DBC sẽ tăng giá như GVR với mẫu hình VCP

,

DBC. Góc nhìn về mẫu hình cổ phiếu và điểm nhấn đầu tư 2024

Kính mời anh chị đón xem:

image
Nguồn thu chủ yếu của Dabaco hiện đến từ các mảng thức ăn chăn nuôi, ngoài ra là các mảng khác như giống gia súc gia cầm, giết mổ chế biến thực phẩm, dầu thực vật, phân bón vi sinh và bất động sản… Ở mảng thức ăn chăn nuôi, Dabaco đầu tư hệ thống các nhà máy chế biến cao cấp tại Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Tĩnh, Bình Phước, Phú Thọ có tổng công suất 1,5 triệu tấn.

image
Qua theo dõi các năm qua, mảng thức ăn chăn nuôi của DBC “không bao giờ lỗ, không thể lỗ”. Đó cũng là lời phát biểu của Chủ tịch. Và thực tế đúng như vậy. Hiện tại, mảng này đem về LN mỗi tháng từ 25-30 tỷ. Khoảng 300 tỷ/năm.


Giá thịt lợn hơi đã tạo đáy trong tháng 12 và liên tục tăng gần 13.000 đồng/kg khi nhu cầu trước tết và sau tết tăng mạnh thì có thể hỗ trợ rất nhiều cho KQKD của DBC trong quý 1/2024. Hiện tại giá thịt lợn đang ở giá 57


Giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (ngô, đỗ tương…) lại ở vùng thấp nhất nhiều năm do nguồn cung dồi dào hay các yếu tố khác như sản xuất lúa mạch mạnh mẽ, thuận lợi về thời tiết tại các nước sản xuất lớn như Brazil và Nam Mỹ.

Đặc biệt là biên lợi nhuận mảng thức ăn chăn nuôi khá mỏng. Khi chi phí nguyên liệu giảm, các doanh nghiệp chăn nuôi như Dabaco sẽ có lợi thế trong việc giảm chi phí sản xuất, từ đó tăng cường biên lợi nhuận. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến khả năng cạnh tranh của Dabaco trên thị trường và có thể tạo ra các triển vọng tích cực cho doanh nghiệp trong tương lai.

image
Đối với ngành chăn nuôi heo. Có một tác động bên ngoài rất mạnh đó là dịch tả lợn Châu Phi, nhưng mặt khác dịch lợn đem lại lợi nhuận tỷ đô cho Dabaco. Đây mới là bước ngoặt là cái sự kỳ vọng lớn nhất của Dabaco trong thời điểm hiện tại thế thì chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi với cái việc là đã tạo ra được vắc xin dịch tả lợn Châu Phi thì Dabaco đã giải quyết được cái bài toán khó 100 năm của ngành chăn nuôi.

image
Đánh giá về Tính cạnh tranh: Với nhu cầu quá lớn (đàn lợn 770 triệu con) thì công suất của cả 3 đơn vị của VN không đủ đáp ứng 1 phần nhu cầu. Trên TG cũng không có nước nào sản xuất được được. Vì vậy có thể nói tính cạnh tranh bằng 0. Vaccine của DBC lại có ưu điểm hơn là dễ bảo quản và sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.
Thậm chí Rumaria đã đề nghị được làm đầu mối nhập khẩu vaccine dịch tả lợn châu Phi sang các nước châu Âu, còn Philippine đã thử nghiệm xong và mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam.

Ngọc Nguyễn
Chuyên viên chứng khoán VPS