Đâu sẽ là điểm đảo chiều?

ai lên có lợi cho VN đây bác cá

Hỏi khó quá bác ơi, ai cũng thích Trump lên cả

Nhưng phụ nữ đầu tiên của nc Mỹ không haha

Chắc không rồi, Trump khả năng cao lắm bác ơi

1 Likes

Chính sách Trump thì có lợi cho việc chuyển dịch thương mại & chuỗi cung ứng khỏi TQ thì Việt Nam hưởng lợi mảng này. Còn Harris lên thì sẽ có lợi cho VN theo hướng phát triển dài hạn với các thỏa thuận bền vững hơn.

1 Likes

Tui thấy bác Trump ổn nhưng Mỹ chưa chắc gì hết

1 Likes

Tình hình thế giới bây giờ chuyển biến rất nhanh, quan trọng là đối sách của mình ứng biến kịp thời thế nào thui. Em thì cũng không phải chiên gia nên hóng hớt cho biết thôi à :laughing:

1 Likes

Sự kiện chiến lược: Bầu cử tổng thống Mỹ có tác động gì đến TTCK Việt Nam

Vậy là chỉ 4 ngày nữa cuộc bầu cử tổng thống thống Mỹ chính thức bắt đầu. Như thường lệ, cứ mỗi 4 năm một lần thì cả thế giới lại đổ dồn sự quan tâm về cuộc đua của các ứng cử viên vào Nhà Trắng không chỉ bởi độ nóng, hấp dẫn của nó mà còn là những tác động quan trọng đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của cả thế giới trong nhiệm kỳ của ứng cử viên mới. Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính sách của Mỹ có ảnh hưởng lớn đến các quốc gia khác, từ thương mại, đầu tư đến các vấn đề môi trường và quốc phòng. Chính sách kinh tế và ngoại giao của Tổng thống Mỹ tác động mạnh đến các quốc gia đối tác, bao gồm cả Việt Nam.

Các chính sách mà các ứng cử viên đang theo đuổi ?

Với Donald Trump: Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết” và gia tăng áp lực lên các nước có thặng dư thương mại với Mỹ, bao gồm cả Việt Nam. Nếu ông Trump quay lại, có thể các chính sách thương mại của ông sẽ tập trung vào cân bằng thương mại, giảm thâm hụt với các đối tác, và có khả năng xem xét lại chính sách thuế quan với Việt Nam. Tuy nhiên, với chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có thể có lợi nhờ tăng sức hấp dẫn đầu tư của các công ty muốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Với Kamala Harris: Là phó tổng thống trong chính quyền Biden, bà Harris ủng hộ các sáng kiến mang tính đa phương, nhấn mạnh thương mại tự do và các cam kết toàn cầu. Nếu lên nắm quyền, bà có thể tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác với Việt Nam, tập trung vào hợp tác trong các lĩnh vực như chuỗi cung ứng, công nghệ xanh và chuyển đổi năng lượng. Điều này sẽ tạo ra các cơ hội đầu tư mới cho Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực đổi mới.

Cả hai đều có thể hỗ trợ cho Việt Nam trong cạnh tranh kinh tế khu vực, nhưng các lĩnh vực và cách thức có thể rất khác nhau tùy vào chính sách của từng người.

Số liệu GDP Mỹ quý 3 được công bố tiếp tục cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng khá tốt và được dẫn dắt bởi mảng tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa với tiến trình cắt giảm lãi suất sẽ chậm lại và kéo dài hơn dẫn đến USD mạnh lên trong ngắn hạn. Kịch bản về kết quả cuộc bầu cử đang có xác suất nghiêng về Trump sẽ thắng cử tổng thống nhiệm kỳ này, điều này cũng phần nào cộng hưởng làm USD biến động khi các chính sách áp đặt thuế quan lên hàng nhập khẩu của Trump dự báo sẽ thúc đẩy giá cả và lạm phát tăng trở lại. Hiện tượng “Trump trade” ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi cuộc bầu cử đang đến gần.

Tác động đến TTCK Việt Nam ?

Việt Nam là quốc gia có độ mở thương mại rất lớn và Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam nên bất kỳ sự thay đổi lớn nào cũng sẽ mang lại tác động cho TTCK Việt Nam. Sự biến động mạnh trong ngắn hạn của đồng USD trước thềm cuộc bầu cử cũng tác động đến nhà đầu tư TTCK Việt Nam, tuy nhiên tác động này sẽ về mặt tâm lý khi dòng tiền phản ứng với sự không chắc chắn về các kỳ vọng chính sách và tác động của các chính sách của các tổng thống đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Thị trường sẽ cần thời gian để chiết khấu và điều chỉnh kỳ vọng trong ngắn hạn khi giới đầu tư sẽ đánh giá kỹ và sâu hơn những rủi ro và cơ hội của vị tân tổng thống.

Tính đến hôm nay, đồng USD cũng đã suy yếu bớt trong khi vàng có đà giảm khá mạnh, TTCK Mỹ cũng điều chỉnh là những tín hiệu tốt cho TTCK Việt Nam khi giảm bớt áp lực đồng VND. Dòng tiền của TTCK hiện tại đang hoạt động khá yếu trước những áp lực ngắn hạn của đồng USD nên thị trường chưa thể tăng mạnh được. Đây sẽ là giai đoạn để ta tổng đánh giá lại danh mục cổ phiếu để có lựa chọn phân bổ phù hợp khi kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam vẫn tích cực. Những nhịp rũ mạnh sẽ là giai đoạn thích hợp lý để mua tích lũy cổ phiếu cho năm sau theo chiến lược mua từng phần.

Đà tăng trưởng mạnh của kinh tế Mỹ trong suốt vài quý vừa qua có khả năng chấm dứt và hiệu ứng nền cao của năm nay sẽ gây áp lực cho kỳ vọng tăng trưởng cho năm sau của dòng tiền đầu tư. Khi đó các thị trường cận biên có mức độ tăng trưởng cao như Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, sự trở lại của dòng tiền đầu tư ngoại cũng sẽ chậm và kéo dài theo tốc độ hạ lãi suất của FED.

Kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp cũng đã dần được hé lộ, thị trường chiết khấu thêm KQKD quý 3 sẽ mở ra nhiều cơ hội mới để nhà đầu tư trở lại thị trường khi định giá thị trường đang ở mức phù hợp. Nhóm bank vẫn là nhóm chính để nâng đỡ tăng trưởng LNST của toàn thị trường trong khi ngành bất động sản sẽ là nhóm ngành có nhiều ẩn số và sẽ mang yếu tố đột phá khi thị trường BĐS cho thấy dấu hiệu “rã đông” trở lại sau thời gian dài đóng băng.

Trong 15 phút cuối phiên hôm nay, khối lượng mua và bán lớn sẽ xuất hiện tại mức giá ATC của nhiều cổ phiếu như số lượng được dự báo tương đối ở bảng trên. Do đã được dự báo trước, nên việc tái cơ cấu trong nhiều kỳ gần đây cũng không tạo ra nhiều bất ngờ. Tuy nhiên, có thể MWG sẽ tạo ra 1 chút biến động theo hướng tích cực khi VNDiamond áp dụng điều lệ mới, nên dẫn đến kết quả dự báo sai ở nhiều công ty chứng khoán và truyền thông.


Kết quả kinh doanh quý 3 - Kém tích cực bởi nhóm tài chính

Như vậy kết quả kinh doanh Q3.2024 đã được công bố, tính đến hết ngày 30/10 thì số lượng doanh nghiệp công bố BCTC là 911 công ty (đại diện cho 84,6% vốn hóa thị trường), chi tiết như sau:

Tổng mức tăng trưởng LNST của toàn thị trường đạt 16,1% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng của nhóm tài chính vẫn ghi nhận tăng trưởng 15,6% so với cùng kỳ nhưng lại chậm đáng kể so với quý trước sự suy giảm của doanh nghiệp bảo hiểm và công ty chứng khoán trong nhóm tài chính.

Đối với nhóm bảo hiểm, sự sụt giảm đến từ ảnh hưởng thiệt hại của siêu bão Yagi để lại trong khi đó nhóm chứng khoán bị ảnh hưởng bởi hiệu suất của VN-Index và hết hiệu ứng nền thấp. Ngân hàng vẫn là nhóm trụ cột gánh vác nhóm tài chính tuy nhiên cũng ghi nhận lại giảm tốc đáng kể mặc dù chính sách đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vẫn đang được duy trì. Sự thay đổi duy nhất ở đây có lẽ là lợi nhuận của nhóm ngân hàng có phần “thật” hơn khi tốc độ xử lý nợ xấu của nhiều bank được cải thiện và sự ấm lại của nhóm ngành bất động sản.

Ở nhóm phi tài chính, các nhóm ngành có lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ bao gồm Bán lẻ, Thực phẩm, Dệt may và Điện,…

Về nguyên nhân của sự chậm lại của tăng trưởng LNST doanh nghiệp đến từ 2 keys chính đó là sự phục hồi chậm chạm của khu vực Bất động sản và sự chậm trễ của Đầu tư công. Tính 9M2024, đầu tư công chỉ đạt 527 nghìn tỷ, tương đương 55% kế hoạch năm, cho thấy sự chậm trễ của Đầu tư công, đặc biệt cấp tỉnh. Đơn cử, đầu tư công TP.HCM chỉ đạt 20% trong 9M2024. Đây là 2 mảng tác động trực tiếp đến cầu tín dụng của nhóm ngân hàng khiến cho việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vẫn gặp nhiều trở ngại nhất định. Bất động sản chậm chạm cũng ảnh hưởng đến nhiều ngành khác như tiêu dùng, bán lẻ, xây dựng và sản xuất,… Bán lẻ là cấu thành quan trọng nhất thể hiện bộ mặt của một nền kinh tế, mặc dù có đóng góp về mặt tăng trưởng nhưng lại không có sự vượt trội như kỳ vọng.

Điểm sáng nhất vẫn đến từ khu vực Kinh tế ngoại bao gồm Đầu tư, Sản xuất và Xuất khẩu khu vực FDI. Nhờ vào Chiến lược “Kinh tế ngoại giao” được đánh giá tốt nhất toàn cầu, Việt Nam đã và đang là điểm đến đầu tư đáng quan tâm khu vực Đông Nam Á & Châu Á. Trong kỳ họp quan trọng tháng 10, Nhà nước cũng tập trung ưu tiên các chính sách tháo gỡ khó khăn và tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đây là tín hiệu đáng mừng khi nội lực nền kinh tế trong nước vẫn chưa thể bức phá bởi đang bị tắc nghẽn bởi mắc xích bất động sản chưa thể lưu thông lại.

(Nguồn: FIDT)

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục tăng trưởng vừa phải, chủ yếu nhờ vào các nguồn lực từ bên ngoài, gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thương mại và du lịch quốc tế. Khu vực FDI đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 13% đến 15% trong 9 tháng đầu năm, cho thấy sức mạnh thu hút của Việt Nam đối với nhà đầu tư quốc tế. Dòng vốn ngoại, cùng với thặng dư thương mại và sự phục hồi của du lịch quốc tế, đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP, tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển dài hạn.

Bên cạnh những điểm sáng từ nguồn lực ngoại, khu vực kinh tế tư nhân trong nước lại đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và tiêu dùng. Mặc dù Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ, như chính sách ưu đãi thuế và các gói kích cầu, nhưng khu vực tư nhân vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ. Thị trường bất động sản, một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, vẫn đang trầm lắng trong quý 3, điều này gây áp lực lên tâm lý và hoạt động của các nhà đầu tư trong nước.

=> Dù kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, nhưng rủi ro đang có xu hướng giảm nhờ sự ổn định và khả năng tự phục hồi của nền kinh tế. Hiện tại, cán cân giữa rủi ro và cơ hội đã nghiêng nhiều hơn về phía cơ hội, đặc biệt cho những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Đây có thể là thời điểm lý tưởng để đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng khi thị trường dần ổn định và các điều kiện kinh tế tích cực hơn và cũng là tiền đề để thị trường chứng khoán cân bằng để đi lên từ 2025 trở đi.

Lợi tức trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là kỳ hạn 10 năm, thường tăng khi có những yếu tố khiến các nhà đầu tư kỳ vọng rằng lãi suất sẽ tăng hoặc kinh tế sẽ gặp phải áp lực lạm phát. Khi tỷ lệ chiến thắng của ông Donald Trump tăng lên, lợi tức trái phiếu có thể tăng vì một số lý do quan trọng sau:

  1. Chính sách tài khóa mở rộng Ông Trump ủng hộ các chính sách tài khóa mở rộng, bao gồm cắt giảm thuế và tăng chi tiêu công (nhất là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và quốc phòng). Các chính sách này thường kích thích nhu cầu và tạo áp lực tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, nhưng đồng thời cũng khiến lo ngại lạm phát gia tăng. Khi nhà đầu tư dự đoán rằng lạm phát sẽ tăng, họ yêu cầu lợi tức trái phiếu cao hơn để bù đắp cho việc mất giá trị đồng tiền.

  2. Dự báo thâm hụt ngân sách Việc chi tiêu mở rộng trong bối cảnh cắt giảm thuế cũng đồng nghĩa với việc tăng thâm hụt ngân sách. Khi chính phủ phải vay mượn nhiều hơn để tài trợ cho các khoản chi tiêu này, nguồn cung trái phiếu tăng lên, và lợi tức cũng cần phải cao hơn để hấp dẫn người mua. Đây là nguyên nhân chính đẩy lợi tức trái phiếu lên khi thị trường kỳ vọng rằng ông Trump có thể thắng cử và áp dụng các chính sách này.

  3. Kỳ vọng Fed tăng lãi suất Khi tăng trưởng kinh tế và lạm phát tăng cao, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có thể xem xét tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Lợi tức trái phiếu thường tăng trước khi Fed thực sự hành động, phản ánh dự báo của thị trường về những đợt tăng lãi suất sắp tới. Sự kỳ vọng về một chính quyền Trump thúc đẩy tăng trưởng qua chi tiêu tài khóa có thể làm tăng xác suất Fed tăng lãi suất trong tương lai, từ đó làm tăng lợi tức trái phiếu.

  4. Rủi ro chính trị và kinh tế Trump từng đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn về thương mại và thuế quan, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc và các đối tác thương mại khác. Một khi thị trường thấy khả năng áp dụng các biện pháp này, nhà đầu tư có thể chuyển từ cổ phiếu sang trái phiếu để tìm kiếm an toàn, nhưng chỉ khi trái phiếu có lợi tức hấp dẫn hơn. Tăng lợi tức trái phiếu là một cách để thu hút dòng vốn đầu tư này khi các rủi ro chính trị gia tăng. Ví dụ thực tế (nếu có) Trong lần ông Trump đắc cử năm 2016, lợi tức trái phiếu 10 năm của Mỹ đã tăng từ khoảng 1,8% lên gần 2,6% vào đầu năm 2017.

Thị trường khi đó đã phản ứng trước với kỳ vọng rằng chi tiêu mở rộng sẽ kích thích tăng trưởng nhưng cũng làm tăng lạm phát, dẫn đến lãi suất và lợi tức trái phiếu tăng. Đây là một ví dụ về cách kỳ vọng chính sách và kết quả bầu cử có thể ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu. Kết luận Việc lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng khi tỷ lệ ông Donald Trump thắng cử là kết quả của sự phản ánh các kỳ vọng thị trường về chính sách tài khóa, lạm phát và lãi suất. Các nhà đầu tư điều chỉnh lợi tức dựa trên việc đánh giá rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng trong một bối cảnh kinh tế và chính trị nhất định.

Khi lợi tức trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ tăng, điều này có thể gây áp lực lên chính sách tiền tệ của Việt Nam thông qua các kênh sau:

  1. Áp lực lên tỷ giá và dòng vốn ngoại Khi lợi tức trái phiếu Mỹ tăng, tài sản bằng USD trở nên hấp dẫn hơn, thu hút dòng vốn quay trở lại Mỹ từ các thị trường mới nổi, bao gồm cả Việt Nam. Nhà đầu tư sẽ chuyển dòng vốn từ các quốc gia có lợi suất thấp hơn về lại Mỹ để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dòng vốn rút ra khỏi Việt Nam, gây áp lực giảm giá lên VND. Để duy trì sự ổn định của tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thể phải tăng lãi suất hoặc can thiệp bằng cách bán ra USD từ dự trữ ngoại hối, nhưng cả hai phương án đều có nhược điểm:
  • Tăng lãi suất: Điều này sẽ làm tăng chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch COVID-19.
  • Sử dụng dự trữ ngoại hối: Đây là giải pháp tạm thời và sẽ làm giảm lượng dự trữ ngoại hối, từ đó làm giảm khả năng phòng vệ của Việt Nam trước các cú sốc bên ngoài.
  1. Áp lực lãi suất trong nước Khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, đặc biệt là trái phiếu dài hạn, lãi suất toàn cầu có xu hướng tăng lên. Điều này tạo sức ép lên NHNN vì nếu giữ lãi suất trong nước ở mức thấp, chênh lệch lợi suất sẽ khiến dòng vốn chảy ra nước ngoài nhiều hơn, gây thêm áp lực lên tỷ giá. Trong bối cảnh này, NHNN có thể sẽ phải tăng lãi suất để duy trì sự hấp dẫn của đồng VND và hạn chế tình trạng rút vốn. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí vay vốn của doanh nghiệp, giảm động lực đầu tư và tiêu dùng trong nước.

  2. Áp lực lạm phát Nếu VND mất giá do dòng vốn ngoại rút ra, giá hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên, đặc biệt là các hàng hóa quan trọng như xăng dầu, nguyên vật liệu. Điều này có thể dẫn đến lạm phát nhập khẩu và gây áp lực lên giá cả trong nước. Nếu lạm phát tăng cao, NHNN có thể phải thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, nhưng như đã đề cập, điều này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong nước.

  3. Giảm tính cạnh tranh xuất khẩu Nếu VND buộc phải giảm giá để giữ sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam có thể gặp khó khăn trong các mối quan hệ thương mại. Các nước đối tác có thể gia tăng áp lực lên Việt Nam về vấn đề “thao túng tiền tệ,” đặc biệt là từ Mỹ - một đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng trong quan hệ thương mại, gây ra những thách thức cho xuất khẩu, vốn là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Kết luận : Tăng lợi suất trái phiếu Mỹ tạo ra một loạt áp lực phức tạp lên Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Trong ngắn hạn, NHNN sẽ cần cân nhắc các biện pháp để giữ ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát mà không làm ảnh hưởng quá lớn đến tăng trưởng. Một trong những chiến lược thường được sử dụng là linh hoạt trong điều chỉnh tỷ giá và tăng cường dự trữ ngoại hối, nhằm giảm bớt áp lực từ các biến động bên ngoài.

10 THÁNG, CẢ NƯỚC XUẤT SIÊU 23,31 TỶ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,97 tỷ USD, tăng 20,7%, chiếm 28,0% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 241,62 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 72,0%.

Trong 10 tháng năm 2024, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,5%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng năm 2024, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản sơ bộ đạt 3,57 tỷ USD, chiếm 1,1%; nhóm hàng công nghiệp chế biến sơ bộ đạt 295,23 tỷ USD, chiếm 88,0%; nhóm hàng nông sản, lâm sản sơ bộ đạt 28,54 tỷ USD, chiếm 8,5%; nhóm hàng thủy sản sơ bộ đạt 8,25 tỷ USD, chiếm 2,4%.

Ở chiều ngược lại, 10 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 312,28 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 113,58 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 198,7 tỷ USD, tăng 15,8%.

Trong 10 tháng năm 2024 có 42 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 48,3%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 292,57 tỷ USD, chiếm 93,7%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 47,3%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 46,4%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng sơ bộ đạt 19,71 tỷ USD, chiếm 6,3%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 117,7 tỷ USD. Trong mười tháng năm 2024, xuất siêu sang Mỹ đạt 86,1 tỷ USD tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 28,5 tỷ USD, tăng 18,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 2,4 tỷ USD, tăng 56,9%; nhập siêu từ Trung Quốc 66,9 tỷ USD, tăng 68,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 25,3 tỷ USD, tăng 8,1%; nhập siêu từ ASEAN 7,3 tỷ USD, tăng 6,4%.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 23,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 24,8 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,61 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 42,92 tỷ USD.