THÔNG TIN CƠ BẢN
Là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước. Cty có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 85 tấn/giờ. Thức ăn chăn nuôi của cty được tiêu thụ trên tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước.
Cty có 1 dây chuyền giết mổ gà được nhập khẩu từ Đan Mạch với công suất 2.000 con/giờ.
Dabaco hiện có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đang hoạt động, có tổng công suất thiết kế trên 1.500.000 tấn/năm.
Cập nhật KQKD Q2.2024 và 6 tháng đầu năm 2024
Trong Quý 2, Dabaco ghi nhận doanh thu đạt 3.331 tỷ đồng (-5,9%yoy) và LNST đạt 145 tỷ đồng (-55,5% yoy). Lợi nhuận suy giảm mạnh so với cùng kỳ bởi không còn khoản lợi nhuận đột biến từ BĐS như Q2.2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu và LNST của DBC đạt 6.674 tỷ đồng (+12,3% yoy) và 218 tỷ đồng (+3.474% yoy). KQKD cải thiện trong 6 tháng đầu năm nhờ thị trường thuận lợi và so với mức nền thấp cùng kỳ.
Triển vọng tăng trưởng doanh thu
Thịt lợn là một nhu yếu phẩm được tiêu thụ nhiều. Do đó, kỳ vọng với giá lợn neo cao, sản lượng tiêu thụ vẫn không thay đổi nhiều.
Dabaco huy động thành công gần 1.300 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu: Kết thúc đợt chào bán 92,6 triệu cho cổ đông hiện hữu và người lao động trong công ty, Dabaco đã phân phối được gần hết, thu về gần 1.300 tỷ đồng.
Dự kiến số tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư vào công ty con là Công ty TNHH Dầu thực vật Dabaco (Tập đoàn Dabaco sở hữu 100% vốn điều lệ) nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành Dabaco.
Nhà máy này có địa chỉ tại xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; giai đoạn 1 có công suất thiết kế 500 tấn đậu tương/ngày đã đi vào hoạt động từ quý 4/2019. Giai đoạn 2020-2023, nhà máy đạt lợi nhuận sau thuế trên 180 tỷ đồng. Với giai đoạn 2, Dabaco dự kiến công suất nhà máy đạt 1.000 tấn đậu tương/ngày, tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng.
=> Điều này giúp thúc đẩy doanh thu từ hoạt động cốt lõi của DBC
Giải trình LNST Q2 DBC
Theo Giải trình LNST hợp nhất Q2 2024, DBC cho rằng tình hình giá cả nguyên liệu sản xuất TACN trong nước và nhập khẩu tiếp tục biến động, tỷ giá đô la Mỹ, chi phí vận chuyển tăng cao. Tuy nhiên, nhờ chiến lược điều hành linh hoạt, phù hợp của BLD mà tiết kiệm được chi phí sản xuất… Theo đó các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty mẹ đạt KQ sản xuất kinh doanh tốt.
=> Nhìn chung theo quan điểm của tôi cho rằng mặc dù KQKD Q2 không được như mong đợi, triển vọng của DBC vẫn nằm ở phía trước. Mọi người thấy thế nào ạ?