế TNDN thông thường và thuế xuất khẩu lần lượt là 32% và 10%.

  • Tháo gỡ các nút thắt pháp lý (liên quan đến cơ sở hạ tầng, kế toán và sự phối hợp với các ngành khác) để PVN có thể tập trung phát triển các dự án E&P mới.

=> Luật dầu khí sửa đổi sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động E&P trong nước, vốn đã bị trì hoãn. Từ đó thúc đẩy đầu tư hoạt động E&P trong giai đoạn tới tạo việc làm cho phân khúc thượng nguồn bao gồm một số dự án dài hạn lớn như Lô B Ô Môn, Đại Hùng - giai đoạn 3 (từ năm 2024), Sư tử trắng - giai đoạn 2B, Lạc đà vàng (từ Q3/2024) và Cá Tầm.

LÔ B Ô MÔN

Với vốn đầu tư dự kiến là 11,7 tỷ USD, việc triển khai dự án Lô B được kỳ vọng sẽ hồi sinh lợi nhuận lĩnh vực E&P của Việt Nam và thúc đẩy giá cổ phiếu dầu khí.

Nằm tại lưu vực Mã Lai-Thổ Chu ngoài khơi bờ biển Tây Nam, mỏ khí Lô B dự kiến sẽ bắt đầu khai thác trong nửa cuối năm 2026, chậm hơn 6 năm so với lộ trình gần đây nhất. Trữ lượng thu hồi dự kiến của dự án là 3,78 tỉ bộ khối (khoảng 107 tỉ m³) và 12,65 triệu thùng condensate. Sau khi hoàn thành, dòng khí từ các mỏ Lô B sẽ được vận chuyển qua đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn đến các đơn vị tiêu thụ hạ nguồn, bao gồm 4 nhà máy điện (Ô Môn 1, 2, 3, 4) tại TP Cần Thơ, với tổng nhu cầu khí cho tổ hợp khoảng 5 tỉ m³/năm.

ảnh

ƯỚC TÍNH LỢI NHUẬN QUÝ 3/2023 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHI VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN