Đâu sẽ là điểm đảo chiều?

Như vậy tối qua, cuối cùng Fed đã giảm lãi suất 0.5% sau bao lâu chờ đợi của TT. Đánh dấu cộc mốc chống lạm phát 2 năm qua đã thành công và chính thức đảo chiều chính sách tiền tệ.

Vấn đề sắp tới TT quan tâm là đã Hạ cánh mềm hay không? Tức chống lạm phát thành công nhưng không làm suy thoái kinh tế? Việc hạ 0.5% ngay từ lần đầu thay vì 0.25% cũng đặt ra câu hỏi cho nhiều người liệu kinh tế có xấu đi nhiều hay không. Nhiều người lo ngại kinh tế suy thoái, tuy vậy chưa có quá nhiều cơ sở lập luận cho lo ngại này. Khả năng kinh tế sẽ chững lại đôi chút, chứ cá nhân mình nghĩ là chưa phải suy thoái.

Theo dữ liệu thống kê, cứ sau mỗi lần bắt đầu giảm lãi suất lần đầu, TTCK Mỹ thường có 1 nhịp giảm tương đối mạnh trước khi chính thức bước vào 1 chu kỳ tăng mới dài hạn. Lý giải việc này có 2 lý do chính, 1 là thường chỉ số CK đã tăng trước đó phản ánh kỳ vọng giảm lãi suất, nên khi tin ta là giá đã phản ánh tăng trước đó nên cần nhịp điều chỉnh cân bằng lại, 2 là lo ngại kinh tế đình truệ sau 2 năm dài nâng và duy trì lãi suất cao, cần thời gian phục hồi.

Tuy vậy, dù có giảm đi chăng nữa, thì cũng là giảm để lấy đà cho chu kỳ mới với chính sách nới lỏng tiền tệ. Trong trung dài hạn các năm sau, lãi suất giảm là tiền đề kích thích tín dụng, tăng cung tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, việc đảo chiều chính sách này là tốt cho góc nhìn đầu tư trung dài hạn, không chỉ ở Mỹ, mà còn tác động sâu rộng đến thế giới, trong đó có Việt Nam.

Quay trở lại TTCK Việt Nam. Bản chất TT vận hành theo quy luật cung cầu, tiền và hàng. Nếu tiền tăng nhiều hơn hàng thì giá hàng sẽ tăng. Xét từ 2021-2022, dưới tác động xấu của trái phiếu DN và cạn thanh khoản, tiền thu hẹp, đó là giai đoạn xấu của VNI. Nửa đầu năm 2023 với 4 lần giảm lãi suất của NHNN, các CP thay nhau tạo đáy đi lên. Đến tháng 9/2023 là bắt đầu câu chuyện áp lực tỉ giá khi Fed duy trì lãi suất cao đỉnh điểm 5,25-5.5%, TTCKVN trãi qua 1 giai đoạn điều chỉnh mạnh. Đầu năm 2024 có sóng ngân hàng sau đó là hơn 6 tháng sideway khó chịu vô cùng cho đến nay. Ở thời điểm hiện tại, khi Fed chính thức giảm lãi suất lần đầu, TTCKVN có thêm nhiều cơ sở cho chu kỳ tăng trung dài hạn ở quý 4/2024 và các năm sau.

Các cơ sở lập luận hỗ trợ cho VNI trung dài hạn bao gồm:

  • Vấn đề lạm phát hay tỉ giá, sâu xa hơn là lãi suất cao nay đã không còn. NHNN tự tin duy trì một nền lãi suất thấp và thực hiện bơm tiền, mua USD, kích thích tăng trưởng tín dụng lên 15%/năm và thực thi các chính sách nới lỏng tiền tệ khác.

  • Nước Ngoài quay lại mua ròng: 2 năm trước đây khi tỉ giá lên cao, chỉ số DXY > 100, đồng USD mạnh, thì dòng vốn ngoại đã hút ròng rất lớn ở các TT châu Á bao gồm VN. Nhưng nay khi FED giảm lãi suất, tỉ giá hạ nhiệt, có dấu hiệu dòng vốn ngoại quay trở lại mua ròng. Đây sẽ là động lực lớn thúc đẩy TTCKVN đi lên trong giai đoạn tới.

  • Song song đó, là câu chuyện phục hồi của toàn nền kinh tế sau giai đoạn tạo đáy 2023-2024. Lợi nhuận toàn TT sẽ quay lại nhịp tăng trưởng duy trì 15-20% năm. Nhóm Ngân hàng sẽ không còn đơn độc gánh LN, mà các ngành phi tài chính, sản suất… sẽ bắt đầu đóng góp vào LNST toàn VNI. Nội tại các DN niêm yết tốt lên là đóng góp cốt lõi nhất cho tăng trưởng VNI trong chu kỳ mới. EPS toàn thị trường sẽ tăng lên, giá (Price) sẽ tăng.

Cám ơn các bạn đã đọc!!

1 Likes

Fed vừa thực hiện đợt giảm lãi suất đầu tiên kể từ đại dịch COVID-19. FOMC bất ngờ cắt giảm lãi suất 0.5%, đưa phạm vi lãi suất quỹ liên bang xuống từ 4.75-5% để có thể duy trì được sức mạnh của thị trường lao động, trong bối cảnh tăng trưởng vừa phải và lạm phát giảm đáng kể.

Tuy nhiên, chủ tịch Fed Powell đã cảnh báo rằng các nhà đầu tư không nên cho rằng việc cắt giảm lãi suất lớn sẽ tiếp tục do Fed chỉ đang chủ động bình thường hóa chính sách để hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là duy trì sự ổn định của thị trường lao động chứ không phải phản ứng với bất kỳ mối đe dọa tức thời nào của nền kinh tế (Tức vấn đề suy thoái). Ngoài ra, Fed cũng đưa ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất thêm 0.5% vào cuối năm nay. Tiếp đó, sẽ cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm 2025 và 2 lần trong năm 2026.

Phản ứng thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư đã bán tháo ngay cả sau khi Fed bất ngờ hạ lãi suất nhiều hơn kỳ vọng, và hiện đang điều chỉnh vị thế hướng tới các dữ liệu kinh tế tiếp theo và tác động tiềm năng từ cuộc bầu cử Tổng thống. Thị trường lãi suất hiện đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm thêm 0.7% nữa trong 2 cuộc họp còn lại trong năm, phản ánh lập trường cứng rắn hơn nhiều so với các nhà hoạch định chính sách.

2 Likes

Tóm lại FED giảm rồi VNI có sập như thường không bác haha

ngắn hạn vẫn biến động mạnh như thường, trung hạn chắc vẫn ổn bác ạ

1 Likes

sợ tuần sau chỉnh

nay vẫn Long nha ae

CẬP NHẬT: TRUNG QUỐC CÔNG BỐ GÓI KÍCH THÍCH TIỀN TỆ ĐỂ CỨU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Thống đốc NHTW Trung Quốc Phan Công Thắng đã hé lộ chương trình kích thích tiền tệ mạnh tay nhằm vực dậy tăng trưởng của Trung Quốc trong cuộc họp báo sáng nay. Em xin tóm tắt một số nội dung quan trọng:

  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 7% xuống 6.5%, qua đó bơm ra thị trường khoảng 1,000 tỷ Nhân dân tệ thanh khoản. Ông hé lộ trong năm nay sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ này thêm 25-50 bps nữa.
  • Hạ lãi suất reverse repo 7 ngày từ 1.7% xuống 1.5%. Lãi suất cho các ngân hàng thương mại vay có thể giảm 0.3 đpt.
  • Biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản: giảm lãi suất tham chiếu cho vay từ 0.2-0.25 đpt, giảm tỷ lệ trả trước tối thiểu từ 25% xuống 15%.
  • Với TTCK, NHTW sẽ hỗ trợ khoảng 800 tỷ NDT thanh khoản.

Thông tin từ Trung Quốc đang tác động lớn tới thị trường châu Á trong phiên giao dịch hôm nay. Theo nhận định của một số tổ chức lớn, Trung Quốc đang chịu áp lực lớn với mục tiêu tăng trưởng 5% và áp lực giảm phát khiến họ phải thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh tay, và các biện pháp được công bố trên có thể hỗ trợ tăng trưởng GDP cả năm nay thêm 0.2 đpt nữa.

3 Likes

Các dòng thay phiên nhau đánh lên rồi, chắc là thị trường lại tươi sáng, nắng ấm về muôn nhà

1 Likes

Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, vào hôm 18/9, theo giờ địa phương Fed quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid.

Mức hạ lãi suất tương đối mạnh tay – 0.5% đưa lãi suất tiêu chuẩn về dao động trong khoảng 4,75% – 5%.

Chúng ta sẽ cùng phân tích tác động của sự kiện quan trọng bậc nhất năm 2024 này…

Tác động của FED cắt giảm lãi suất

#1: Báo hiệu lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ bắt đầu

Quyết định cắt giảm 0.5% được Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đưa ra trong bối cảnh cả thị trường lao động và lạm phát đều đang hạ nhiệt, báo hiệu lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ đang bắt đầu…

Tăng trưởng GDP của Mỹ đạt đỉnh vào Q3 – 2023 và xuống mức thấp nhất nhiều năm vào Q1 – 2024, nguồn: Tradingeconomics

Biểu đồ diễn biến lãi suất liên ngân hàng của Mỹ , Nguồn: Biểu đồ kỹ thuật – Simplize

Ngoài động thái cắt giảm vừa được thực hiện, quan điểm của các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cũng cho thấy, FED có thể:

  • Cắt giảm lãi suất thêm 0,5 điểm % trong cuộc họp còn lại của năm 2024
  • Giảm 1,0 điểm % vào năm 2025
  • Giảm 0,5 điểm % vào năm 2026

Theo đó, các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng lãi suất chuẩn kết thúc năm 2025 ở mức từ 3,25% – 3,5%. Đến cuối năm 2026 lãi suất có thể thấp hơn 3% một chút.

#2 Thúc đẩy nhu cầu

Lãi suất tham chiếu của Fed áp dụng cho các khoản vay qua đêm liên ngân hàng. Đây không phải mức lãi người tiêu dùng và doanh nghiệp phải trả, nhưng động thái của Fed ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và tiết kiệm.

Khi lãi suất thấp, chi phí đi vay rẻ hơn. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án mới hoặc tuyển thêm nhân viên khi tiền lãi giảm đi. Tương tự, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn do gửi tiết kiệm kém hấp dẫn.

Dù vậy, các nhà kinh tế học cho rằng phải mất ít nhất là một năm, tác động từ việc điều chỉnh này mới rõ rệt trong nền kinh tế. Điều này lý giải vì sao lãi suất tại Mỹ tăng từ đầu 2022, nhưng một năm sau lạm phát mới bắt đầu hạ nhiệt.

#3: Tác động tích cực cho thị trường hàng hóa

Giá vàng đạt mức cao kỷ lục trong tuần này khi nhà đầu tư kỳ vọng kim loại quý được hưởng lợi nhờ động thái giảm lãi suất dự kiến của Fed.

Nhà đầu tư cũng tăng mua vàng trong những thời điểm kinh tế bất ổn và thị trường tài chính căng thẳng.

Dầu thô và các hàng hóa khác, thường được định giá bằng đô la, dự kiến hưởng lợi khi Fed hạ lãi suất. Chi phí vay đô la thấp hơn có thể kích thích tăng trưởng kinh tế và tăng nhu cầu hàng hóa.

“Con dao 2 lưỡi” đối với Việt Nam

Vậy với thị trường Việt Nam, tác động từ việc hạ lãi suất của FED như thế nào?

Trong báo cáo mới nhất của mình, các chuyên gia của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư VinaCapital cũng cho rằng việc Fed cắt giảm lãi suất lớn là “con dao hai lưỡi” đối với Việt Nam:

Một mặt, sự suy giảm giá trị của đồng USD làm giảm áp lực mất giá đối với VND. Song, mặt khác, nền kinh tế Hoa Kỳ chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam

Các chuyên gia tại VinaCapital lo ngại là ý nghĩa của việc cắt giảm lãi suất đồng nghĩa với nền kinh tế đang yếu đi.

Nền kinh tế Mỹ chậm lại có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của Mỹ đối với các sản phẩm “Made in Vietnam” như máy tính xách tay, điện thoại di động và các hàng hóa khác.

Được biết xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang Mỹ nói riêng (tăng gần 30% trong 8 tháng đầu năm 2024) là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay.

Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 sẽ phải dựa vào các yếu tố nội tại để bù đắp tác động của nền kinh tế Mỹ đang chậm lại.

Góc nhìn

Hiện tại rất khó để nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ xảy ra suy thoái hay hạ cánh mềm nhưng dù kịch nào xảy ra thì đà tăng chậm lại của kinh tế Mỹ tương đối rõ ràng.

Do đó, có thể hoạt động xuất khẩu nhiều doanh nghiệp có thể bị tác động trong thời gian.

Vì vậy, thay vì mạo hiểm chịu rủi ro lớn từ việc nhận định thị trường quốc tế, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đầu tư vào những doanh nghiệp có phần lớn doanh thu tới từ thị trường nội địa.

Đặc biệt là các nhóm ngành hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính Phủ như: Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản,…

Mặt khác, mình cho rằng xu hướng lãi suất giảm của FED sẽ giúp:

  • Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiều dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng trong nước như đã phân tích trong góc nhìn Tỷ giá hạ nhiệt, chứng khoán hưởng lợi
  • Dòng vốn đầu tư tài chính quốc tế quay lại thị trường

Biểu đồ giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, Nguồn: Biểu đồ kỹ thuật – Simplize

Trên thực tế khối ngoại đã liên tục mua ròng 5/6 phiên giao dịch gần nhất với giá trị ~ 1.300 tỷ (lũy kế từ đầu năm 2024 khối ngoại đã bán ròng trên 60.000 tỷ đồng).

Do đó, mình cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ hướng tới vùng điểm số cao hơn trong thời gian tới khi dòng tiền của cả nội và ngoại sẽ cùng đồng thuận chảy vào thị trường.

6 Likes

NVL lên đc tới 13 thì lại ngon quá, nhìn chung quanh 11 cũng là đáy rồi, chờ thôi

4 Likes

Mai chắc vcb Trần. Bơm tiền to vãi

3 Likes

nay mai 1300 đi nào

2 Likes

bank dắt 2 3 phiên như này có hy vọng lắm

4 Likes

phiên chiều nổi 1300 không bác =))

4 Likes

cảm ơn nhận định của ad ạ

4 Likes

tiền kéo từ ngoài vào thị trường, lan tỏa ra các nhóm thì thị trường dễ lên

3 Likes

sắp cạn lực r bác ơi

3 Likes

có thể là ko break nổi

2 Likes

sắp đến công bố BCTC nên thị trường hơi rén

3 Likes

Cập nhật Dự báo kết quả kinh doanh Q3/2024:

  • Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và đạt mức tăng 19,5% so với cùng kỳ trong quý III hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp, tỷ giá giảm mạnh, sản xuất và tiêu dùng đang trên đà phục hồi.

  • Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng trưởng 16,5% so với cùng kỳ (quý II tăng 19,5%). Các ngành được dự báo có thể tăng trưởng lợi nhuận nổi bật gồm bán lẻ (tăng 381% so với cùng kỳ), năng lượng (tăng 321%), bất động sản khu công nghiệp (tăng 169%) từ nền thấp cùng kỳ.

  • Một số ngành ước tính lợi nhuận suy giảm như bất động sản (giảm 3% so với cùng kỳ) do còn thiếu vắng các dự án mở bán hay dầu khí (giảm 11%) do kết quả kém tích cực ở nhóm doanh nghiệp hạ nguồn.

5 Likes