Chiều nay mới tham dự cái Hội nghị nhà đầu tư của HDB, nghe lãnh đạo nhà này chia sẻ về lợi nhuận mà thấy hấp dẫn ghê.
Ông Trần Hoài Nam Nam - Phó Tổng giám đốc HDB chia sẻ, lãi trước thuế Hdbank năm 2024 tới thời điểm hiện tại dự là 16k tỷ, tăng 23% so với năm trước, vượt kế hoạch ĐHCĐ đề ra (15.8k tỷ). Nếu mà so với 2021 là con số này to hơn 2 lần. Cái đáng chú ý là ban lãnh đạo HDBank đang định trình ĐHCĐ kế hoạch năm 2025 lãi 20k tỷ, tăng 25% so với năm 2024 và gấp 2 lần lợi nhuận năm 2022. Có nghĩa là bình quân lợi nhuận của HDB sẽ nở ra gấp đôi cứ 5 năm một lần.
Thực tế là, 5 năm qua, từ lúc dịch đến nay, HDB liên tục tăng trưởng 2 con số mỗi năm, kể cả trong thời điểm khó khăn nhất của ngành bank, nên việc ban lãnh đạo đặt mục tiêu như vậy là rất phù hợp
Những thành tựu chủ yếu là do ngân hàng đang theo đuổi mô hình ngân hàng bán lẻ đa năng, hướng tới khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, người dân tại các đô thị loại 2 và nông thôn, KH trong các chuỗi giá trị giàu tiềm năng.
Trong đó, hiện 45% - 50% dư nợ của HDBank dành cho KH tại đô thị loại 2 và khu vực nông thôn, với giá trị khoản vay nhỏ hơn, hầu hết có TSĐB và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn KH tại các đô thị lớn; dư nợ tín dụng, bảo lãnh KH trong các chuỗi cung ứng và phân phối như C.P, Unilever…đã vượt 1 tỷ USD với tỷ lệ nợ xấu rất thấp.
Ban lãnh đạo HDB cũng nhanh nhạy và có tầm nhìn đấy, năm 2023 thấy trước KHCN gặp khó khăn, nên đã gấp rút chuyển sang khối KHDN, tập trung vào các ngành động lực kinh tế và dự án nhà ở pháp lý rõ ràng. Nhờ vậy KQKD ngon lành và tăng trưởng đấy.
Đó là những chuyện quá khứ, vậy thì tương lai HDB có tăng trưởng được không ?
Hoàn toàn có thể, bởi Việt Nam là một nền kinh tế có tăng trưởng cao trong 5 năm tới Việt Nam hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu và nhu cầu tăng cao với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử và dệt may. Làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng đã biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất mới của châu Á, đặc biệt nhờ các hiệp định thương mại tự do và vị trí chiến lược. Nhất là khi Trump vừa mới đắc cử như hiện tại. Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục là động lực chính tìm đến Việt Nam. Điều này qua đó, sẽ giúp thúc đẩy dòng thu nhập và chi tiêu của người lao động./
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất thấp và tỷ giá ổn định, hỗ trợ doanh nghiệp và xuất nhập khẩu. Chính sách này tạo điều kiện cho đầu tư và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh thị trường biến động. Đồng thời, thị trường bất động sản phục hồi nhờ các chính sách pháp lý hoàn thiện, tập trung vào phân khúc tầm trung. Điều này tạo đà cho ngành xây dựng và bất động sản quay trở lại.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành ngân hàng đang ở bên chân sóng của một chu kỳ tăng trưởng mới. Thực tế, tính chung 10 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng chỉ mới khoảng 10%, vẫn cách xa mục tiêu 14-15% hồi đầu năm nay đồng thời vẫn còn thấp hơn so với bình quân >12%/năm của bình quân 5 năm trước dịch. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là tăng trưởng tín dụng bắt đầu có dấu hiệu hồi phục hồi, dấu hiệu xác nhận chân sóng đã rõ nét hơn.
Tại Hội nghị, lãnh đạo HDB cũng chia sẻ tầm nhìn, tuy còn những khó khăn như biến động tỷ giá do Trump, nhưng FED đã chính thức đảo chiều chính sách tiền tệ. Do đó, về dài hạn vẫn sẽ có nhiều cơ hội.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay bất động sản của HDBank chỉ ở mức 0.2%. Đây là kết quả của việc ngân hàng tập trung cho vay các dự án thuộc phân khúc bất động sản tầm trung, có pháp lý đầy đủ và nằm tại các vị trí có thanh khoản cao. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro không chỉ cho ngân hàng mà còn cho hệ thống tài chính nói chung, trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn phục hồi.
Trả lời trong Hội nghị, Phó Tổng giám đốc Trần Hoài Nam chia sẻ câu chuyện chuyển đổi chiến lược của HDB:
“Khi nhận thấy kinh tế tăng trưởng chậm, KHCN đối diện nhiều khó khăn, HDBank nhanh chóng chuyển hướng ưu tiên dòng vốn tới đối tượng KHDN, trong các ngành là động lực tăng trưởng kinh tế như sản xuất xuất khẩu, các chuỗi cung ứng và phân phối hàng tiêu dùng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, các dự án nhà ở thuộc phân khúc tầm trung có pháp lý đầy đủ…để đón đầu đà phục hồi của nền kinh tế và nhu cầu vay vốn”
Có thể thấy rất rõ sự sẵn sàng của HDB để tăng trưởng trong chu kỳ mới. Từ yếu tố nội tại ngân hàng và thực tế vĩ mô khả năng duy trì chuỗi tăng trưởng gấp đôi mỗi 5 năm của HDB là hoàn toàn khả thi.
Quay lại quá khứ một chút, với tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi sau mỗi 5 năm, giá cổ phiếu HDB thực tế trong 5 năm qua đã tăng gấp 3 lần so với ban đầu. Do đó, để kỳ vọng HDB gấp 2 gấp 3 trong chu kỳ mới không phải là không có lý.