Dầu Khí - Khủng hoảng thiếu Tạo sóng đại hồng thuỷ 10 năm mới lặp lại

, , , ,

Theo đánh giá của BSC, diễn biến căng thăng leo thang giữa Nga và Ukraine sẽ tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa trên thế giới điều này sẽ tác động đến một số ngành và doanh nghiệp ở Việt Nam. BSC đã có sự chuẩn bị trong 3 tháng gần đây và đã phân tích một số ngành được hưởng lợi chính trong các báo cáo gồm ngành dầu khí, phân bón và thép.

screen-shot-2022-02-27-at-21-2-2151-2837

Cụ thể, đối với dầu khí, Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới sau UAE và Arap Xê út, với tổng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ đạt khoảng 10 triệu thùng/ngày. Sự gián đoạn trong các chuyến dầu từ Nga tới các đường ống ở Châu Âu sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng toàn cầu. Phía Mỹ đang lên kế hoạch ứng phó bằng cách xả kho dự trữ dầu, nhằm khắc phục nguồn cung trong ngắn hạn.

Mặc dù vậy, đây chỉ là biện pháp tạm thời, và khó có thể duy trì trong thời gian dài. Do đó, giá dầu sẽ khó có thể điều chỉnh giảm, và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới. Giá dầu duy trì ở mức cao, nhìn chung sẽ tác động khả quan lên nhóm ngành dầu khí.

Trong đó, đối với nhóm thượng nguồn, BSC kỳ vọng các dự án thăm dò, khai thác sẽ sôi động trở lại nhờ nhu cầu khai thác tăng, và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khoan, xây lắp giàn khoan, kho nổi như PVS và PVD dự kiến có được các hợp đồng mới với giá trị cao hơn.

Đối với nhóm trung nguồn, nhu cầu vận tải dầu năm 2022 dự kiến sẽ gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các dự án Dung Quất, Nghi Sơn hồi phục. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng hệ thống kho chứa. PVT hiện chiếm toàn bộ thị phần vận tải dầu thô và LPG trong nước, còn GAS đang đầu tư vào các dự án LNG Thị Vải GĐ 2 và LNG Sơn Mỹ giai đoạn 1 nhiều tiềm năng trong thời gian tới.

Đối với nhóm hạ nguồn, BSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PLX, OIL nhờ kỳ vọng sản lượng xăng dầu phục hồi cùng giá bán tăng, và triển vọng thoái vốn tại PGBank. Bên cạnh đó, BSR cũng sẽ được hưởng lợi nhờ chênh lệch giữa giá sản phẩm và giá dầu thô nguyên liệu (crack spread) tăng, giúp cải thiện lợi nhuận.

screen-shot-2022-02-27-at-21-2-2064-7023

2 Likes

Đại Sóng Dầu Khí

Thế giới phân cực mạnh rồi

China will not join sanctions against Russia, banking regulator says

PUBLISHED WED, MAR 2 20225:14 AM EST

Evelyn Cheng@CHENGEVELYN

SHAREShare Article via FacebookShare Article via TwitterShare Article via LinkedInShare Article via Email

KEY POINTS

  • China’s banking and insurance regulator said on Wednesday that the country opposes and will not join financial sanctions against Russia.
  • “China’s position has been stated clearly by the Ministry of Foreign Affairs. Our international policies are consistent,” said Guo Shuqing, chairman of the China Banking and Insurance Regulatory Commission, according to a CNBC translation.
  • Guo, who is also Chinese Communist Party secretary of the People’s Bank of China, added that he hopes all sides will maintain normal economic exchanges and that the sanctions have had no apparent impact on China so far.
1 Likes

Tình hình ngày càng trở nên trầm trọng! Giá dầu bây giờ phi không biết tới đâu nữa. Nga trả đũa sẽ gây ra khủng hoảng năng lượng cực kỳ nghiêm trọng và giá dầu sẽ vọt lên 150$, mức cao chưa từng có trong lịch sử.

Cuộc chiến chưa có hồi kết

2 Likes
1 Likes

Cổ phiếu ngân hàng lớn nhất Nga mất giá gần 95% trên sàn London

Sberbank cho biết các chi nhánh ngân hàng này tại châu Âu gặp tình trạng “dòng tiền mặt thoát ra bất thường” và bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của nhân viên.Cuối phiên sáng nay trên sàn chứng khoán London, giá cổ phiếu Sberbank giảm 94,24% xuống 0,01 USD.

Như Tâm (Theo CNBC) Thứ tư, 2/3/2022, 20:37 (GMT+7)

Giá cổ phiếu ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank giảm 94,24% xuống 0,01 USD vào cuối phiên sáng trên sàn chứng khoán London (LSE), mất 99,9% vốn hóa thị trường tại đây kể từ đầu năm.

Các cổ phiếu khác của Nga niêm yết trên LSE như Lukoil, Novatek và Rosneft chung số phận.

Thị trường chứng khoán Nga đã đóng cửa 3 ngày liên tiếp do nhà chức trách nước này muốn ngăn đà “chảy máu” tài sản nội địa.

tvc-27f2c167ca6370f39452dfdcb7-5941-5319
Diễn biến giá cổ phiếu Sberbank trên LSE phiên 2/3 (đồ thị 5 phút).

Sberbank cho biết các chi nhánh ở châu Âu đang gặp tình trạng “dòng tiền mặt thoát ra bất thường” và bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của nhân viên cũng như tài sản ngân hàng này.

Ngân hàng Trung ương châu Âu yêu cầu đóng cửa các chi nhánh của Sberbank ở châu Âu, Cơ quan quản lý Thị trường Tài chính Áo thông báo hôm nay.

Mỹ, Liên minh châu Âu và Anh đã tăng cường các biện pháp trừng phạt các tổ chức của Nga để đáp trả việc Moscow triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó có chặn một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, hạn chế ngân hàng trung ương Nga tiếp cận kho dự trữ ngoại hối hơn 600 tỷ USD

2 Likes

Một số ngân hàng Nga bị loại khỏi SWIFT: Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao?

Giới phân tích nhận định việc một số ngân hàng lớn của Nga bị loại khỏi SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) có thể khiến các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế, đầu tư giữa Việt Nam và Nga gặp khó khăn.Với Việt Nam, du lịch có thể là ngành chịu ảnh hưởng đáng lo ngại từ việc Nga hứng chịu các lệnh trừng phạt.

Theo Tiền Phong Thứ tư, 2/3/2022, 12:34 (GMT+7)

Chiến tranh hạt nhân trong lĩnh vực ngân hàng

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh (nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế, Đại học Ngoại thương), nói rằng, hiểu đơn giản, SWIFT giống như Facebook của hệ thống ngân hàng. “Nga bị loại khỏi SWIFT thì không thể làm bất kỳ giao thương nào, trừ tiền mặt. Đây có thể gọi là chiến tranh hạt nhân trong lĩnh vực ngân hàng”, bà Ánh nói.

Trước tình hình này, các dự án đầu tư giữa Nga và Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng. “Nếu tiền từ Nga đã sang rồi, dự án có thể tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là tiền từ dự án không thể chuyển về Nga. Không nhà đầu tư nào đi đầu tư mà không muốn lấy tiền về. Đồng thời, họ cũng không thể đầu tư thêm vào Việt Nam, trừ khi tiền chuyển qua vàng”, bà Ánh nhận định

Bà Ánh cho biết, hiện đã có doanh nghiệp lo lắng, khi đối tác Nga từ chối giao hàng theo hợp đồng đã ký, vì không chắc lấy được tiền từ Việt Nam. “Dù có thể ký quỹ mở LC (thư tín dụng), nhưng ngân hàng Việt Nam không chuyển sang được Nga thì không thể giao thương. Thông thường, tiền của một nước mất giá, hoạt động nhập khẩu sẽ được ưu đãi hơn, trước kia 80 rúp “ăn” 1 USD, nay rớt xuống 110 rúp/USD. Nếu trong điều kiện đồng rúp mất giá, ngân hàng vẫn giao thương được, nhập khẩu sẽ hưởng lợi. Nhưng với tình hình hiện nay, tiền không thể về, khả năng cao nhất là hàng đổi hàng”, bà Ánh phân tích.

Bên cạnh đó, theo bà Ánh, với Việt Nam, du lịch có thể là ngành chịu ảnh hưởng đáng lo ngại từ việc Nga hứng chịu các lệnh trừng phạt. Nga là thị trường quan trọng với du lịch Việt, đặc biệt tại nhiều địa phương như Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu… Với tình hình hiện nay, bà Ánh cho rằng, “người Nga không còn ngoại tệ để đi du lịch, máy bay Nga cũng bị cấm trên không phận nhiều nước, người dân khó qua Việt Nam”.

Ngày 27/2, Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu thông báo loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Ảnh: Obozrevatel
Ngày 27/2, Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu thông báo loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Ảnh: Obozrevatel

Ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, nói rằng, thời điểm tái mở cửa đón khách quốc tế (ngày 15/3) đến gần, chiến sự bất ngờ nổ ra là vấn đề nan giải với ngành du lịch. Tại Nha Trang (Khánh Hoà), phần lớn du khách quốc tế là người Nga, Trung Quốc. Trong khi đường bay với thị trường Trung Quốc chưa thể mở lại, nguồn khách từ Nga rất quan trọng. Theo ông Vinh, lo lắng nhất lúc này của doanh nghiệp là không thể đưa khách về, và không thanh toán được với đối tác Nga.

Dự án của Nga tại Việt Nam có chịu ảnh hưởng?

Số liệu mới nhất từ Bộ KH&ĐT cho thấy, tính đến cuối tháng 2, Nga đứng vị trí thứ 24 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 151 dự án (tổng vốn 953 triệu USD). Các lệnh trừng phạt, bao gồm chặn kết nối SWIFT, sẽ ảnh hưởng các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, phần lớn là dự án điện và dầu khí.

Dù vậy, tác động trực tiếp của xung đột Nga-Ukraine đến kinh tế Việt Nam sẽ không lớn. Hiện giao thương giữa Việt Nam với Nga và Ukraine chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam (chiếm 1,1% giá trị xuất khẩu và 0,8% giá trị nhập khẩu năm 2021, theo Tổng cục Hải quan). Nga và Ukraine cũng không phải là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine có thể khiến áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng lên khi giá dầu và khí đốt có thể neo ở mức cao.

SWIFT là hệ thống truyền tin nhắn giao dịch toàn cầu, kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo các chuyên gia, bị loại khỏi SWIFT, Nga có thể sử dụng công cụ truyền thống trước đây như điện thoại, máy điện tín, email để thực hiện giao dịch liên ngân hàng. Ngoài ra, Nga có thể tham gia các nền tảng công nghệ khác, như Hệ thống thanh toán quốc tế xuyên biên giới (CIPS) mà Trung Quốc xây dựng từ năm 2015.

1 Likes

Nước đầu tiên ký thỏa thuận giúp Nga thu hàng tỷ USD giữa giao tranh với Ukraine

Thứ Tư, ngày 02/03/2022 19:15 PM (GMT+7)

CHIA SẺ

Trong khi kinh tế được cho là đang gặp khó khăn vì nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây, thỏa thuận thương mại khổng lồ với quốc gia Nam Á này có thể giúp Nga kiếm về hàng tỷ USD.

Sự kiện: Căng thẳng Nga - Ukraine, Thời sự thế giới

Thủ tướng Pakistan Imran Khan công bố thỏa thuận thương mại lớn với Nga trên truyền hình (ảnh: Daily Mail)

Daily Mail hôm 2.3 đưa tin, Pakistan là nước đầu tiên công bố thỏa thuận thương mại mới với Moscow giữa xung đột quân sự Nga – Ukraine.

Phát biểu trên sóng truyền hình hôm 1.3, Imran Khan – Thủ tướng Pakistan – cho biết, nước này sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn lúa mì và chọn Nga làm nhà cung cấp khí đốt chính.

Thủ tướng Imran Khan nhấn mạnh, sau cuộc gặp hồi tuần trước với Tổng thống Nga Putin, ông quyết định những lợi ích kinh tế đối với Pakistan là “quan trọng”.

“Tôi đến Nga để thỏa thuận về việc nhập khẩu 2 triệu tấn múa mì. Tôi và Tổng thống Nga Putin cũng đã ký kết cả thỏa thuận về nhập khẩu khí đốt. Nguồn khí đốt của Pakistan đang cạn kiệt”, ông Khan nói.

Theo nhiều chuyên gia, thỏa thuận lớn với Pakistan sẽ giúp Nga thu về hàng tỷ USD trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương nước này bị Mỹ “chặn” khả năng tiếp cận đồng USD.

Hôm 28.2, ông Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế Nga. Theo sắc lệnh, các doanh nghiệp xuất khẩu ở Nga phải bán 80% ngoại tệ có được từ ngày 1.1 và gửi chúng vào tài khoản tại các ngân hàng được cấp phép.

Công dân Nga cũng bị cấm chuyển ngoại tệ vào tài khoản hoặc gửi tiền tại các ngân hàng nước ngoài, đồng thời bị cấm gia hạn các khoản vay nước ngoài bằng tiền mặt kể từ ngày 1.3.

Moscow cũng áp đặt lệnh cấm tạm thời việc các nhà đầu tư nước ngoài bán tài sản của họ ở Nga, sau khi các đối tác phương Tây quan trọng như tập đoàn năng lượng BP và Shell công bố kế hoạch thoái vốn khỏi nước này.

Hôm 1.3, ông Putin cũng ký thêm một sắc lệnh về việc cấm công dân Nga xuất cảnh với từ 10.000 USD trở lên, theo TASS.

“Sắc lệnh trên nhằm đảm bảo ổn định tài chính của Nga”, Điện Kremlin cho hay.

Tuy nhiên, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế, Mỹ và nhiều nước châu Âu vẫn đang trả cho Nga hơn 1 tỷ USD/ngày để mua dầu và khí đốt, theo Daily Mail. Một số chuyên gia cho rằng, giao tranh ở Ukraine khiến Nga mất 15 tỷ USD/ngày.

1 Likes

Cuộc đua săn quỹ đất sát trung tâm TPHCM

Sài Gòn Đầu Tư | 8 phút

Chia sẻĐăng lạiBình luận

Nhiều ông lớn nhanh chóng chuyển hướng sang các quỹ đất tại Đô thị vệ tinh hay vùng ven - Ảnh: Người lao động

Nguồn đất lớn ngày càng teo tóp
Báo cáo từ nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường gần đây cho thấy, quỹ đất tại các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội ngày càng khan hiếm, đặc biệt là các khu vực lõi trung tâm. Nhiều chủ đầu tư nhanh chóng nắm bắt xu hướng, chuyển sang các đô thị vệ tinh hay nhiều tỉnh vùng ven, lân cận được cho là điểm đến đầy tiềm năng.
Ở vị trí “sát sườn” khu vực lõi trung tâm, TP Thủ Đức là đích ngắm của nhiều “ông lớn” BĐS. Hoặc khu vực phía Tây và Nam thành phố, vị trí cách quận 1, quận 3 từ 10-15km cũng được nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước sở hữu. Ra xa hơn, các tỉnh vùng ven như Đồng Nai hay Bình Dương, Long An… một vài chủ đầu tư nhanh chóng đón sóng chiếm lĩnh.
Tuy nhiên, chỉ có những chủ đầu tư đủ tiềm lực mới có khả năng sở hữu quỹ đất lớn, “thay áo mới” cho quỹ đất đó để tạo nên các chuỗi sản phẩm đa dạng, hệ sinh thái hiện đại, hợp xu hướng mua nhà của người dân.
Sau đại dịch, người dân quan tâm nhiều hơn tới không gian sống, mảng xanh, yếu tố sức khỏe, hưởng thụ. Từ đó, nhiều gia đình quyết định “ly tâm” khỏi khu vực trung tâm chật hẹp, tìm kiếm không gian sống tại các đô thị vệ tinh. Điều này đã khiến lực cầu tại các dự án vùng trung tâm mới tăng rõ rệt.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Tư vấn và giao dịch CBRE Việt Nam cho biết: do nguồn cung ít ỏi, chênh lệch cung cầu ở mức cao nên những dự án mới ra mắt đều đã chào bán thành công từ 80-90%, có dự án 100% rổ hàng hết sạch.
Đất nền nhỏ lẻ “hụt hơi” trước dự án lớn
Trước sự nhanh nhạy, bắt trúng “khẩu vị” và xu hướng của nhà đầu tư lẫn người ở, không khó hiểu khi thanh khoản phân khúc căn hộ luôn vượt trội hơn so với các dự án phân lô bán nền.
Đơn cử như tại TP Thủ Đức, các chủ đầu tư lớn phát triển nhiều mô hình nhà ở từ căn hộ, nhà phố, biệt thự liền kề trong một quần thể được quy hoạch khoa học, bài bản, đảm bảo chất lượng sống vượt trội. Người mua nhà chỉ cần “xách valy” vào ở, hệ sinh thái đầy đủ từ mua sắm, học tập, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ vui chơi, giải trí… đã được chủ đầu tư “dọn sẵn”. Đặc biệt nhiều dự án dành tới gần 80% diện tích cho mảng xanh, hệ thống tiện ích đẳng cấp càng hấp dẫn khách mua.
Giám đốc một sàn giao dịch tại TP Thủ Đức đánh giá, những dự án có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, cư dân đông đúc, sản phẩm có tiếng tăm có thể đem tới khả năng sinh lời, thanh khoản tốt, đem đến lợi nhuận từ 15-30%/năm.

Đất nền với quy mô nhỏ lẻ “hụt hơi” trước cá dự án lớn

Trong khi đó, các dự án đất nền do tính chất nhỏ, lẻ nên khó cạnh tranh sức mua với các sản phẩm trong mô hình đô thị. Hạ tầng tiện ích, hệ sinh thái thiếu đồng bộ, bất tiện cũng phần nào khiến nhà đầu tư băn khoăn. Ngoài ra, sức ép từ nguồn cung quỹ đất ngày càng cạn, khiến cho đất nền có vị trí tốt ngày càng hiếm.
Mặt khác, bên cạnh những khu đô thị sầm uất nhộn nhịp cư dân thì cũng có không ít những khu đô thị “ma” không người ở khiến đất nền trở thành thị trường ảo, làm đau đầu khách hàng và các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa quy hoạch xây dựng và thị trường đầu ra, khi vị trí, giá trị tiện ích BĐS không đáp ứng được nhu cầu thực sự muốn ở của cư dân hoặc chủ đầu tư không đủ tiềm lực kinh tế khiến đất nền có chủ sở hữu từ lâu nhưng dự án chỉ là công trình thô hoặc chưa đi vào xây dựng.
Do đó, chuyên gia nhận định, trong bối cảnh phân khúc đất nền thiếu tính ổn định, những dự án căn hộ của các chủ đầu tư uy tín, có quy hoạch rõ ràng, tiện ích đầy đủ sẽ trở thành sản phẩm được “chọn mặt gửi vàng”

1 Likes

Quy hoạch tổng thể quốc gia - cơ hội sắp xếp lại không gian phát triển

Sài Gòn Đầu Tư | 17 phút

Chia sẻĐăng lạiBình luận

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định: “Xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ hội bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển của quốc gia để đạt mục tiêu, khát vọng mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao."

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và tham vấn về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức sáng 2/3, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng một trong những quan điểm quan trọng về phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước khi lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 là phát triển quốc gia như một thể thống nhất, không bị chia cắt, không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính, các nguồn lực đất nước được huy động và sử dụng một cách hiệu quả nhất vì lợi ích quốc gia.

Kiến tạo một mô hình phân bổ không gian

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mục tiêu tổng quát của xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia là kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành được các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đây là lần đầu tiên Quy hoạch tổng thể quốc gia được triển khai lập ở Việt Nam.

Theo Luật Quy hoạch (2017), Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, mang tính chiến lược theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, quá trình lập Quy hoạch tổng thể quốc gia cần thiết được cấp thẩm quyền cho ý kiến và thông qua những định hướng lớn như quan điểm, mục tiêu, khung định hướng tổ chức lãnh thổ quốc gia, các định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, các vùng… trước khi triển khai các bước tiếp theo của quy trình lập Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Với mục tiêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Báo cáo định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng cho rằng quy hoạch tổng thể quốc gia là nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, mang tầm chiến lược, dài hạn; đòi hỏi sự tham gia, vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia, các nhà khoa học.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện nay, trong khi các nguồn lực dành cho phát triển có hạn, trong một giai đoạn nhất định cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để các lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo các vùng khác cùng phát triển. Trong định hướng tổ chức lãnh thổ quốc gia, dự kiến tập trung hình thành và phát triển các hành lang kinh tế và vùng động lực.

Về phát triển các hành lang kinh tế, Chính phủ tập trung hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc-Nam và các hành lang kinh tế Đông-Tây. Dự kiến có 2 hành lang Bắc-Nam: Hành lang phía Đông gắn với đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông và Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau và Hành lang phía Tây gắn với đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây từ Cao Bằng đến Kiên Giang-Cà Mau.

Trong giai đoạn đến năm 2030, ưu tiên phát triển Hành lang kinh tế phía Đông và phát triển dải ven biển.

Hiện nay, cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm với quy mô khá lớn, gồm 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do quy mô các vùng kinh tế trọng điểm quá lớn, chưa có cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội nên chưa thực sự trở thành các vùng động lực, nhiều địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm có trình độ phát triển dưới hoặc tương đương mức trung bình cả nước.

Trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, lựa chọn một số địa bàn có vị trí thuận lợi nhất, có sân bay quốc tế cửa ngõ và cảng biển cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển, có tiềm lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao để hình thành các vùng động lực của quốc gia.

Cần các giải pháp đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng sau khi xác định các hành lang kinh tế ưu tiên, các vùng động lực, Chính phủ cần bố trí không gian phát triển các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mạng lưới kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, phát triển các vùng gắn với các hành lang kinh tế và hình thành, phát triển các vùng động lực. Dự kiến Quy hoạch tổng thể quốc gia được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2022.

Để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Văn phòng Chính phủ tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương: tập trung, khẩn trương tổ chức lập các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thuộc thẩm quyền được phân công trên cơ sở bám sát lộ trình, tiến độ và kế hoạch đã đề xuất và thống nhất; đồng thời cam kết thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, chất lượng quy hoạch.

Cùng với đó, khẩn trương ban hành Báo cáo định hướng các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng hoặc cung cấp Hồ sơ dự thảo quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng thuộc thẩm quyền được phân công, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải trên Cổng thông tin quy hoạch để các địa phương nghiên cứu, tham khảo trong quá trình lập quy hoạch tỉnh.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp những nội dung quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch còn chồng chéo, chưa thống nhất để đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh; đồng thời, xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực thi các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022); các nội dung liên quan đến việc cho ý kiến về phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai để giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.

Ngoài ra, các địa phương cần tập trung, ưu tiên nguồn lực và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan liên quan để sớm trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch; khẩn trương cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch đã phê duyệt, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đưa vào Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.

“Đây là nhưng nội dung cốt lõi, nếu được giải quyết sẽ là điều kiện để đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, bảo đảm chất lượng và tiến độ đề ra," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

1 Likes

Họ dầu khí có con PVM là ngon nhất: Lợi nhuận tăng trưởng 8 năm liên tiếp. Từ sau khi nhà nước thoái vốn, công ty đã đẩy mạnh việc cải thiện quản trị, tinh gọn bộ máy, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra PVM nổi tiếng nắm giữ nhiều đất vàng, ví dụ như lô đất 1827 m2 ở số 8 Tràng Thi (Quận Hoàn Kiếm), lô đất 23600 m2 ở đường Đào Cam Mộc (Đông Anh)…
Lợi nhuận tăng trưởng 8 năm liên tiếp, PVM chốt danh sách để họp ĐHCĐ

Cụ này đi đâu cũng gặp :smiley:

1 Likes

Dầu khí tôi cảm giác vẫn đang chân sóng. Hiện tại đang quy tụ dòng tiền, Hiện các mã dầu khí vốn hóa lớn cònn đang dao động quanh nền giá để cho các thanh niên trẻ xung phong lên trước. Nên sóng dầu khí xác định sẽ còn rất dài

1 Likes

Trong ae nhà họ P, t thấy PVS là đã chạm đỉnh mọi thời đại hôm nay rồi (trừ Gas), Còn lại là chưa!

PVS mạnh, Cũng sạch sẽ.
Đáng lẽ dòng P có PLX là hưởng lợi trực tiếp sẽ chạy nhưng tích lũy khi sóng tăng như này sau cũng sẽ tăng khủng. Ai đầu tư có thể xem xét

3 Likes

Cụ @hpkt85 ôm PVS, PVD nhỷ. TK mỗi ngày vẫn túc tắc tăng tốt :smiley:

2 Likes

Bác Haophu bảo khi giá dầu $125 thì PVS 120 cơ mà bác ơi

1 Likes

Mình có ít PVS, PVD và PVB bác ơi

PVB đợt này yếu hơn PVC …phải chi mua luôn cho đủ bộ tứ luôn …hihi

PLX ngon mà bác rồi cũng up mạnh hết cả dòng thôi
Tiền từ bank , blue của các đội nhóm sẽ chảy vào dòng P bác ơi

1 Likes

P là quy tụ dòng tiền, Em cũng ôm PVD và PLX, bỏ quên mấy con bé mà nó phi còn ác hơn :smiley:

2 Likes