Dầu khí năm 2024-nhân tố tiềm năng

, ,

Dầu khí 2024 - Năm của những câu chuyện

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian tới.
1. Triển vọng giá dầu quanh mức 80 USD/thùng

Biến số địa chính trị chi phối giá dầu: Kể từ sau đại dịch, sự bất ổn trên thị trường năng lượng đã tăng lên đáng kể bởi các cuộc xung đột địa chính trị. Đặc biệt là dòng chảy năng lượng trên toàn cầu đã được định hình lại hoàn toàn do sự kiện sự xung đột của Nga – Ukraine. Việc này đã biến khu vực Biển Đỏ thành tuyến đường vận chuyển quan trọng khi lưu lượng dầu qua khu vực này tăng mạnh. Theo Clarkson, có đến 12% sản phẩm dầu và 8% dầu thô đi qua Biển Đỏ, và tỷ lệ này lên đến 20% đối với các tàu Suezmax và nhỏ hơn. Vì vậy, các điểm nóng xung đột gia tăng tại khu vực này có thể gây ra những biến động về giá dầu và bất ổn nguồn cung trong ngắn hạn.
Sản lượng khai thác dầu của Mỹ cao kỷ lục: Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA, nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới cho thấy sản lượng dầu thô và condensate đạt mức cao kỷ lục 13.2 triệu thùng/ngày (+8% CK) trong T9/2023. Điều này đã gây áp lực giảm giá dầu Brent xuống 75 USD/thùng vào đầu T12/2023. Nguồn sản lượng bổ sung phá kỷ lục này đã làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng từ việc cắt giảm sản lượng nhằm duy trì mức giá cao của OPEC+, đặc biệt là của các nước chủ chốt như Ả Rập Saudi và Nga. Nguồn cung dồi dào chưa có dấu hiệu dừng lại có thể làm giảm đi những lo ngại về tình trạng thiếu hụt ngắn hạn.
Kỳ vọng giá dầu quanh mức 80 USD/thùng: Với các yếu tố nêu trên, chúng tôi cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục neo ở mức 80 USD/thùng trong phần lớn thời gian của năm 2024 (-2.8% CK). Tuy nhiên, các sự kiện “thiên nga đen” vẫn luôn chực chờ và điều đó có thể tạo nên những cú sốc tiềm tàng về giá dầu. Những sự kiện như vậy có thể khiến giá vượt qua mức dự phóng của chúng tôi như đã từng xảy gần nhất trong Q3/2023.


2.Nhu cầu LNG đang gia tăng
thị trường điện gió được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tăng trưởng ít nhất 150% trong thập niên tới và thị trường năng lượng mặt trời tăng ít nhất 200%, điều này không có nghĩa là nhu cầu về dầu và khí đốt giảm so với cùng kỳ. Do việc ngừng sản xuất lượng than đáng kể của các nước vì vấn đề môi trường, nhu cầu khí đốt tự nhiên có khả năng tăng khoảng 4% mỗi năm trong thập niên tới, để giúp lấp đầy khoảng trống của mảng nhiệt điện than.
Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng LNG trong những năm gần đây sẽ thúc đẩy nhu cầu lớn về nguồn nhiên liệu này trong thời gian tới. Theo Statista, nhu cầu LNG năm 2024 và 2025 dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng. Tổng nhu cầu dự kiến đạt gần 450 triệu tấn, trong đó khoảng 326 triệu tấn từ thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
Dự báo nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn thế giới đến năm 2025

3. Giá dầu sẽ đi ngang trong năm 2024
Theo báo cáo triển vọng ngắn hạn về giá dầu thô (STEO) năm 2024 và năm 2025 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 82 USD/ thùng trong năm 2024 và giảm về mức 79 USD/ thùng vào năm 2025. EIA dự báo giá dầu Brent có nhiều khả năng giảm hơn, chủ yếu vì sản lượng dầu mỏ toàn cầu có nhiều khả năng sẽ tăng so với dự báo.

4. Tình hình ngành dầu khí trong nước

Phát triển điện khí từ cả nguồn khí trong nước và LNG là mục tiêu quan trọng theo quy hoạch điện VIII. Nhiệt điện khí là giải pháp thay thế cho các nhà máy nhiệt điện than đang chiếm tỷ lệ khá cao ở nước ta và giúp ngành điện phát triển xanh hơn, nhằm đảm bảo thực hiện cam kết của nước ta tại hội nghị COP26.

Bên cạnh đó, phát triển điện khí LNG góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định cho cả hệ thống khi tỷ trọng nguồn điện năng lượng tái tạo đang tăng cao trong cơ cấu nguồn. Theo quy hoạch điện VIII, nguồn điện khí sẽ chiếm 25% tổng công suất vào năm 2030. Trong đó, điện khí LNG là phân khúc đầy hứa hẹn, chiếm 15% tổng công suất.

Các dự án dầu khí, khí - điện quan trọng ở Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2030


Xét theo các dự án dầu khí, khí - điện quan trọng trong giai đoạn 2023 - 2030 thì Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS) là cổ phiếu hưởng lợi nhiều nhất trong ngành cùng với Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) và Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE: PVD).
Quá trình chuyển đổi năng lượng LNG sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho thị trường năng lượng Việt Nam, cũng như bù đắp sự cạn kiệt nguồn khí đốt tự nhiên trong nước

Những cổ phiếu tiềm năng: PVD, PVS, PVT

2 Likes

BSR ĐÃ NỔ BÁO HIỆU CHO SÓNG CUỐI-SÓNG DẦU KHÍ?

Vĩ mô và định giá chứng khoán

Giá dầu thô đã tăng lên trên 79 USD vào phiên cuối tuần 16/2 do căng thẳng leo thang ở biên giới Israel và Labanon, một lần nữa làm giấy lên lo ngại rằng cuộc chiến tại dải Gaza có thể lan rộng ra các nơi khác ở Trung Đông. Việc giá dầu tiếp tục hồi phục tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu dầu khí: BSR, PVD, PVS.
Một lưu ý quan trọng: Đường MACD tháng của VNINDEX đã cắt lên lần thứ 3, đây là tín hiệu về xu hướng lớn của thị trường báo hiệu xu thế tăng dài hạn của chỉ số. Với định giá của LCTV, VNINDEX có giá trị hợp lý ở thời điểm hiện tại là 1573 với ngưỡng mua an toàn là dưới 1258.

Dự báo trong tuần 19/2-23/2/2024, VNINDEX sẽ đi quanh mốc 1205-1215, các nhóm bank + ck + bđs đi ngang trong biên hẹp 1-2% trong tuần. Một số cp đáng chú ý là BSR với giá đang ở khu vực hợp lý , ngang giá sổ sách.

1 Likes

BSR hnay dòng tiền vào ổn áp thật

1 Likes