Động lực tăng trưởng từ Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4”
Luận điểm đầu tư
- POW hiện đang đứng thứ 2 về cung ứng điện tại nước ta sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, hiện POW đang quản lý và vận hành 7 nhà máy điện (NMĐ) với tổng công suất lắp đặt là 4.205 MW, gồm điện khí, than và thủy điện.
- Lũy kế 6 tháng năm 2023, doanh thu thuần của POW đạt trên 15.854 tỷ đồng (+9% svck) & LNST đạt 660,3 tỷ đồng (-42% svck). KQKD có sự đi lùi do: 1) Các nhà máy thủy điện của POW đều sụt giảm sản lượng do lưu lượng nước về hồ thấp; 2) Giá vốn trong kỳ tăng cao do giá nhiên liệu tăng; 3) Trong Q2/2022, POW có ghi nhận doanh thu chênh lệch tỷ giá của Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Vũng Áng 6 tháng cuối năm 2018 trong khi Q2/2023 không có khoản tương tự.
- Năm 2023, POW đề ra kế hoạch sản lượng điện là 15.590 triệu kWh (+9,8% svck), tổng doanh thu là 30.332 tỷ đồng (+5,4% svck), LNST dự kiến đạt 1.118 tỷ đồng (-56,2% svck). Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, POW đã hoàn thành 52,3% kế hoạch doanh thu và 59,1% kế hoạch LNST năm 2023.
- Cơ cấu tài chính an toàn với lượng tiền nhiều và đòn bẩy tài chính thấp.
- Nhiệt điện sẽ là “bệ đỡ” trong ngắn hạn trong khi thủy điện gặp khó khăn do El Nino gây ra. Bên cạnh đó, giá đầu vào (than, khí) hạ nhiệt cũng là một yếu tố tích cực. Tuy nhiên, kế hoạch thực hiện sửa chữa định kỳ các NMĐ của POW năm 2023 có thể ảnh hưởng tới sản lượng điện cung ứng.
- Triển vọng dài hạn lạc quan – động lực đến từ NMĐ khí Nhơn Trạch 3 & 4: (1) Hưởng lợi từ Quy hoạch điện VIII: Theo QH điện VIII, điện khí sẽ được nâng tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Đến năm 2030, tỷ trọng điện khí sẽ được nâng lên 26% so với mức 9% của năm 2022. (2) Động lực tăng trưởng đến từ Dự án NMĐ khí Nhơn Trạch 3 & 4. Ngoài 4 NMĐ khí đang vận hành với tổng công suất 2.700 MW, POW đang tiếp tục đầu tư thêm 02 NMĐ khí là NT3&4 với tổng công suất 1.500MW với tổng vốn đầu tư là gần 32.487 tỷ đồng (trong đó VCSH/vốn vay là 25%/75%). Theo dự kiến, NT3 sẽ vận hành thương mại vào 11/2024 và NT4 vận hành vào 05/2025. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tiến độ dự án có thể chậm hơn so với kế hoạch do ảnh hưởng của thị trường nguyên, nhiên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, POW còn tham gia Dự án NMĐ khí LNG Quảng Ninh với tỷ lệ 30%. Dự án này có công suất đạt 1.500 MW và tổng vốn đầu tư là 47.480 tỷ đồng, trong đó VCSH/vốn vay là 15%/85%. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào Q3/2027.
- Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2023F và 2024F của của POW dự kiến đạt 29.780 tỷ đồng (+5,5% svck) & 32.096 tỷ đồng (+7,8% svck). LNST của cổ đông Công ty mẹ 2023F và 2024F dự kiến đạt 1.051 tỷ đồng (-49% svck) & 1.668 tỷ đồng (+58,7% svck).
- EPS 2023F & 2024F dự kiến đạt 344 đồng/cp & 607 đồng/cp, BVPS 2023F & 2024F dự kiến đạt 13.470 đồng/cp & 14.172 đồng/cp, tương ứng 2023F P/E và P/B đạt 33,5 lần & 0,85 lần tại mức giá giao dịch hiện tại, trong khi đó 2024F P/E và P/B đạt 18,9 lần & 0,81 lần.
- Giá mục tiêu chúng tôi đưa ra là 13.750 đồng/cp, tương ứng tiềm năng tăng giá +20,1% so với giá hiện tại. Do đó, chúng tôi giữ quan điểm MUA đối với cổ phiếu POW.
- Rủi ro: (1) Giá đầu vào (than, khí tự nhiên, LNG…) có thể biến động tăng mạnh hơn so với dự phóng của chúng tôi, từ đó làm giảm tính cạnh tranh và ảnh hưởng tới HĐ SXKD của các NMĐ. (2) Sản lượng điện có thể thấp hơn dự phóng của chúng tôi, từ đó làm giảm doanh thu, lợi nhuận so với dự phóng của chúng tôi.
- Cơ hội: Sản lượng điện có thể cải thiện hơn & giá đầu vào cũng giảm mạnh hơn mức dự báo của chúng tôi, điều này sẽ làm tăng doanh thu, lợi nhuận so với dự phóng chúng tôi đưa ra.
Nguồn ABS
1 Likes
từ phiên 4/10 khi PVD dc mở margin là đã tăng gần 20%
Giá dầu duy trì đà tăng
- Dầu WTI và dầu Brent có tuần tăng thứ hai liên tiếp. Diễn biến ở khu vực Trung Đông là trọng tâm chú ý của thị trường trong giai đoạn hiện tại, căng thẳng có phần dịu đi trong ngày giao giao dịch cuối tuần. Yếu tố khác nâng đỡ cho giá dầu là kỳ vọng nguồn cung hạn chế trong Q4 khi 2 nhà sản xuất hàng đầu Saudi Arabi và Nga gia hạn cắt giảm sản lượng đến cuối năm.
- Dầu Brent kết phiên thứ Sáu ở ngưỡng 92,3$/thùng, tăng 1,56% so với tuần trước. Như vậy, dầu Brent đã không thể vượt qua vùng 93 để tiếp tục tăng trưởng. Chỉ báo RSI vận động trung tính nhưng sức mạnh có phần hạ nhiệt cho đánh giá dầu Brent sẽ quay lại kiểm định vùng 89 - 90 ở các phiên tới.
Cập nhật BSR của VND research:
Điều kiện kinh doanh thuận lợi nhờ môi trường giá dầu ở mức cao- Báo cáo ngắn
- Chúng tôi tham dự cuộc gặp mặt Chuyên viên phân tích của BSR vào ngày 19/10 và ghi nhận một số điểm nổi bật ở dưới đây Chúng tôi nhận thấy ít có áp lực thay đổi đối với giá mục tiêu hiện tại là 23.400 đồng dù cần thêm những đánh giá chi tiết khi có KQKD chính thức.
LN Q3/23 tăng mạnh nhờ crack spread dầu thành phẩm tăng cao
- BSR ước tính doanh thu Q3/23 giảm nhẹ 3,0% svck xuống còn 38.365 tỷ đồng (1.564tr USD) do tác động trái chiều của giá dầu thô giảm (dầu Brent: -12% svck) và sản lượng tiêu thụ tăng (+1,5% svck). Trong Q3/23, BSR đã nâng công suất vận hành lên ~115% – mức cao nhất trong lịch sử. Ước tính LN ròng Q3/23 tăng 5,7 lần svck (và 2 lần sv. quý trước) lên 2.719 tỷ đồng nhờ crack spread sản phẩm lọc dầu cải thiện, đặc biệt là crack spread diesel. Chúng tôi lưu ý rằng KQKD này được ước tính vào thời điểm cuối tháng 9. LN thực tế trong Q3/23 có thể tốt hơn nhờ đà tăng của crack spread vào những ngày cuối tháng 9.
- Đối với triển vọng trong Q4/ 23 và xa hơn, BLĐ BSR tin rằng crack spread sẽ có xu hướng giảm từ mức cao của Q3/23, nhưng sẽ vẫn ở neo mức cao do nguồn cung toàn cầu thắt chặt và căng thẳng địa chính trị diễn biến khó lường tại Trung Đông. Ngoài ra, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tạm thời ngừng hoạt động trong khoảng 50 ngày để tiến hành bảo dưỡng định kỳ, dự kiến vào cuối Q1/24.
Sản lượng tiêu thụ công bố thường sẽ tốt hơn trong quý 2 và quý 4
- Chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa khối lượng sản xuất và tiêu thụ trong Q3/23 (bảng bên dưới). Theo BLĐ, sản lượng sản xuất gần như sẽ được tiêu thụ hết trong cùng kỳ và phần chênh lệch số liệu công bố chủ yếu là do phương pháp hạch toán kế toán, trong đó một phần sản lượng tiêu thụ vào thời điểm cuối quý 1 và quý 3 sẽ được ghi nhận vào KQKD quý 2 và quý 4.
Tiến trình niêm yết cổ phiếu lên HOSE vẫn đang chờ hướng giải quyết
- BLĐ đã cũng cấp một số thông tin cập nhật về quá trình chuyển niêm yết cổ phiếu lên HOSE. Dù nhận được sự ủng hộ của HOSE nhưng quá trình vẫn gặp vướng mắc do thiếu hướng dẫn cụ thể về tiêu chí liên quan đến các khoản nợ quá hạn của BSR-BF – công ty con của BSR. Công ty vẫn đang chờ cuộc họp với Ủy ban Chứng khoán để xin thêm hướng dẫn cũng như giải pháp tháo gỡ nút thắt này. Như vậy, kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE vào cuối năm nãy có thể bị lỡ hẹn dù công ty đang cố gắng hết sức để có thể chuyển niêm yết trong thời gian sớm nhất.
Chuyển dịch sang hóa dầu là định hướng kinh doanh trong dài hạn
- BSR hiện đang lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) cho dự án nâng cấp và mở rộng (NCMR). Công ty sẽ cung cấp thêm thông tin cập nhật vào cuối năm nay. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, công suất nhà máy lọc dầu sẽ được nâng thêm 17% lên 7,6 triệu tấn/năm (tương đương 171.000 thùng/ngày) và các sản phẩm xăng, dầu diesel sẽ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro-V. Nhà máy lọc dầu mới cũng sẽ giúp nâng tỷ trọng các sản phẩm lọc dầu có giá trị cao (LPG, JetA1) và các sản phẩm hóa dầu của BSR. BLĐ chia sẻ thêm rằng việc chuyển dịch sang hóa dầu là định hướng phát triển trong dài hạn của công ty và BSR đang nghiên cứu các phương án để đầu tư nâng cấp năng lực hóa dầu sau khi dự án mở rộng đã đi vào hoạt động ổn định.
1 Likes
Cập nhật PVS của VDSC:
Mảng M&C tăng trưởng mạnh hơn sẽ thúc đẩy LNST năm 2024 – Cập nhật
- Chúng tôi tăng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) thêm 6,4% lên 43.500 đồng/cổ phiếu nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN. Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi đến từ dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giai đoạn 2023-2027 cao hơn 1% (thay đổi tương ứng -4%/+4%/+1% cho năm 2023/2024/2025) và tác động tích cực của việc chúng tôi cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2024.
- Chúng tôi tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giai đoạn 2023-2027 thêm 1% vì 1) chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận năm 2024 từ các liên doanh FSO/FPSO thêm 53% lên 838 tỷ đồng (65% LNST sau lợi ích CĐTS của PVS) do PVS gia hạn hợp đồng đối với FPSO Ruby II thêm 1 năm với giá thuê ngày là 92.500 USD và 2) chúng tôi đưa hợp đồng đường ống dẫn khí của mỏ Lạc Đà Vàng trị giá 73 triệu USD và hợp đồng Fengmiao (Đài Loan) trị giá 100 triệu USD (hợp đồng điện gió ngoài khơi thứ tư) vào dự báo, gần như bù đắp giá trị hợp đồng thấp hơn của hợp đồng M&C đầu tiên thuộc dự án Lô B (điều chỉnh giảm từ 600 triệu USD xuống 400 triệu USD).
- Chúng tôi giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 4% xuống còn 925 tỷ đồng (+5% YoY) do trì hoãn ghi nhận một phần doanh thu của dự án Gallaf – Giai đoạn 3 (Qatar) từ năm 2023 sang năm 2024, lấn áp ước tính lợi nhuận cao hơn từ các liên doanh FSO/FPSO.
- Chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 sẽ tăng 31% YoY chủ yếu do chúng tôi dự báo doanh thu M&C sẽ tăng gấp đôi so với cùng kỳ đạt 16 nghìn tỷ đồng, nhờ vào sự phục hồi của các hoạt động thăm dò & khai thác (E&P) trong nước cũng như đóng góp từ các dự án điện gió ngoài khơi mới.
- Dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) cho EPS giai đoạn 2022-2025 đạt 21% của chúng tôi được hỗ trợ bởi dự báo backlog M&C giai đoạn 2023-2027 đạt 5,5 tỷ USD của chúng tôi và lợi nhuận ổn định từ các liên doanh FSO/FPSO ở mức ~500 tỷ đồng/năm.
- Định giá của PVS có vẻ hấp dẫn ở mức P/E năm 2024 là 17,4 lần và PEG 3 năm tương ứng là 0,8. Yếu tố hỗ trợ: Lợi nhuận từ các liên doanh FSO/FPSO trong giai đoạn 2025-2027 cao hơn dự kiến và đóng góp lợi nhuận từ dự án điện gió ngoài khơi vốn đầu tư 5 tỷ USD để xuất khẩu điện sang Singapore.
- Rủi ro: Biên lợi nhuận của mảng M&C năm 2024 thấp hơn dự kiến và dự án Lô B bị trì hoãn.