Đầu Tư Công vòng 2

Cổ đông lớn “thoát hàng”

Cổ đông lớn hoặc cổ đông nội bộ bán ra cổ phiếu là yếu tố đáng lưu ý, nhưng cũng cần xem xét trên nhiều khía cạnh.

Tranh thủ bán khi giá cao

Chỉ trong 2 tuần đầu tháng 8/2021, giá cổ phiếu DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng tăng khoảng 40%, từ 25.000 đồng/cổ phiếu lên 34.000 - 35.000 đồng/cổ phiếu.

Tranh thủ cơ hội giá đang ở vùng đỉnh mới, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân bán ra hơn 6,21 triệu cổ phiếu DIG vào ngày 12/8 (giá đóng cửa phiên này là 32.550 đồng/cổ phiếu). Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cổ đông trên tại DIG giảm từ 18,34% xuống 16,83% (ngày 10/8 trước đó đã bán ra hơn 5,52 triệu cổ phiếu DIG).

Trong 2 ngày 16 - 17/8, Công ty cổ phần Địa ốc Him Lam đã thực hiện bán gần 10 triệu cổ phiếu DIG, giảm sở hữu từ mức 21,25% xuống 18,81%. Tạm tính theo mức giá bình quân 33.500 đồng/cổ phiếu trong 2 phiên này, Địa ốc Him Lam thu về khoảng 335 tỷ đồng sau giao dịch.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo DIG cho rằng, việc cổ đông lớn tranh thủ bán ra khi thị trường thuận lợi, giá cổ phiếu tăng là điều bình thường.

Trong khi đó, bản thân một số thành viên Hội đồng quản trị DIG lại đăng ký mua vào. Đối với biến động giá cổ phiếu DIG, đây là diễn biến theo tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư.

Còn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm 2021, DIG ghi nhận doanh thu 1.116,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 96,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 24,2% và 74% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp xa so với kế hoạch cả năm là doanh thu hợp nhất 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.444 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp thường tập trung vào quý IV.

Với cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes, từ ngày 19/8 đến 17/9, Viking Asia Holdings II Pte.Ltd, quỹ thuộc Kohlberg Kravis Roberts (KKR) đăng ký bán hơn 31,94 triệu đơn vị. Nếu giao dịch thành công, quỹ của KKR giảm tỷ lệ sở hữu tại VHM xuống 4,6%, tương ứng hơn 153,8 triệu cổ phiếu.

Được biết, số cổ phiếu trên nằm trong tổng số 6% cổ phiếu VHM mà nhóm nhà đầu tư KKR đã mua thỏa thuận trong tháng 6/2020 với giá 75.000 đồng/cổ phiếu. Với thị giá VHM 108.100 đồng/cổ phiếu hiện nay, quỹ của KKR có thể thu về gần 3.600 tỷ đồng từ việc thoái vốn, tương đương đạt mức lợi nhuận hơn 44%.

Cũng từ ngày 19/8 đến 17/9, Tập đoàn Vingroup - CTCP đăng ký bán 100,48 triệu cổ phiếu VHM.

Về mục đích bán cổ phiếu VHM, Quỹ Viking Asia Holdings II Pte.Ltd muốn có thêm vốn để thực hiện kế hoạch kinh doanh, còn Vingroup muốn tăng nguồn vốn hoạt động và đầu tư vào các công ty con.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, VHM ghi nhận doanh thu 41.711 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 15.629 tỷ đồng, tăng lần lượt 82% và 52% so với cùng kỳ năm 2020, hoàn thành 46% và 45% kế hoạch năm 2021 (doanh thu 90.000 tỷ đồng, lợi nhuận 35.000 tỷ đồng).

Tương tự, trong bối cảnh giá cổ phiếu CKG của Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CKG) đạt đỉnh mới, 2 thành viên Hội đồng quản trị đăng ký bán 1,6 triệu cổ phiếu, từ ngày 19/8 - 17/09.

Cùng với diễn biến khả quan của thị trường chứng khoán, nhất là thanh khoản tăng cao, nhiều cổ phiếu chứng khoán liên tục lập kỷ lục về giá. Gần đây, một số cổ đông lớn đăng ký bán bớt cổ phiếu nhóm này.

Chẳng hạn, Daiwa Securities Group Inc đăng ký bán 15,3 triệu cổ phiếu SSI của Công ty Chứng khoán SSI, từ ngày 18/8 đến 16/9/2021, trong tổng số gần 118,3 triệu cổ phiếu SSI đang sở hữu (chiếm tỷ lệ 17,99%). Giá cổ phiếu SSI hiện có mức tăng trên 80% so với đầu năm 2021, đóng cửa cuối tuần qua tại 62.500 đồng/cổ phiếu.

Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) đã hoàn thành việc bán toàn bộ 800.000 cổ phiếu quỹ, với giá bình quân 14.156 đồng/cổ phiếu, thu về hơn 11 tỷ đồng. Giá cổ phiếu này hiện là 16.100 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 5 lần so với mức đáy tháng 4/2020. Trong nửa đầu năm 2021, AGR đạt doanh thu 1.116,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 96,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 24,2% và 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều khía cạnh cần xem xét

Động thái đăng ký mua - bán cổ phiếu của cổ đông lớn, nhất là lãnh đạo doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.

Bởi lẽ, họ là người hiểu rõ tình hình nội tại của doanh nghiệp, cơ cấu tài chính, định hướng chiến lược và triển vọng phát triển. Do đó, việc lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký bán ra lượng lớn cổ phiếu khi cổ phiếu tăng giá mạnh phần nào thể hiện mức định giá hiện tại có dư địa tăng thêm không nhiều.

Vì thế, giá cổ phiếu thường có diễn biến giảm trước các động thái thoái vốn của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, dù mục đích bán có thể chỉ nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.

Phó tổng đốc một công ty chứng khoán cho rằng, giá cổ phiếu có biến động tiêu cực khi lãnh đạo doanh nghiệp hay cổ đông lớn đăng ký bán ra nên được xem xét trên nhiều khía cạnh. Về mặt tâm lý, đây là thông tin không tích cực, nhưng cũng tuỳ từng trường hợp, nhà đầu tư không nên vội vã bán theo.

Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ xem động thái bán ra của các đối tượng trên xuất phát từ lý do gì, hoạt động đăng ký bán này có tương quan với giao dịch của các cổ đông lớn khác hay không.

Trên thực tế, không phải lúc nào cổ đông nội bộ đăng ký bán ra thì cổ phiếu sẽ có nguy cơ giảm giá. Ngoài ra, có những trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký bán, nhưng cuối cùng không thực hiện, hoặc chỉ bán được với số lượng nhỏ.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng cho biết, thanh khoản thị trường tăng mạnh trở lại kể từ đầu tháng 8 cho thấy kênh đầu tư chứng khoán vẫn rất hấp dẫn giới đầu tư, dù hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp dần bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi đại dịch Covid-19.

Đối với người bán, giá cổ phiếu thời gian qua liên tục tăng, nay thực hiện chốt lời là hợp lý, nhưng cổ phiếu đó không phải đã hết dư địa tăng. Trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp quá tập trung vào việc mua bán cổ phiếu nhằm kiếm lời hơn là phát triển doanh nghiệp thì nhà đầu tư nên thận trọng, trừ khi muốn “lướt sóng”.

Việc bán ra cổ phiếu có thể nhằm chốt lời, phục vụ mục đích cá nhân, hay tái cơ cấu danh mục và thường ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư khác.

Theo Công ty Chứng khoán BIDV, cổ đông nội bộ tại nhiều doanh nghiệp mạnh tay mua vào cổ phiếu trong giai đoạn tháng 3 - 11/2020, khi mặt bằng giá cổ phiếu giảm sâu do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Sau đó, các đối tượng này có động thái bán ra trong quý I/2021 và thời gian gần đây, ở mặt bằng giá cao.

Cổ đông nội bộ là người hiểu rõ về doanh nghiệp, nên họ mua cổ phiếu khi giá giảm và bán khi giá tăng nhằm chốt lời là bình thường, đồng thời là chỉ báo đầu tư cho người khác. Với những cổ phiếu tăng giá mạnh trong thời gian ngắn, động thái chốt lãi không chỉ diễn ra ở nhóm cổ đông nội bộ, mà còn ở các nhóm khác.

Việc bán ra có thể chỉ đơn giản là hiện thực hóa lợi nhuận, nhưng cũng hàm ý giá cổ phiếu vượt qua giá trị thực. Nhà đầu tư cần thận trọng khi mua, nếu đang nắm giữ cổ phiếu thì cũng không nhất thiết phải hành động theo nhóm cổ đông này, nhất là khi số lượng bán ra không nhiều và doanh nghiệp nói riêng, thị trường chứng khoán nói chung vẫn có triển vọng tăng trưởng.

Xanh với hồi tí là tranh thủ bán. Hàng thứ 6 về tk chắc phải 2 ngày mới hấp thụ hết được.

1 Likes

Ngày hôm nay một loạt bài báo ra tin chỉ thị của thủ tướng đẩy nhanh tiến độ đầu tư công từ giờ đến cuối năm. Chiều nay dòng cp đầu tư công xanh tím hàng loạt nhé. Đề cử BCC, HT1 LCG, C4G, DIG, KSB, KBC, GVR

mượn hàng xọc đi

Đầu tư công e hô từ 13/7 rồi, giờ bác hô thì bay tài khoản nhiều lắm.

Đỏ lòm te tua bác ơi

Trước em mua con này bạn em bảo đây là con :

Hôm Nay Giữ - Hai Ngày Giầu

Nhưng em đợi đến 2 tháng rồi và nó đã sắp trở thành Hai Nghìn Giưỡi !

image

1 Likes

Chốt đầu tư công chưa bác hay dài hạn.

Thằng chủ thớt ngu, khuyến nghị đổi sang GDT giờ kẹp mịa, ko thanh khoản vào ngay giá đỉnh.

Đầu tư công HT1, KSB, DIG, IJC, NKG, HSG, LCG, BCC, PLC… còn cho cơ hội ra nếu muốn. Thanh khoản vẫn tốt, lực gom khoẻ trong lúc thị trường sập.

Cần giải ngân trên 290.000 tỷ đồng trong giai đoạn nước rút

KINH TẾ

05:02 PM 23/08/2021

Trong bối cảnh nhiều địa phương phải giãn cách xã hội vì dịch bệnh, 7 tháng đầu năm nay, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt gần 37%. Do đó trong giai đoạn tiếp theo, cần tăng tốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

[In bài viết](javascript::wink:

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7 mới đạt 169.335,05 tỷ đồng, như vậy, giải ngân vốn kế hoạch năm 2021 mới đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn gần 4% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp, đạt 7,52%, thấp hơn cùng kỳ gần 10%.

Như vậy, còn 2/3 số vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương trên 290.000 tỷ đồng cần phải giải ngân trong giai đoạn nước rút…

Cần giải ngân trên 290.000 tỷ đồng trong giai đoạn nước rút - Ảnh 1.

Thúc giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn nước rút. Ảnh: VnEconomy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện yêu cầu các bộ. ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Cùng với đó, Nghị định 79 sửa đổi quy định về việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng vừa được Chính phủ ban hành.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, phấn đấu tỉ lệ giải ngân năm 2021 đạt trên 95% kế hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ, góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các bộ, ngành địa phương phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; Rà soát, phân bổ vốn đảm bảo không dàn trải, kéo dài; Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân; Thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan và chủ tịch UBND các cấp đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả thực hiện được; Tập trung đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, thi công, tháo gỡ các khó khăn trong thủ tục nghiệm thu thanh toán, điều chuyển vốn ngay cho các dự án giải ngân tốt.

Trao đổi tại hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng bày tỏ sự lo lắng khi bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Song, không thể đổ lỗi chậm giải ngân vì đại dịch COVID-19 diễn biến dai dẳng, mà nhiều năm qua, “căn bệnh” chậm giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn về đích, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư phải bổ sung các mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ các công trình, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Vụ Kế hoạch Đầu tư phải thường xuyên rà soát, kiểm điểm các dự án giải ngân chậm, để điều hòa vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt hơn hoặc thiếu vốn. Mục tiêu phải hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2021.

Bộ GTVT mới đây cũng đã đề nghị các địa phương tạo thuận lợi cho các luồng vận chuyển nguyên vật liệu đến các công trình. Đồng thời, đại diện Bộ Giao thông vận tải cũng khẳng định sẽ kiên quyết xử lý trách nhiệm cá nhân nếu để tình trạng chậm giải ngân xuất phát từ phía chủ quan.

Cần giải ngân trên 290.000 tỷ đồng trong giai đoạn nước rút - Ảnh 2.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Ông Đỗ Đình Phan, Trưởng phòng Giám sát 2, Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Hà Nội, cho biết: “Đối với dự án chậm tiến độ vướng mặt bằng không khởi công được thì điều chỉnh, điều hoà cho các dự án có khối lượng khởi công đặc biệt như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã bố trí 600 tỷ đồng, đến nay chúng tôi đã giải ngân 100% và nay đến cuối năm chúng tôi tiếp tục thi công trong mùa lũ vượt nắng thắng mưa và dự kiến giải ngân thêm 300 tỷ để bù được giải ngân chậm của các dự án khác”.

Ông Lê Linh, Giám đốc Ban điều hành dự án công ty Trung Chính, gợi ý sau khi thi công xong thì lập hồ sơ và phối hợp với các bên để tiến hành nghiệm thu thanh toán. Việc giải ngân kịp thời giúp cho dòng tiền của các nhà thầu lưu thông và sẽ đáp ứng được tiến độ thi công tổng thể.

An Mai (t/h)

Chắc chờ ổn bác ơi, tình hình này dễ thua quá, nó đánh không biết đường mà đỡ

Đầu tư công mai về lõm 10% trở lên, mai có khi nào lại có phiên 2 tỉ đô không các bác.

Chờ cho biển êm đã, chứ giờ sóng này thì chỉ có lật thuyền đấy bác. Càng ngày càng xa bờ thì chết.

Tiền nhỏ lẻ vào bắt đáy mấy phiên nay nhiều rồi chỉ sợ các anh ấy đạp 3 phiên 4,5,6 về 1200 thì chết.
Kịch bản này khó nhưng trên thị trường ck ko gì là ko thể, lúc ko nghĩ tới các anh ấy mới đánh úp.

1 Likes

Các bác có nhớ em cảnh báo từ 15 rồi ko, đúng 20 là sập bước vào giai đoạn các anh ấy đạp mạnh.
Các bác sẽ còn chứng kiến nhiều phiên đạp nữa đấy, e chỉ đưa ra nhận xét thôi chứ ko có ý gì.

1 Likes

Múc đtc đón sóng dc chưa Anh

E lại tưởng ai cũng đang chờ múc 1200 kìa😀

e ko khuyến nghị, chỉ đưa ra nhận xét thôi. Tiền ai ngươi ấy quản lí mà bác. :smiley:

E chỉ nhận định thế thôi, chứ có thể còn thủng 1200 xuống 1100 ko ai biết trước được.

Đúng là tạm thời đứng ngoài bác ạ, dập dình nguy hiểm thật.

1 Likes