Dầu Khí - Khủng hoảng thiếu Tạo sóng đại hồng thuỷ 10 năm mới lặp lại

, , , ,

Vnindex giảm do tổ chức, tự doanh xả bank và blue, trụ …nên bà con t+ sợ mà chốt …vậy tốt mà bác

Dòng P thấy PVC sóng điên nhất rồi đến PVS vì PVS nặng mông hơn…hihi

2 Likes

Mưa gió bão bùng thế này . cứ ôm chặt cô dau khí là ngon nhất

Ngày Mai bà con nhỏ lẻ bình ổn hơn và nhỏ lẻ ra khá khá hàng P hôm nay rồi . lên mai dầu khí mới phi tít được

2 Likes

Hihi

Bác nào trúng PVC thì ngon nhất dòng P rồi, chúc mừng!
PVD chắc nhỏ lẻ bu nhiều quá nên anh lái swing dữ

PVS mạnh , chỉ thua PVC thôi

1 Likes
1 Likes

Vãi nồi

1 Likes

Đợt này nge ngo chả còn gì để mất . lên sẽ đánh cho. ucela . tới bến và tan lát luôn à

Hôm nay chắc ảnh hưởng VNI giảm mạnh nên anh em T+ cũng tranh thủ chốt lời dòng P. Mai lại thấy cảnh gom hàng giá cao :grinning_face_with_smiling_eyes::grinning_face_with_smiling_eyes::grinning_face_with_smiling_eyes:

1 Likes

Dầu lên 17% trong 2 phiên, cổ phiếu dòng P sẽ không có đỉnh

1 Likes

Nga bán dầu thô ko có ai mua . mặc dù đã giảm chiết khấu 20% . lên sắp tới nguồn cung sẽ thiếu hụt trầm trọng

Mua sao thanh toán được bác , cắt swift rồi mà
Vả lại dân phương tây đang bài trừ chiến tranh nên họ sẽ biểu tình nếu cty nào làm ăn với Nga, các cty bị áp lực mà phải rút lui

2 Likes

Thằng nào dám mua dầu của Nga, Mỹ với EU nó triệt đường sống luôn. Chấp nhận mua đắt mà còn được sống :joy::joy::joy:

1 Likes

Đúng ý tôi luôn . bởi vậy anh mỹ nói sẽ cung dầu thô vài chục triệu ở kho dự trữ . Có làm giá dầu thô giảm được đâu

1 Likes

Các bác tham khảo

1 Likes

Kỳ vọng gì vào cuộc họp sản lượng của OPEC+ ngày 2/3

OPEC cùng các đồng minh, tức OPEC+, hôm nay họp quyết định chính sách sản lượng tháng 4.Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine làm gia tăng lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu vốn đang thắt chặt.

Như Tâm (Theo Reuters, Daily Brief) Thứ tư, 2/3/2022, 15:21 (GMT+7)

Bộ trưởng Dầu mỏ các quốc gia thành viên OPEC và đồng minh, tức OPEC+, hôm nay sẽ họp bàn về chính sách sản lượng tháng 4. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine làm gia tăng lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu vốn đang thắt chặt, khiến giá dầu tăng vượt 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014.

OPEC và đồng minh, tức OPEC+, đã tăng sản lượng dần dần trở lại sau khi nhất trí cắt giảm kỷ lục 10 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10% sản lượng toàn cầu, hồi tháng 3/2020 để hỗ trợ thị trường ứng phó Covid-19.

Tại cuộc họp hôm 2/2, OPEC+ nhất trí tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày, mức tăng hàng tháng được thống nhất bắt đầu thực hiệntừ tháng 8/2021, cho tháng 3, đồng nghĩa dư địa cần phục hồi giảm còn 2,6 triệu thùng/ngày tính đến hết tháng 9.

OPEC+ khả năng cao giữ nguyên mức tăng 400.000 thùng/ngày cho tháng 4, theo giới phân tích.

Liên minh này đang đối mặt với áp lực từ các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu, trong đó có Mỹ và Ấn Độ, yêu cầu tăng sản lượng hơn nữa để giảm giá và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế thế giới nhưng vẫn chưa đáp lại. Hiện tại, chỉ số ít quốc gia trong OPEC+ còn dư địa tăng sản lượng, trong đó có Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

OPEC+ khả năng cao giữ nguyên mức tăng 400.000 thùng/ngày cho tháng 4. Ảnh: Energy Intel.
OPEC+ khả năng cao giữ nguyên mức tăng 400.000 thùng/ngày cho tháng 4. Ảnh: Energy Intel.

Nga ngày 24/2 bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, vấp phải sự chỉ trích mạnh từ phương Tây. Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp các lệnh trừng phạt làm hạn chế khả năng Nga tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu nhưng chưa ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu dầu và khí đốt.

Thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 1/3 đã họp bàn về khủng hoảng Ukraine, nhất trí xả kho dự trữ 60 triệu thùng dầu.

Do Nga đang hợp tác với Arab Saudi, xung đột với Ukraine sẽ không làm gián đoạn quá trình này và hầu hết các quốc gia OPEC+ đều thể hiện lập trường trung lập. OPEC+ vẫn sẽ tập trung vào nới lỏng dần hạn chế sản lượng để quay về mức sản xuất như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Zayed al-Nahyan ngày 1/3, thảo luận về thỏa thuận OPEC+ và cam kết tiếp tục hợp tác trên thị trường năng lượng, các hãng tin Nga và Arab Saudi đưa tin.

4 nguồn tin OPEC+ cùng ngày cho biết liên minh khả năng cao giữ nguyên mức tăng 400.000 thùng/ngày cho tháng 4, bất chấp tình hình Ukraine. Theo đó, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine không ảnh hưởng đến thực hiện thỏa thuận về nguồn cung.

UAE, đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông, ngày 25/2 bỏ phiếu trống với dự thảo nghị quyết lên án hành động của Nga của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một cố vấn ngoại giao của tổng thống UAE nói động thái trên nhằm khuyến khích một giải pháp chính trị và chọn phe chỉ thúc đẩy bạo lực.

Ủy ban kỹ thuật của OPEC+ đã họp ngày 1/3 để đánh giá các yếu tố cơ bản. OPEC+ được cho là đã điều chỉnh giảm dự báo thặng dư cung năm nay 200.000 thùng/ngày xuống 1,1 triệu thùng/ngày so với kịch bản cơ sở.

2 Likes

Giá dầu tương lai vượt 110 USD/thùng

Giá dầu Brent tương lai ngày 2/3 là 110,4 USD/thùng.Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan là 121 euro/mwh, cao hơn 71% so với thời điểm đầu năm nay.

Đỗ Lan (Theo Trading Economics) Thứ tư, 2/3/2022, 12:53 (GMT+7)

Giá dầu Brent tương lai ngày 2/3 là 110,4 USD/thùng, tăng 4,9% so với ngày hôm qua. Đây là mức cao nhất trong 7 năm qua. Giá dầu WTI tương lai ở mức 108,7 USD/thùng, tăng 5% so với ngày hôm qua và cũng cao nhất 7 năm.

1-dau2-3-1879-1646194661.jpg
Diễn biến giá dầu Brent. Nguồn: Trading Economics

Giá hai loại trên tăng sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo an ninh năng lượng đang bị đe dọa vì chiến sự ác liệt tại Ukraine. Trong khi đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp của OPEC+ trong ngày hôm nay.

Ngày 1/3, ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA, nhận định thị trường năng lượng đang trong tình trạng rất nghiêm trọng. Trước tình hình trên, trong bài phát biểu hôm 1/3, Tổng thống Joe Biden thông báo Mỹ và các đồng minh sẽ giải phóng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ để giải quyết tình trạng tăng giá khí đốt. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine làm dấy lên lo ngại rằng giá khí đốt sẽ tăng mạnh trong những tuần tới. Theo đó, 30 triệu thùng dầu sẽ đến từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ, và số còn lại sẽ đến từ các đồng minh ở châu Âu và châu Á.

Giá khí đốt biến động theo diễn biến của chiến sự tại Ukraine vì Nga cung cấp 40% khí đốt cho châu Âu. Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan là 121 euro/mwh, cao hơn 71% so với thời điểm đầu năm nay. Giá tại Anh là 290 xu Anh/therm, tăng 70% từ đầu năm.

Cùng với khí đốt, giá than cũng leo dốc. Ngày 1/3, giá than tương lai tại Newcastle (Australia) ở mức 275 USD/tấn, tăng 15% so với ngày trước đó do tác động của chiến sự tại Ukraine. Đây là mức cao chưa từng có trong lịch sử.

Chiến sự tại Ukraine khiến nhu cầu cung cấp than cho nguồn điện, đặc biệt tại các quốc gia châu Âu tăng. Bên cạnh đó, Đức ngừng mua khí đốt của Nga để giảm sự phụ thuộc vào Moscow và thay thế khí đốt bằng than. Các diễn biến trên khiến giá lên cao.

Nga là quốc gia sản xuất than lớn thứ 6 trên thế giới trong năm 2020 với 303 triệu tấn, chiếm 5,2%. Quốc gia này có 131 mỏ than hoạt động.

Theo số liệu tháng 2, Nga cung cấp 3,3 triệu tấn than qua đường biển cho châu Âu. Cuộc chiến tại Ukraine sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn than từ Nga nên các quốc gia châu Âu sẽ tìm lượng cung từ Mỹ, Colombia và Nam Phi, điều này khiến cung thế giới càng thêm thắt chặt.

1 Likes

Công ty dầu khí lớn nhất châu Âu rút khỏi Nga

Shell sẽ rút khỏi liên doanh với Gazprom - một tập đoàn khí đốt tự nhiên lớn của Nga.Shell đã có nhiều năm xây dựng mối quan hệ chiến lược với Gazprom, thậm chí cung cấp tài chính và sự đảm bảo cho dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối từ Nga đến Đức.

Theo Zing Thứ ba, 1/3/2022, 16:33 (GMT+7)

Shell, công ty dầu khí lớn nhất châu Âu, cho biết hôm 28/2 rằng họ sẽ rút khỏi liên doanh với Gazprom - một tập đoàn khí đốt tự nhiên lớn của Nga, theo New York Times.

Động thái trên tiếp bước công ty dầu khí BP (trụ sở tại Anh). BP cho biết hôm 27/2 rằng sẽ bán gần 20% cổ phần đang nắm giữ trong Rosneft - công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga.


Một công nhân làm việc tại giàn khoan của Gazprom ở Lensk, Nga vào tháng 10/2021. Ảnh: Bloomberg

Shell đã có nhiều năm xây dựng mối quan hệ chiến lược với Gazprom, thậm chí cung cấp tài chính và sự đảm bảo cho dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối từ Nga đến Đức vốn gây nhiều tranh cãi. Việc Shell rút khỏi dự án trên mang tính biểu tượng lớn. Phía Đức đã dừng việc phê duyệt để dự án có thể đưa vào sử dụng.

Ben van Beurden, giám đốc điều hành của Shell, cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi rất sốc và thương tiếc trước thiệt hại về nhân mạng ở Ukraine, (chúng) bắt nguồn từ hành động tấn công quân sự vô nghĩa”. Khoản đầu tư của công ty vào Nga trị giá khoảng 3 tỷ USD.

Quyết định của Shell sẽ gây áp lực lên TotalEnergies, “gã khổng lồ” dầu khí của Pháp, và Exxon Mobil, tập đoàn dầu khí của Mỹ, vốn cũng đang có các hoạt động kinh doanh với Nga.

Về BP, công ty này phụ thuộc vào Rosneft với khoảng một phần ba sản lượng dầu khí, và đối mặt với một khoản thất thu tiềm năng lên tới 25 tỷ USD khi chấm dứt hợp tác.

Ở một diễn biến khác, hôm 28/2, Equinor, công ty năng lượng do nhà nước Na Uy kiểm soát, cho biết họ sẽ “ngừng các khoản đầu tư mới vào Nga” và “bắt đầu quá trình rút lui” khỏi các liên doanh ở đó.

Các quyết định trên là một phần của quá trình đánh giá lại hoạt động kinh doanh của các công ty phương Tây tại Nga. Một số công ty sẽ cắt giảm hoạt động, hoặc quyết định rời đi hoàn toàn sau khi Nga phát động cuộc tấn công vào Ukraine và phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Ngoài dầu khí, Nga cũng là thị trường lớn cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô từ phương Tây. Daimler Truck Holding AG, hãng sản xuất xe có trụ sở tại Đức, cho biết họ sẽ ngừng gửi các bộ phận lắp ráp cho đối tác liên doanh tại Nga. Volvo Car AB nói rằng họ sẽ ngừng kinh doanh tại Nga.

Ngoài ra, hãng xe Renault SA phải đóng cửa một nhà máy gần Moscow vì không có đủ phụ tùng, và Volkswagen AG đã tạm kinh doanh xe mang thương hiệu Audi tại Nga để điều chỉnh trước việc đồng rúp mất giá.

Các công ty phương Tây lớn khác có hoạt động kinh doanh ở Nga như Carlsberg A/S, công ty sản xuất rượu bia của Đan Mạch, hay Danone SA, công ty thực phẩm có trụ sở tại Pháp, cho biết vẫn tiếp tục bám trụ tại Nga, và sẽ theo dõi sát tình hình.

Nga vốn là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty phương Tây. Giờ đây, với các biện pháp trừng phạt, các công ty hoạt động ở Nga đang phải vật lộn với những thách thức mới từ hậu cần cho đến danh tiếng. Các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và ngân hàng Nga hiện gây nhiều khó khăn cho các công ty quốc tế hoạt động tại nước này

2 Likes

Nối gót BP, Shell, hàng loạt công ty phương Tây bắt đầu rút khỏi Nga

Nhiều công ty phương Tây dự kiến rút khỏi thị trường Nga hôm nay.Hai công ty năng lượng Shell và BP trước đó đã từ bỏ các vị thế đầu tư hàng tỷ USD tại Nga sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Như Tâm (Theo Reuters) Thứ ba, 1/3/2022, 14:38 (GMT+7)

Các ngân hàng hàng đầu, hãng hàng không, xe hơi đã dừng vận chuyển hàng, chấm dứt quan hệ đối tác và gọi việc Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine là “không thể chấp nhận được”. Nhiều công ty cho biết họ đang cân nhắc hành động.

Cuối ngày 28/2, Warner Bros thông báo không phát hành phim “The Batman” tại thị trường Nga, không lâu sau khi Walt Disney cho biết họ dừng phát hành phim chiếu rạp ở nước này.

Trong khi đó, Mastercard chặn nhiều tổ chức tài chính khỏi mạng lưới thanh toán của đơn vị này theo các lệnh trừng phạt Nga.

Phương Tây gần đây có hàng loạt động thái đáp trả Nga như đóng cửa không phận với máy bay Nga, loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT và hạn chế khả năng Moscow sử dụng kho dự trữ ngoại hối 630 tỷ USD.

“Tôi kỳ vọng có hàng loạt thông báo tương tự trong vài ngày tới”, Sonia Kowal, chủ tịch Zevin Asset Management, Boston, bang Massachusetts, nói.

Shell đã tuyên bố rút đầu tư khỏi Nga. Ảnh: Nasdaq.
Shell đã tuyên bố rút đầu tư khỏi Nga. Ảnh: Nasdaq.

Một số nhà đầu tư có liên quan chính phủ tại Mỹ cũng lên tiếng để thiết lập định hướng cho các doanh nghiệp.

“Chúng ta cần gửi đi một phản ứng rõ ràng và dứt khoát rằng California sẽ không ủng hộ Nga”, giám đốc cơ quan tài chính California Fiona Ma nói, ủng hộ các quỹ hưu trí bang này, một số có quy mô lớn nhất Mỹ, thoái vốn tài sản Nga.

Shell, BP và Equinor của Na Uy đều tuyên bố sẽ rút đầu tư khỏi Nga, gia tăng áp lực lên các công ty phương Tây khác có tham gia các dự án dầu và khí tại nước này như ExxonMobil và TotalEnergies.

Nhiều công ty vẫn đang cân nhắc các lựa chọn như hãng vận tại Maersk thông báo đang theo dõi các lệnh trừng phạt Nga và chuẩn bị để tuân thủ. Một kịch bản sẽ bao gồm đình chỉ đặt tàu chở hàng.

Các hãng xe hơi, xe tải lớn dừng xuất khẩu sang Nga như Volvo, GM – hai công ty này chỉ bán khoảng 12.000 xe/năm tại Nga. Ford Motor, với 50% cổ phần tại 3 nhà máy ở Nga, chưa bình luận về kế hoạch của họ ngoài việc cho biết sẽ quản lý ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và giữ người lao động an toàn.

Các công ty và nhà quản lý tài sản muốn thanh lý cổ phần đang phải đối mặt với rào cản bởi nhiều sàn giao dịch đã ngừng hoạt động.

Một số công ty phương Tây có rủi ro liên quan Nga chứng kiến cổ phiếu của họ mất giá mạnh, Finnair, trụ sở ở Phần Lan, mất 1/5 vốn hóa thị trường sau khi thu hồi lại dự báo cho năm 2022 giữa lúc các không phận đóng cửa.

Các hãng hàng không đối mặt với tình trạng phong tỏa kéo dài của hành lang bay đông – tây sau khi EU và Nga đều ra lệnh cấm máy bay của nhau để đáp trả.

Nhà Trắng chưa ra quyết định về việc cấm bay với máy bay Nga. Thư ký Nhà Trắng Jen Psaki ngày 28/2 lưu ý “có nhiều chuyến bay từ Mỹ qua Nga để đến châu Á và các khu vực khác trên thế giới, chúng tôi đang tính toán nhiều yếu tố”.

Thượng nghị sĩ Dick Durbin, quan chức Dân chủ số hai Thượng viện Mỹ, lên tiếng ủng hộ một lệnh cấm. “Những quốc gia khác đã ra lệnh cấm ở châu Âu và việc cấm bay (với Nga) không phải một ý tồi”.

Các công ty công nghệ lớn đang phân vân với những lời kêu gọi ngừng cung cấp dịch vụ ở Nga. Meta Platforms, công ty mẹ của Facebook, đã hạn chế tiếp cận đối với các kênh truyền thông Nga như RT và Sputnik trên nền tảng mạng xã hội này ở EU, tương tự như các công ty công nghệ lớn khác của Mỹ.

2 Likes

Tổng thống Nga ký sắc lệnh kinh tế đặc biệt ứng phó trừng phạt của phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đặc biệt ứng phó với những hành động “không thân thiện” của Mỹ và các đồng minh phương Tây đối với Nga.

Theo BNews Thứ ba, 1/3/2022, 16:27 (GMT+7)

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng thông tấn Tass đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đặc biệt ứng phó với những hành động “không thân thiện” của Mỹ và các đồng minh phương Tây đối với Nga. Sắc lệnh này đã được công bố trên trang web của Điện Kremlin ngày 28/2.

Theo nguồn tin trên, sắc lệnh được ký “do những hành động không thân thiện và đi ngược lại luật pháp quốc tế” của Mỹ và các đồng minh, liên quan việc áp đặt các hạn chế đối với công dân và các thực thể Nga. Các biện pháp nêu trong sắc lệnh được áp dụng để bảo vệ các lợi ích quốc gia của Nga và phù hợp với các luật liên bang của Nga.

Điện Kremlin nhấn mạnh sắc lệnh kinh tế đặc biệt này sẽ không phải là đòn đáp trả duy nhất của Nga đối với các trừng phạt của phương Tây.

Liên quan các biện pháp của Nga, Bộ Tài chính Nga ngày 28/2 ra tuyên bố nêu rõ các doanh nghiệp Nga hoạt động thương mại ở nước ngoài phải bán 80% doanh thu bằng ngoại tệ và chuyển ra đồng ruble. Quyết định này nhằm đáp trả các động thái trừng phạt nhằm vào hệ thống tài chính của Nga liên quan vấn đề Ukraine.

Ngoài ra, từ ngày 1/3, công dân Nga không được gia hạn các khoản vay nước ngoài bằng tiền mặt và không được chuyển ngoại tệ vào tài khoản hoặc gửi tiền tại các ngân hàng nước ngoài.

Theo Bộ Tài chính Nga, các biện pháp trên sẽ ổn định đồng ruble và khuyến khích tăng đầu tư vào Nga.

Trước đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 26/2 cho biết các lệnh trừng phạt chống Nga hiện nay có thể là lý do để Moskva xem xét lại quan hệ với tất cả các nước áp đặt trừng phạt.

Theo ông Medvedev, phương Tây đe dọa phong tỏa tiền của các công dân và công ty Nga ở nước ngoài, điều này sẽ chỉ dẫn đến một sự đáp trả tương ứng, cụ thể là phong tỏa tiền của người nước ngoài và công ty nước ngoài ở Nga.

Ngân hàng trung ương Nga đã thông báo nâng lãi suất chủ chốt từ mức 9,5% lên 20%, nêu rõ đây là biện pháp khẩn cấp trong bối cảnh các điều kiện bên ngoài đối với nền kinh tế Nga “thay đổi mạnh”.

Biện pháp này sẽ đảm bảo tăng lãi suất tiền gửi lên mức cần thiết để bù đắp nguy cơ đồng nội tệ mất giá và các rủi ro lạm phát.

1 Likes

Họ dầu khí có con PVM là ngon nhất: Lợi nhuận tăng trưởng 8 năm liên tiếp. Từ sau khi nhà nước thoái vốn, công ty đã đẩy mạnh việc cải thiện quản trị, tinh gọn bộ máy, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra PVM nổi tiếng nắm giữ nhiều đất vàng, ví dụ như lô đất 1827 m2 ở số 8 Tràng Thi (Quận Hoàn Kiếm), lô đất 23600 m2 ở đường Đào Cam Mộc (Đông Anh)…
Lợi nhuận tăng trưởng 8 năm liên tiếp, PVM chốt danh sách để họp ĐHCĐ