Ht1 quá khỏe.
Khá nhiều AE đang lững thững quan sát thôi nhỉ? Cổ nhóm này để giành hết năm, có giá đỏ càng sâu càng mua mạnh.
Việc hạ lãi suất đã làm tăng số lượng nhà đầu tư chứng khoán
Thứ nhất, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mới của các nhà đầu tư cá nhân đã tăng gấp đôi trong năm 2020, và chỉ trong nửa đầu năm 2021, tổng số tài khoản mới nhiều hơn số tài khoản mới trong năm 2019 và 2020 cộng lại. Số lượng tài khoản mới hàng tháng cao kỷ lục đã được báo chí trong nước đưa tin rộng rãi, điều này lại càng thu hút các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam và giúp chỉ số VN-Index (VNI) tăng trưởng bất chấp tình hình Covid-19 trong năm nay.
Sự sôi động của TTCK gần đây một phần bắt nguồn từ mức giảm khoảng 1,5% của lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm, cũng như từ mức dự kiến tăng trưởng 36% của TTCK trong năm 2021 so với năm trước. Lãi suất bắt đầu giảm từ đầu năm 2020 đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế khi các khoản tiền gửi của họ đáo hạn, tương ứng với sự gia tăng số tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân mở mới hàng tháng trong biểu đồ trên.
Nhà đầu tư Việt Nam vốn ưu tiên đầu tư vào bất động sản, vàng rồi mới đến TTCK. Tuy nhiên, thị trường bất động sản Việt Nam gần đây giảm dần vì một số lý do, bao gồm việc chậm trễ tiến độ xây dựng do ảnh hưởng của Covid-19, trong khi vàng hiện cũng mất dần sức hút khi khi chênh lệch giá mua bán đã thu hẹp từ năm ngoái, và vì giá vàng Việt Nam đã cao hơn 17% so với giá vàng thế giới (Việt Nam áp đặt hạn ngạch nhập khẩu vàng rất chặt chẽ).
Các nhà đầu tư mới “tiếp sức” cho TTCK Việt Nam
Thứ hai, trong bối cảnh không có nhiều giải pháp đầu tư khác hấp dẫn hơn, ngày càng có nhiều người gửi tiết kiệm trong nước chuyển sang TTCK, và sự nhiệt tình của các nhà đầu tư cá nhân mới đang bao trùm toàn bộ TTCK, với tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư cá nhân hiện tại vẫn còn rất thấp so với quy mô dân số, có thể thấy sự phát triển ổn định của TTCK trong tương lai. Các cộng đồng đầu tư đang được hình thành cùng với các cuộc thảo luận trực tuyến rất tích cực và chi tiết về cổ phiếu, quỹ đầu tư, và ETF, trong đó các công ty quản lý quỹ trong nước đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Vinacapital cho rằng sự nhiệt tình hiện tại của các nhà đầu tư cá nhân là một dấu hiệu tích cực về xu hướng tiếp tục phát triển của TTCK Việt Nam, dù sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường vẫn còn khiêm tốn (như phân tích dưới đây), lĩnh vực quỹ mở của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển, quỹ hưu trí doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu được giới thiệu và thực tế là các sản phẩm phái sinh cũng chỉ mới được giới thiệu tại thị trường trong nước (loại hình đầu tư này dành cho nhà đầu tư trong nước vẫn còn sơ khai).
Sự khởi đầu của xu thế tăng trưởng trong nhiều thập kỷ
Dù có sự gia tăng mạnh mẽ trong 2 năm gần đây, số lượng người có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% dân số cả nước, và con số này tương đương với tỷ lệ người dân Đài Loan có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân vào năm 1986, như có thể thấy trong biểu đồ dưới đây. Việt Nam áp dụng “Mô hình phát triển Đông Á”, mô hình mà Đài Loan và các “Con hổ châu Á” đã từng áp dụng để phát triển thịnh vượng để theo đó, TTCK của những “Con hổ châu Á” này tăng trưởng thần tốc cùng với sự phát triển kinh tế quốc gia - chúng tôi tin rằng TTCK Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của một quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ.
Tỷ lệ tài khoản giao dịch chứng khoán của Đài Loan
Chính phủ Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người dân tham gia thị trường chứng khoán của quốc gia lên 5% vào năm 2025 và 10% vào năm 2030, và đây là những mục tiêu khả thi nếu so sánh với quá trình gia nhập thị trường của các nhà đầu tư cá nhân ở Đài Loan tại giai đoạn phát triển kinh tế tương tự với Việt Nam hiện nay. GDP bình quân đầu người 3.500 USD của Việt Nam tương đương với GDP bình quân đầu người 4.000 USD của Đài Loan (tính theo sức mua của đồng USD năm 2020) ở thời điểm tỷ lệ tham gia giao dịch chứng khoán cá nhân của nước này vẫn chỉ là 3%.
Khối lượng giao dịch bùng nổ
Thực tế, các nhà đầu tư cá nhân mới của Việt Nam đã khiến khối lượng giao dịch trên thị trường bùng nổ, như có thể thấy trong biểu đồ dưới đây. Sự gia tăng này đã làm quá tải hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán, gây ra một số gián đoạn, bao gồm việc HoSE đóng cửa sớm vào chiều ngày 1/6/2021.
Sàn giao dịch HoSE đã sử dụng hệ thống giao dịch kể từ khi được thành lập cách đây 21 năm và được nâng cấp tạm thời lên hệ thống do FPT phát triển vào ngày 5/7. Hệ thống FPT đã nâng công suất của sàn HoSE từ 900.000 lên khoảng 4 triệu lệnh/ngày, việc nâng cấp lên hệ thống do Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) phát triển đã tiến hành được một thời gian và có khả năng sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2022.
Bên cạnh việc tăng dung lượng, hệ thống KRX, hiện đang được thử nghiệm, sẽ có các tính năng mới đáp ứng việc tăng khối lượng giao dịch. KRX cũng sẽ hỗ trợ được giao dịch bán khống và giao dịch T+0 bao gồm việc loại bỏ yêu cầu phải có tiền trước khi mua hay có chứng khoán trước khi bán, cũng như khả năng thanh toán trong cùng ngày.
Nhìn chung, làn sóng nhà đầu tư cá nhân hiện nay đầu tư vào TTCK Việt Nam được thúc đẩy bởi mức lãi suất giảm và thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, và là một bước tiến mới trong sự phát triển của TTCK mà Vinacapital dự đoán sẽ diễn ra trong suốt những thập kỷ tới. Tỷ lệ tham gia ngày càng cao của các nhà đầu tư trong nước vào TTCK dù còn khiêm tốn so với những “Con hổ châu Á” như Đài Loan khi các nền kinh tế này ở giai đoạn phát triển tương tự với kinh tế Việt Nam hiện tại, và các mảng dịch vụ kiến tạo nên một TTCK hiện đại vẫn đang được sắp xếp để đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng kỳ vọng.
ngày mai vào được con nào bác chủ ơi, mình f0 ?
KSB thì quá rõ rồi, để nghiên cứu thêm PLC xem nào
Ko upload dc video lên f247 này. Thời sự tối nay Thủ tướng đúc đít rát lắm rồi
Bạn nhìn chart PLC và HT1/BCC bên trên nhé, 3 mã này cho điểm vào đẹp. Mới phá đỉnh và đã retest xong. Hàng phá đỉnh sẽ đi tìm đỉnh mới.
Mới chỉ bắt đầu thôi bro ah. Còn có 4-5 tháng để phấn đấu GDP 6.2% trong điều kiện khó khăn Covid mất 2-3 tháng. Như vậy sẽ bơm tiền không hạn chế cho đầu tư công. Thủ tướng sẽ hàng tuần thúc giục ấy chứ. Tiêu tiền ko xong có khi mất chức, dính kỷ luật ấy chư.
Nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
VTV Digital-Thứ tư, ngày 18/08/2021 06:09 GMT+7
VTV.vn - Trong bối cảnh nhiều địa phương phải giãn cách xã hội vì dịch bệnh, 7 tháng đầu năm nay, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 37%.
- Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
- Thúc đẩy giải ngân đầu tư công trong bối cảnh dịch
- Giảm đau kinh tế bằng đầu tư công
Bên cạnh mục tiêu phòng chống dịch, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công được xem là rất quan trọng, cấp thiết, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ đốc thúc các bộ ngành, địa phương nỗ lực thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Cùng với đó, Nghị định 79 sửa đổi quy định về việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng vừa được Chính phủ ban hành. Những cơ chế mới sẽ tác động thế nào tới việc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm nay?
Nhiều số liệu thống kê cho thấy, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đang chậm. Kết thúc 7 tháng của năm 2021 nhưng tỷ lệ giải ngân mới đạt 36,7% so với kế hoạch, thấp hơn mức gần 41% của cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, riêng với nguồn vốn ODA, tỷ lệ giải ngân còn thấp hơn rất nhiều, chỉ chưa tới 8%. Vì thế, công điện được Thủ tướng Chính phủ vừa kí ban hành đêm 16/8 đã đặt ra nhiều yêu cầu cụ thể.
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Các bộ, ngành địa phương phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; Rà soát, phân bổ vốn đảm bảo không dàn trải, kéo dài; Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân; Thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan và chủ tịch UBND các cấp đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả thực hiện được; Tập trung đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, thi công, tháo gỡ các khó khăn trong thủ tục nghiệm thu thanh toán, điều chuyển vốn ngay cho các dự án giải ngân tốt.
Trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, việc đi lại, lưu thông của các phương tiện chở nguyên vật liệu, nhân công tại các dự án đều gặp không ít khó khăn vướng mắc. Vì vậy, với mục tiêu phòng chống dịch nhưng cũng đảm bảo thúc đẩy các cực tăng trưởng, trong đó có việc không để giải ngân vốn đầu tư công “dậm chân tại chỗ”, một số đơn vị đã phải xây dựng kế hoạch linh hoạt, phù hợp với tình hình mới.
Linh hoạt các giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công
Cầu Vĩnh Tuy 2 là một trong sáu dự án của Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông được TP Hà Nội cho phép thi công trong thời gian giãn cách và phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch. Hơn 500 công nhân tại dự án này đang được chia thành 11 mũi thi công và thực hiện 3 tại chỗ, tức là vừa ăn, ở và làm việc thành từng khu vực riêng. Một số khác thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” để đảm bảo an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công.
Theo đại diện chủ đầu tư, đến nay dự án đã giải ngân 100% vốn kế hoạch của cả năm nay. Hiện phương án rà soát, chuyển vốn từ các dự án giải ngân kém sang dự án giải ngân tốt đang được thực hiện.
Cầu Vĩnh Tuy 2 là một trong sáu dự án của Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông được TP Hà Nội cho phép thi công trong thời gian giãn cách.
Ông Đỗ Đình Phan, Trưởng phòng Giám sát 2, Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Hà Nội, cho biết: “Đối với dự án chậm tiến độ vướng mặt bằng không khởi công được thì điều chỉnh, điều hoà cho các dự án có khối lượng khởi công đặc biệt cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã bố trí 600 tỷ đồng, đến nay chúng tôi đã giải ngân 100% và nay đến cuối năm chúng tôi tiếp tục thi công trong mùa lũ vượt nắng thắng mưa và dự kiến giải ngân thêm 300 tỷ để bù được giải ngân chậm của các dự án khác”.
Ông Lê Linh, Giám đốc Ban điều hành dự án công ty Trung Chính, nói: “Sau khi thi công xong thì lập hồ sơ và phối hợp với các bên để tiến hành nghiệm thu thanh toán. Việc giải ngân kịp thời giúp cho dòng tiền của các nhà thầu lưu thông và sẽ đáp ứng được tiến độ thi công tổng thể”.
Nhiều địa phương phải áp dụng các biện pháp giãn cách vì dịch bệnh cũng là trở ngại cho dự án cao tốc đường bộ Bắc – Nam bởi số lượng người lao động nhiều, địa bàn thi công trải dài qua nhiều vùng trong khi số lượng vaccine tiêm cho nhân công còn hạn chế.
Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cho biết: “Bộ đã có văn bản để làm việc với các cơ quan tìm kiếm nguồn vaccine, sẽ ưu tiên cho những lái xe, người làm việc trực tiếp tại công trường. Năm nay, Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai 61 dự án với tổng nguồn vốn 41.000 tỷ đồng. Đến thời điểm này, tiến độ giải ngân đạt khoảng 19.000 tỷ đồng, tương đương với hơn 44%”.
Đến thời điểm này, 10 trong tổng số 11 đoạn thuộc cao tốc Bắc Nam đã được triển khai với khối lượng thực hiện khoảng 7 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến cuối năm nay sẽ có 2 đoạn hoàn thành. Vì thế, Bộ GTVT mới đây cũng đã đề nghị các địa phương tạo thuận lợi cho các luồng vận chuyển nguyên vật liệu đến các công trình. Đồng thời, đại diện Bộ Giao thông vận tải cũng khẳng định sẽ kiên quyết xử lý trách nhiệm cá nhân nếu để tình trạng chậm giải ngân xuất phát từ phía chủ quan.
Bên cạnh vốn đầu tư trong nước, nhiệm vụ giải ngân vốn vay ODA, vốn ưu đãi nước ngoài được cho là còn thách thức hơn nữa. Tại Nghị định 79 mới ban hành, Chính phủ đã điều chỉnh giảm tỷ lệ cho vay lại ngân sách Trung ương đối với các địa phương.
Nếu như trước đây, ví dụ với một dự án ODA có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, các địa phương sẽ phải vay ngân sách trung ương 30 tỷ đồng thì nay, với quy định mới, những địa phương khó khăn sẽ chỉ phải vay 10 tỷ đồng, còn lại sẽ được sẽ được ngân sách trung ương hỗ trợ.
Giảm tỷ lệ cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài
Theo quy định mới, các địa phương khó khăn, đang nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ương trên 70%, tỷ lệ cho vay lại sẽ giảm từ 30% xuống 10%. Với các địa phương nộp về ngân sách trung ương từ 50-70%, tỷ lệ cho vay lại từ 40% sẽ giảm xuống còn 30%. Việc này giúp giảm bớt gánh nặng trả nợ vay cho các địa phương.
Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính, cho biết: “Phần lớn các địa phương ở phía đông bắc còn khó khăn như Điện Biên, Lào C…Như vậy, địa phương có cơ hội tiếp cận vốn ODA nhiều hơn, tức là cái mức phải trả cho ngân sách trung ương thấp hơn”.
Một thay đổi khác là tỷ lệ tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu ở dự án của các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được giảm còn 100% dư nợ của khoản vay lại, thay vì 120% như trước kia.
GS,TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, chia sẻ: “Các tài sản của họ là tài sản của nhà nước, không được thế chấp nên nguồn tài sản của họ khó khăn, nên đưa xuống 100% vốn vay thì chúng ta vẫn đảm bảo bảo toàn vốn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ làm thủ tục tiếp cận vốn ODA”.
Hiện Bộ Tài chính cũng đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 56 để tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quản lý và sử dụng vốn ODA, đồng thời, tăng cường trao đổi thông tin giữa các địa phương và các nhà tài trợ nước ngoài để kịp thời giải quyết các hồ sơ cần giải ngân.
Giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, lãng phí nguồn lực xã hội, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Cùng với việc yêu cầu từng bộ ngành, địa phương phải triển khai đồng loạt nhiều giải pháp cấp bạch và phải chịu trách nhiệm trong công tác giải ngân, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để rà soát, tháo gỡ kịp thời vướng mắc tại các dự án đầu tư công, phấn đấu tỉ lệ giải ngân năm nay dù có nhiều khó khăn, nhưng sẽ đạt trên 95% kế hoạch.
Đầu tư công và XK là cứu cánh hễn kinh tế nhưng đầu tư công thì VN chủ động hoản toàn cõn XK thì còn tuỳ vào nhiều yếu tố
HT1 chiếm 30% thị phần miền nam, doanh nghiệp hưởng lợi từ xu thế đầu tư công.
Hôm nay nhóm đầu tư công, vật liệu xây dựng, sắt đá, xi măng, tôn thép lên ngôi, kéo thị trường.
Miếng bánh 3 triệu tỷ bơm cho đầu tư công, coi như các DN đầu tư công này đã được bảo đảm luôn khoản doanh thu/lợi nhuận trong trung hạn vài năm. Ăn hoài không hết. Xuất nhập khẩu còn bập bõm chán, phụ thuộc rất nhiều nước ngoài. Còn đây là tiền chùa Nhà nước cho ăn, DN cứ tha hồ mà ăn. Nói vậy cho đơn giản dễ hiểu nhỉ.
Có lĩnh vực nào được Nhà nước bảo kê, bảo đảm doanh thu lợi nhuận không? Không có, ngoài trừ đầu tư công. Thủ tướng sẽ thúc rất mạnh, vì nếu ko thúc sẽ ko đạt chỉ tiêu GDP. Năm nhiệm kỳ đầu tiên của Tân thủ tướng, sẽ phải làm rất rát việc này. Nó là vấn đề chính trị rồi. Đầu tư vào bọn này lúc chân sóng, coi như cầm luôn thẻ kim bài của Nhà nước.
HT1 thì là vua xi măng cả nước. Năm nay lợi nhuận cầm chắc 1 nghìn tỷ. Nếu tích cực giải ngân đầu tư công và cơ sở hạ tầng dân sự xung quanh => sức tiêu thụ tăng mạnh + giảm trừ xong khoản vay tài chính, thì HT1 sẽ lợi nhuận trên nghìn tỷ là chắc chắn.
Không có nhóm doanh nghiệp nào được bảo đảm doanh thu/lợi nhuận chắc chắn như bọn vật liệu xi măng, nhựa đường, đá sỏi, thép. Dư địa lớn nhất ở nhóm xi măng, nhựa đường, đá sỏi thì bọn này gần như chưa tăng giá cổ phiếu, và đứng ngoài thị trường trong hơn 1 năm qua. Đa số mới thoát khỏi vùng tích lũy.