Chúc mừng bạn chủ pic và anh em cổ đông trung thành của DBC
Vững tay chèo cụ nhé!
Trên TT đầy khốc liệt này. Khg vững tay vững chân là té trong một nốt nhạc.
Phải tim hiểu thật kỹ doanh nghiệp mới khg bị hù dọa!!
Chuẩn cụ ạ, phải tìm hiểu thật kỹ cụ nhé. chỉ có cách là đào bới doanh nghiệp khi đó mới có thể biết giá trị chính xác của CP. Chúc anh em ngày mới thành công!
ANh em mạnh dạn lên nhé! Lợn giá này còn rẻ lắm!
Giá heo hơi hôm nay 12.3.2024: Tiếp tục tiến triển tốt
Đúng như dự báo, giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở một số địa phương trong cả nước, do nguồn cung hạn chế tạm thời.
Sau nhiều ngày trầm lắng, thị trường miền Bắc đã bắt đầu sôi động. Giá heo hơi tăng 1.000 đồng tại Yên Bái, Hà Nam, Nam Định lên 57.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại duy trì mức cao từ 56.000 - 57.000 đồng/kg. Riêng Thái Bình có giá tới 58.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Thị trường thịt heo và heo hơi tiến triển tốt
CHÍ NHÂN
Xu hướng tăng cũng ghi nhận tại một số tỉnh thành khu vực miền Trung và Tây nguyên. Tại Nghệ An và Quảng Bình cùng tăng 1.000 đồng lên 56.000 và 55.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại có giá heo hơi từ 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Ngược lại, sau khi liên tục tăng hồi tuần trước, thị trường miền Nam tuần này khởi đầu chậm chạp. Tại Kiên Giang và Hậu Giang duy trì giá heo hơi 59.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ cùng đạt mức 58.000 đồng/kg. Bình Dương và An Giang thấp hơn với 57.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại duy trì từ 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi bình quân cả nước 56.700 đồng/kg. Công ty C.P Việt Nam tiếp tục tăng giá bán heo với miền Bắc 62.000 đồng/kg và miền Nam 60.500 đồng/kg.
Tại TP.HCM, sức tiêu thụ vẫn ổn định và giá cả mặt hàng thịt heo không có nhiều biến động. Giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg. Giá thịt heo như ba rọi 103.000 đồng/kg, sườn non từ 133.000 đồng/kg, sườn già 92.000 đồng/kg, nạc vai 93.000 đồng/kg, chân giò rút xương 101.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 160.000 đồng/kg…
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2023 chăn nuôi heo của Việt Nam trở lại vị trí thứ 5 thế giới về đầu con và thứ 6 thế giới về sản lượng thịt hơi. Trong các năm 2022 và 2023, ngành chăn nuôi Việt Nam duy trì tăng trưởng ở mức bình quân 5,5%/năm.
Trong năm 2023, xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 157 triệu USD, tăng 36,3%. Trong đó, xuất khẩu thịt heo đạt 12.300 tấn, tăng 28% so với cùng kỳ 2022, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kông, Malaysia, Campuchia…
Giá heo tăng thì chắc chắn DBC sẽ là công ty hưởng lợi nhiều nhất
Chắc chắn rồi cụ nhé, phiên nay bùng nổ quá các Cụ nhỉ!
Doanh nghiệp ngành chăn nuôi: Bức tranh sáng năm 2024
Trong quý 4/2023, giá heo hơi trung bình cả nước phần lớn dao động dưới mức 50,000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đó. Cộng thêm tình trạng nhập lậu heo giá rẻ, áp lực cho nhóm chăn nuôi tiếp tục gia tăng.
Thống kê từ VietstockFinance trong quý 4/2023 với 6 doanh nghiệp mạnh về chăn nuôi heo, có 3 doanh nghiệp báo lãi tăng (1 chuyển lỗ thành lãi), 1 cái tên giảm lợi nhuận và 2 gương mặt thua lỗ.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chăn nuôi heo trong quý 4
Dẫn đầu về lợi nhuận tăng trưởng là Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức (“bầu Đức”). Trong quý 4, HAG lãi ròng tới hơn 1 ngàn tỷ đồng, gấp 3.5 lần cùng kỳ.
Tuy vậy, mức tăng này hầu hết từ hoạt động tài chính. Cụ thể, doanh thu tài chính của HAG gấp 3.6 lần cùng kỳ, ở mức 295 tỷ đồng, do Công ty thanh lý một số khoản đầu tư. Bên cạnh đó là việc được miễn giảm tới hơn 1.4 ngàn tỷ đồng lãi vay từ Eximbank (EIB), giúp chi phí tài chính ghi âm 996 tỷ đồng. Còn đối với mảng chăn nuôi, doanh số bán heo quý 4 ghi nhận giảm 34%, còn 465 tỷ đồng.
Khoản lợi nhuận từ quý 4 cũng giúp tình hình lũy kế của HAG khả quan hơn. Doanh nghiệp báo lãi 2023 hơn 1.7 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 51% so với năm trước.
Đáng chú ý, vào thời điểm cuối năm 2023, HAG đã thông qua việc thoái vốn khỏi Bapi HAGL - đơn vị phân phối sản phẩm “heo ăn chuối”. Theo đó, HAG muốn chuyển nhượng toàn bộ 2.75 triệu cp Bapi HAGL, mệnh giá 10,000 đồng/cp, tương đương 27.5 tỷ đồng. Sau khi Công ty hoàn tất thủ tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phần Bapi HAGL, Bapi HAGL sẽ không còn là công ty liên kết của HAG. Chưa rõ việc thoái vốn này là động thái muốn cắt giảm hoạt động tại mảng chăn nuôi heo hay chỉ là HAG muốn tập trung hơn vào mảng chăn nuôi heo bán buôn.
Trong khi đó, Dabaco (DBC) chỉ lãi nhẹ 6 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 79 tỷ đồng). Nguyên nhân cũng không nhờ mảng chăn nuôi, mà từ khoản lợi nhuận khác 16 tỷ đồng. Nếu không có khoản thu nhập này, Doanh nghiệp đã phải báo lỗ trong quý 4.
Lũy kế cả năm, Dabaco lãi 25 tỷ đồng, gấp 5 lần năm trước. Tuy vậy, mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh chủ yếu là do tình hình năm 2022 cũng rất tệ. Nhìn chung, bức tranh kinh doanh của “trùm chăn nuôi” vẫn bị đánh giá là khó khăn, trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn gia súc vẫn bùng phát ở nhiều địa phương trong cả nước, nhu cầu tiêu dùng tiếp tục giảm và giá heo hơi đang trong giai đoạn dò đáy. Nếu không tính năm 2022 thì đây là giai đoạn kinh doanh tệ nhất của “trùm chăn nuôi” Việt trong 15 năm qua.
Chỉ HPG báo kết quả thực sự tích cực, khi mảng nông nghiệp mang về 88 tỷ đồng lợi nhuận (cùng kỳ lỗ 34 tỷ đồng). Lũy kế cả năm, mảng này lời 181 tỷ đồng, gấp 8 lần năm trước.
Ở nhóm đi lùi, Vissan (VSN) lãi 19 tỷ đồng trong quý 4, chưa bằng 1/2 cùng kỳ. Lũy kế cả năm, Doanh nghiệp báo lãi 107 tỷ đồng, thấp hơn năm trước 22%. VSN cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh năm qua chịu tác động bất lợi của nhiều yếu tố khách quan ngoài dự báo (kinh tế vĩ mô, căng thẳng địa - chính trị thế giới, cắt giảm chi tiêu do kinh tế khó khăn…). Cuối năm 2023, xác định không thể hoàn thành mục tiêu từ ĐHĐCĐ, VSN phải quyết định giảm 24% kế hoạch lợi nhuận.
Doanh nghiệp “heo ăn chay” BAF thậm chí lỗ 31 tỷ đồng (cùng kỳ lãi ròng 7 tỷ đồng), cũng là quý đầu tiên báo lỗ kể từ khi lên sàn. Doanh nghiệp cho biết, giá thức ăn chăn nuôi cao từ đầu và giữa năm có độ trễ và phản ánh vào quý 4/2023, trong khi giá heo tạo đáy trong kỳ kéo doanh thu giảm sâu.
Lũy kế cả năm 2023, BAF chỉ lãi ròng 20 tỷ đồng, giảm khoảng 93% so với năm trước và cũng không thể hoàn thành kế hoạch thông qua từ ĐHĐCĐ 2023.
Masan Meatlife (MML) - đơn vị kinh doanh thịt heo của Masan - có quý thứ 6 liên tiếp báo lỗ, với khoản lỗ ròng 68 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 143 tỷ đồng). Việc lỗ thấp hơn cùng kỳ nhờ có thêm doanh thu từ mảng thịt chế biến. Dẫu vậy, cả năm, MML lỗ tới 386 tỷ đồng (lỗ ròng năm trước là 145 tỷ đồng).
Kết quả kinh doanh lũy kế của các doanh nghiệp ngành chăn nuôi heo
Chờ đợi quý 1/2024
Theo báo cáo từ TPS, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới. Theo ước tính của OECD, sản lượng thịt heo của Việt Nam dự kiến đạt 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4.7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3.1%/năm. Hiện nay, sản lượng thịt sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 95% sức tiêu thụ trong nước.
Vì vậy, lĩnh vực chăn nuôi là ngành có nhiều tiềm năng, đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nước ngoài và trong nước. Triển vọng của các doanh nghiệp ngành heo được đánh giá là tích cực trong dài hạn. Trong ngắn hạn cũng có những dấu hiệu cho thấy sự đi lên.
Từ đầu năm 2024, giá heo hơi trung bình cả nước đã có sự phục hồi, có lúc vượt lên trên 56,000 đồng/kg (có những địa phương lên tới 58,000 đồng/kg). Nhu cầu tiêu thụ tăng cao dịp tết Nguyên đán là cơ sở để nhiều doanh nghiệp tin vào kết quả tốt trong quý 1/2024.
Về vấn đề heo nhập lậu, ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch HĐQT BAF - cho là một rủi ro có thể kiểm soát, dựa trên việc các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát kể từ giữa tháng 1/2023.
Hom
Hom nay gia heo lại tăng tiếp
Giá heo cứ tăng thế này. Lo gì DBC quý này không lãi khủng
Với giá Heo này chưa kể rất nhiều thông tin quan trọng sắp tới thì DBC còn phải vượt đỉnh mọi thời đại các cụ nhé
Giá heo hơi hôm nay ngày 14/3/2024: Tiếp tục tăng, đã có địa phương chạm mốc 60.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay ngày 14/3/2024 tiếp tục tăng rải rác tại các khu vực trên cả nước và ghi nhận mức giá cao nhất 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ngày 12/3/2024: Khu vực miền Bắc tăng trở lạiGiá heo hơi hôm nay ngày 13/3/2024: Tăng cao nhất 2.000 đồng/kgTỷ giá USD hôm nay 14/3/2024: USD trong nước tiếp tục tăng, thế giới đảo chiều giảm trở lạiGiá vàng hôm nay 14/3/2024: Vàng SJC bất ngờ quay đầu giảm mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng sau chuỗi ngày tăng nóng
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 14/3/2024
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 14/3/2024 tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg trên phạm hẹp và dao động trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ngày 14/3/2024 tiếp tục tăng, đã có địa phương chạm mốc 60.000 đồng/kg
Theo đó, mức tăng cao nhất 2.000 đồng/kg được ghi nhận tại Vĩnh Phúc và đưa giá heo hơi tại địa phương này lên mức 58.000 đồng/kg.
Tương tự, sau khi tăng một giá, thương lái tại Bắc Giang, Phú Thọ đang thu mua heo hơi với giá 58.000 đồng/kg, ngang bằng với Yên Bái, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Tuyên Quang.
Mức giá cao nhất khu vực 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội sau khi thương lái tại địa phương này điều chỉnh giá thu mua tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên, Ninh Bình.
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay 14/3/2024 tiếp tục tăng trong phạm vi hẹp
Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg trong phạm vi hẹp và dao động trong khoảng 55.000 – 58.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi tăng một giá giá, thương lái tại Thừa Thiên Huế thu mua heo hơi với giá 56.000 đồng/kg, ngang bằng với Hà Tĩnh, Ninh Thuận.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.
Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bình Thuận.
Nghệ An và Đắk Lắk cùng ghi nhận mức giá 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên hôm nay 14/3/2024 tăng nhẹ trong phạm vi hẹp
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 14/3/2024
Tại khu vực phía Nam, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ trong phạm vi hẹp và dao động trong khoảng 56.000 - 60.000 đồng/kg.
Theo đó, sau khi tăng một giá, thương lái tại Kiên Giang thu mua heo hơi ở mức 60.000 đồng/kg, cao nhất cả nước.
Cùng ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Bình Phước, Vĩnh Long lần lượt ở mức 58.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bến Tre.
Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng đang cùng thu mua heo hơi với giá 58.000 đồng/kg.
Ngoại trừ Hậu Giang đang ghi nhận mức giá 59.000 đồng/kg, các địa phương gồm Bình Dương, An Giang, Cà Mau, Trà Vinh cùng ghi nhận mức giá 57.000 đồng/kg
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 14/3/2024 cao nhất 60.000 đồng/kg
Biến động tăng/giảm giá heo hơi ngày 14/3/2024 tại các khu vực
Nhiều thông tin tích cực cho DN chăn nuôi thật sự
Phiên 14/03 Nhìn lệnh giao dịch mới thấy đúng bóng dáng Siêu cổ phiếu.
Phiên hôm nay cụ nào xem lệnh mới thấy được cổ đông của DBC chất thế nào. Có thể thấy rõ trong cả phiên tây lông đã chủ động đánh úp anh em DBC ghê gớm , mặc dù lượng bán không phải là quá khủng. Nhưng việc tây lông chủ động bán và những lúc nhạy cảm nhất và những lúc mà anh em đang mua lên, giống như việc bạn đang đánh dập đầu con rắn vậy.
Trở lại quá trình diễn biến trong phiên, như anh em đã biết phiên qua DBC đã thể hiện xuất sắc, nhất là khi ATC đã đóng thẳng lên 32 với lực mua lên tới 1.6 triệu cổ. Nhìn lệnh trên giá 32 mới thấy lệnh bán mỏng ( điều này anh em tự hiểu hàng ở đâu hết rồi nhé). Phiên hôm nay cổ phiếu cần về điều chỉnh nhẹ về vùng 31.6 để hấp thụ hàng cũng như muốn điều tiết lại sự hưng phấn của CĐ, điều này là cần thiết cho 1 Siêu cổ phiếu khi quãng đường còn rất dài và xa.
Trong bối cảnh 3 phiên trở lại đây DBC đã hấp thụ 1 lượng lớn cổ phiếu và mức giá cũng đã vượt lên 32, một mức giá mà nhiều anh em còn chưa nghĩ tới.
Tôi thực sự ấn tượng với sự quyết tâm, ý trí và sức mạnh của anh em CĐ, những thuyền trưởng trèo lái con tàu này. Có những phút ý trí đã được đẩy lên và giá gần về vùng tham chiếu thì "tây lông " lại chủ động mang hàng ra quật, thông thường với lượng Cổ phiếu đã giao dịch lớn như mấy phiên vừa qua thì lực cũng phải nói là không thể siêu sung mãn được. Tôi có cảm giác phiên nay tây lông đã có 1 kế hoạch và sự chủ động không hề nhỏ bằng việc định dập tắt ý trí của anh em CĐ. Điển hình là những phút gần cuối giờ, anh em đang mua lên ( có những lúc lên tới 31.8) thì bị vụt bất ngờ khiến anh em chùn bước.
Nhưng không! tây lông đã không ngăn cản được tinh thần chiến đấu và sức mạnh của anh em CĐ của DBC, tây lông đã nhầm, nhầm khi nghĩ sẽ bẻ gãy được xu thế đang hừng hực đi lên của DBC.
1 phiên đỏ nhẹ trong bối cảnh VNI cũng đạp ngấu nghiến lúc cuối giờ, khiến cho tâm lý nhiều anh em dao động.
Trong quá trình đi lên không thể thiếu những phiên như thế này của 1 siêu cổ phiếu, bởi chỉ có những pha kiểm định gắt gao thế này mới cho thấy sức mạnh của DBC.
Một phiên đỏ nhẹ sau 3 các phiên mạnh mẽ là điều hợp lý, đây cũng là cơ hội cho những ai đang lỡ chuyến tàu 3 con số này. Anh em mua bán tùy duyên, còn riêng em, em cảm nhận được đây là 1 siêu cổ phiếu mà nếu ai không nắm giữ thì thật là tiếc…
Theo các hội, hiệp hội chăn nuôi, việc các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn nhiều lỗ hổng đang tạo điều kiện cho các sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng ồ ạt vào nước ta. Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, chỉ 3 - 5 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập siêu sản phẩm chăn nuôi.
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam và Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam vừa gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội kiến nghị giải pháp kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi .
Theo đó, 4 hội, hiệp hội lớn cho rằng, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam hiện nay còn nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện cho các sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng đang ồ ạt vào Việt Nam. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt, trứng gia cầm, Việt Nam phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến sản phẩm chăn nuôi của nước yếu thế và thiệt thòi ngay ở trong nước.
Chỉ riêng năm 2023, Việt Nam chi tới 3,53 tỷ USD để nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhưng xuất khẩu chỉ đạt 515.000 USD. Chưa kể, còn một khối lượng rất lớn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu tiểu ngạch ( nhập lậu ) như trâu, bò, gà thải loại, gà giống…
Các hội, hiệp hội cho rằng, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam đang gây ra nhiều rủi ro, hệ lụy, lan truyền dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm và viêm da nổi cục trên trâu bò …
Các sản phẩm nhập khẩu đang tạo ra áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
"Các sản phẩm nhập khẩu tạo ra áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Bởi phần lớn các sản phẩm là thực phẩm gần hết hạn sử dụng nên có giá rất rẻ, chỉ bằng 50% giá sản phẩm trong nước khi nhập về. Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, chỉ 3-5 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi”, đại diện các hội, hiệp hội cho hay và đề xuất Nhà nước cần có chính sách và thời gian để người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước có thể thích nghi được.
Lãnh đạo các hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các bộ, ngành tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Đối với nhập khẩu chính ngạch, 4 hội và hiệp hội kiến nghị khẩn trương xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các chính sách thương mại để hạn chế thấp nhất việc nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm chăn nuôi.
Trong đó, cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và hạn chế thấp nhất số lượng các cửa khẩu được phép nhập khẩu vật nuôi sống vào Việt Nam, như kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…
“Các nước này hiện đưa ra các yêu cầu về xử lý nhiệt lạnh với công nghệ phức tạp, chi phí cao hay mỗi nước trung bình chỉ cho phép có từ 3-5 cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không được phép nhập khẩu vật nuôi sống. Trong khi Việt Nam có trên 30 cửa khẩu các loại được phép nhập khẩu vật nuôi sống”, đại diện 4 hội, hiệp hội chia sẻ.
Lãnh đạo các đơn vị trên cũng kiến nghị cấm tất cả mọi hình thức nhập khẩu tiểu ngạch và sử dụng các loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu theo hình thức này.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Chăn nuôi Thú y về lợn toàn cầu: Cơ hội cho doanh nghiệp ‘bứt phá’
Đăng cai tổ chức Hội nghị Chăn nuôi Thú y về lợn toàn cầu thể hiện sự tự hào của cộng đồng chăn nuôi, thú y lợn tại Việt Nam.
Ông chủ Aeon Mall đang tìm kiếm các nhà cung ứng tại thị trường chiến lược Việt Nam
Lộ diện chủ đầu tư nhà máy sản xuất mỡ bôi trơn 135 tỷ đồng vừa khởi công tại Ninh Thuận
ĐHĐCĐ thường niên 2024: Dabaco (DBC) mời cổ đông tham quan nhà máy vaccine
Chăn nuôi lợn luôn là ngành chiếm trí quan trọng trong nông nghiệp tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Cùng với sự gia tăng nhu cầu do gia tăng dân số và phát triển kinh tế, tổng sản lượng thịt lợn phải được gia tăng về số lượng và chất lượng với quy mô toàn cầu.
Các công nghệ cao được áp dụng để tăng năng suất và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vấn đề dịch bệnh vẫn luôn là thách thức lớn cho ngành. Dịch bệnh không còn lưu hành một địa phương mà có khả năng lây lan giữa các quốc gia, châu lục trong một thế giới kết nối như hiện nay.
Để vượt qua những thách thức đó, những người làm việc liên quan lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên lợn trên khắp thế giới phải cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, quan điểm và cơ hội nhằm hướng tới mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi và quản lý sức khỏe đàn lợn nuôi bền vững.
Tổ chức quốc tế về sức khỏe lợn - IPVS (International Pig Veterinary Society) được thành lập vào năm 1967 với hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Cambridge (Vương quốc Anh) vào năm 1969. Từ đó cứ mỗi 2 năm, các cá nhân có quan tâm về chăn nuôi và thú y trên lợn khắp thế giới đều tụ họp tại hội nghị. Tính đến nay đã có 26 lần hội nghị, hội nghị lần thứ 27 sẽ được tổ chức tại Đức vào tháng 6/2024 này.
Logo chính thức của Hội nghị Chăn nuôi Thú y về lợn toàn cầu được tổ chức năm 2026 tại Việt Nam
>> Giá heo hơi cán mốc 58.000 đồng/kg, khối ngoại gom lượng lớn cổ phiếu DBC của Dabaco
Đăng cai tổ chức hội nghị là một vinh dự cho một quốc gia trong “sân chơi” lớn của thế giới. Đó còn là sự công nhận về sự phát triển không chỉ về ngành chăn nuôi, thú y trên lợn mà còn là sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác của quốc gia đăng cai. Ngoài ra, với một số lượng lớn người tham dự từ khắp nơi trên thế giới. Ước tính riêng số đại biểu tham gia các hội thảo khoa học trong hội nghị sẽ là hơn 3.000 người.
Việt Nam có ngành chăn nuôi lợn phát triển qua nhiều năm với tổng số lợn hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Nhiều thế hệ các chuyên gia và người làm việc liên quan đến chăn nuôi, thú y lợn trong nước luôn mong muốn một ngày Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức hội nghị ý nghĩa này.
Ban Điều hành IPVS đã chấp thuận trao quyền đăng cai tổ chức Hội nghị IPVS lần thứ 28 vào năm 2026 tại TP. HCM, từ ngày 16-19/6/2026, với trường Đại học Nông lâm TP. HCM là đơn vị tổ chức chính. Đây là sự kiện quan trọng và là niềm vui, sự tự hào của cộng đồng chăn nuôi, thú y lợn tại Việt Nam. Hội nghị này hứa hẹn sẽ là nơi mang lại những thông tin bổ ích và cơ hội kết nối thành công cho các đơn vị, cá nhân liên quan trong ngành chăn nuôi lợn.
Đặc biệt, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành trên cả nước, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp chăn nuôi và sản xuất vaccine quảng bá đến bạn bè quốc tế những sản phẩm của Việt Nam.
Tại Việt Nam đã có 2 loại vaccine phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi được cấp giấy chứng nhận lưu hành là NAVET-ASFVAC của Công ty thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty AVAC Việt Nam.
Việt Nam cũng sắp có loại vaccine thứ 3 là vaccine của Tập đoàn Dabaco. Vaccine DACOVAC-ASF2 của Dabaco là một trong 3 mã vaccine phòng chống dịch tả lợn châu Phi được triển khai tại Việt Nam. Hiện, loại vaccine này đang trong giai đoạn thẩm định cuối cùng của cơ quan chức năng trước khi cấp giấy chứng nhận lưu hành.
Là nước đầu tiên nghiên cứu thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi, giải thành công bài toán trăm năm của thế giới, Việt Nam đang được các nước quan tâm, mở ra thị trường tỷ đô cho các doanh nghiệp Việt.