DCM – Biên lợi nhuận gộp được kỳ vọng tăng

:white_check_mark: DCM công bố doanh thu trong Q2/2024 đạt 4,006 tỷ đồng, tăng 16% YoY, LNST đạt 570 tỷ, tăng 82% YoY. Lũy kế 6T/2024, DCM ghi nhận doanh thu 6,891 tỷ đồng, tăng 10% YoY, LNST đạt 919 tỷ đồng, tăng 70% YoY.

:white_check_mark: Doanh thu Q2/2024 tăng trưởng tích cực chủ yếu nhờ mảng phân NPK với sản lượng tăng 42% YoY và giá bán tăng 24% YoY trong khi doanh thu mảng Ure giảm 8% YoY cho sản lượng giảm. Biên lợi nhuận gộp Q2 cải thiện mạnh lên mức 15.2% (cùng kỳ 10.7%) nhờ giá bán tăng. Ngoài ra, lợi nhuận tăng mạnh còn nhờ chi phí khấu hao giảm 83% và lợi nhuận tài chính đột biến 167 tỷ đồng đến từ việc mua công ty KVF hồi tháng 4/2024 với giá rẻ.

:white_check_mark: Triển vọng của DCM sẽ khá sáng nhờ giá dầu thế giới đang giảm mạnh, theo đó giá khí đầu vào của DCM cũng sẽ giảm theo, hỗ trợ tích cực cho biên lợi nhuận. Ngoài ra, La Nina diễn ra cũng là một điều kiện thuận lợi cho giá khí giảm do thế giới sẽ tận dụng sang thủy điện. Trong khi đó, kỳ vọng nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp sẽ tăng trưởng trong thời gian tới khi kinh tế hồi phục. Ngoài ra, thương vụ M&A công ty KVF đã giúp DCM tăng gấp đôi công suất phân NPK, sẵn sàng cho chu kỳ mới.

:white_check_mark: DCM cũng hưởng lợi từ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có nội dung mặt hàng phân bón sẽ chịu thuế VAT 5%. Hiện tại, mặt hàng phân bón đang không phải chịu thuế VAT (Luật thuế 71). Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội đang nghiên về ý kiến áp thuế 0% cho phân bón thay vì 5%, dù áp thuế 0% hay 5% đều có tác động tích cực cho các doanh nghiệp phân bón trong nước (chỉ là nhiều hoặc ít) do sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào (hiện tại là các công ty sản xuất phân bón đang không được khấu trừ chi phí này). Bộ Tài Chính đang thảo luận nghiên cứu và sẽ trình chính thức dự thảo vào kỳ họp Quốc hội thứ 8 (dự kiến diễn ra trong tháng 10/2024).

:white_check_mark: Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DCM đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 12.9x (tương ứng EPS TTM là 2,798 VNĐ).