Dcm: động lực tăng trưởng

, , ,

DCM: ĐỘNG LỰC TỪ NGA X UCRAINA HAY TỪ NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH

  1. Nhà máy Urê đã hết khấu hao từ T9/2023:.
    DCM đã sử dụng chính sách khấu hao đường thẳng cho nhà máy Urê trong vòng 12 năm kể từ T09/2011, với chi phí khấu hao nhà máy mỗi năm ước tính ~1.200-1.300 tỷ đồng/năm. Việc hết khấu hao kể từ cuối T09/2023 sẽ giúp DCM tiết kiệm ~900- 1000 tỷ đồng trong năm 2024 so với năm 2023. (Hình 1)

2. Doanh thu từ hoạt động tài chính
Lượng tiền mặt ở ngưỡng rất cao: 2200 tỷ tại ngân hàng VCB với lãi suất 3%/ năm. đầu tư ngắn hạn 3 tháng 8200 tỷ với lãi suất từ 3.5 – 8.1% / năm. Tối thiểu khoản đầu tư này một năm sẽ đem về cho DCM từ 500 -600 tỷ/ năm từ lãi suất tiền gửi và chênh lệch tỷ giá ~ 25.000 VNĐ như hiện nay (Hình 2)

3. Trích lập hàng tồn kho
Lượng hàng tồn kho của DCM được tính theo nguyên tắc FIFO, do vậy trong thời gian khi giá Ure ở ngưỡng cao thì cần trích lập lớn lên đến ~140 tỷ. Tuy nhiên cuối năm 2023, lượng trích lập này chỉ còn ~31 tỷ (Hình 3). Chúng tôi kì vọng trong 2024, lượng trích lập này tiếp tục được giảm xuống do giá Ure thế giới đã tăng từ nền hơn 10% (Hình 4)

4. Giá Ure thế giới đang hồi phục

Năm 2024, chúng tôi ước tính giá Urê của DCM tăng lên mức 9.500 đồng/kg (+2,8% YoY), tương đương ~390 USD/tấn, cao hơn 5% so với giá Urê thế giới (~380$)

5. Tình hình tài chính DCM

  • Hoạt động sản xuất của DCM vẫn đang diễn ra khá tốt, mặc cho giá Urê thế giới có biến động

  • Biên lợi nhuận EBIT của DCM đang gia tăng trở lại kể từ Q4/2023

  • Vòng quay chu kì tiền của DCM cũng đã tốt hơn kể từ Q2/2023

6. DCM dự tính M&A với công ty TNHH Phân bón Hàn-Việt (KVF)

  • Giá trị khoản đầu tư này được dự tính là 600 tỷ, nâng tổng công suất DCM tối đa lên 660.000 tấn/năm (công suất hiện tại của nhà máy NPK Cà Mau 300.000 tấn/năm) để tập trung phát triển đối với sản phẩm NPK.
  • Trước M**&**A, sản lượng tiêu thụ của nhà máy NPK của KVF chỉ ở mức thấp, dưới 100 nghìn tấn/năm (~28% CSTK). Sau M&A, chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ nhà máy NPK của KVF sẽ đạt 150 nghìn tấn/năm trong năm 2024 và tăng dần lên mức 300 nghìn tấn/năm trong năm 2029 (CAGR = +14,9%/năm
  • DCM cho rằng mục đích M&A KVF bao gồm (1) gia tăng năng lực sản xuất phân NPK và mở rộng thị trường sang khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên khi nhà máy NPK của KVF có lợi thế gần cảng, thuận tiện việc thâm nhập các thị trường xa hơn (trong khi thị trường Tây Nam Bộ và Campuchia sẽ là thị trường chính của nhà máy NPK Cà Mau), và (2) tận dụng diện tích kho bãi lớn của KVF giúp DCM tiết giảm chi phí lưu kho và gia tăng sự linh hoạt trong việc lưu trữ nguyên liệu đầu vào để sản xuất NPK và các sản phẩm tự doanh của DCM. Chúng tôi cho rằng sự linh hoạt trong việc lưu trữ nguyên liệu đầu vào là lợi thế cạnh tranh trong mảng NPK bởi (1) nguyên liệu đầu vào chiếm đến 85% giá thành sản xuất NPK và đa số phải nhập khẩu (DAP, Kali) và (2) giá bán NPK sẽ xác định dựa trên chi phí nguyên liệu đầu vào. Theo DCM chia sẻ, KVF hiện đang sở hữu (1) 1,2 ha kho nguyên liệu, (2) 1,3 ha kho thành phẩm, và (3) 3 ha đất trống dự kiến sẽ được xây dựng thành kho nguyên liệu . (Hình 5)
    Picture5

7. DCM được thoải mái hơn trong sử dụng nguyên liệu đầu vào

  • Theo Nghị quyết số 2833/NQ-DKVNDCM ban hành ngày 27/05/2022, nguồn khí từ PVN sẽ được phân bổ thực theo tỷ trọng tiêu thụ thực tế, số còn thiếu sẽ nhập từ Petronas. Điều này DCM sẽ hưởng lợi đáng kể từ nguyên tắc phân bổ khí như trên bởi (1) việc cố định tỷ trọng nguồn khí mua theo quyền nhận của PVN ở mức cao (trước là 90% và đang có xu hướng giảm) và (2) giá khí mua theo quyền nhận của PVN ước tính chỉ bằng 1/2 so với giá khí mua bổ sung từ Petronas. (Ảnh 6)
  • Hiện nguồn khí theo quyền nhận của PVN chỉ đạt khoảng 1 tỷ m3/năm, chiếm khoảng 44% trong tổng nhu cầu tối đa của cụm Khí – Điện – Đạm (KĐĐ) là 2,26 tỷ m3 khí/năm (bao gồm 550 triệu m3 khí của nhà máy Đạm, 1.550 triệu m3 khí từ 2 nhà máy Điện Cà Mau 1 & 2, và 160 triệu m3 khí từ nhà máy GPP Cà Mau). Tuy nhiên, mức nhu cầu tối đa được tính dựa trên kịch bản 2 nhà máy điện chạy 100% CSTK, trong khi mức công suất vận hành trung bình của các nhà máy điện này chỉ ở mức thấp ~ 60-65% CSTK. Theo đó, PVN đánh giá rằng tỷ lệ giữa nguồn khí theo quyền nhận của PVN và mua bổ sung từ Petronas trong dài hạn sẽ tối đa (nguồn mua bổ sung) ở quanh mức 50/50, thay vì theo tỷ lệ lý thuyết là 44/56

8. Đạm Cà Mau thu về hơn 1.400 tỷ đồng trong hai tháng đầu năm

9. Tình hình chiến tranh Nga X Ucraina.
Tình hhình chiến tranh Nga X Ucrania vẫn đang rất căng thẳng thời gian gần đây. Vụ khủng bố tại nhà hát Crocus lại làm nóng lên liệu có hay không mối liên quan của Ucraina ở đây. Ngoài ra, hạn ngạch xuất khẩu phân đạm (trong đó Urê thường chiếm khoảng 60-80%) của Nga trong giai đoạn 01/12/2023-31/05/2024 đạt 9,81 triệu tấn cũng sắp hết hạn thời gian tới. Bên cạnh hạn ngạch xuất khẩu, Nga vẫn duy trì chính sách áp thuế xuất khẩu phân bón.

TỔNG KẾT:
Lợi nhuận của DCM có thể giao động trong ngưỡng 2400- 2800 tỷ, tương đương EPS 3.500– 4.000 VNĐ/ Cổ. P/E ngành 11- 12 lần. Chúng tôi kì vọng DCM có thể đạt target 42.000- 48.000 VNĐ/ cổ phiếu

Mọi thắc mắc và bản full phân tích xin liên hệ
Nguyễn Tuấn Thành

DCM 36, DPM 37 thì cả dòng định giá như nào

Xuất khẩu của DCM đang cho thấy sự tăng trưởng
-Tiền mặt cuối năm 2023 : hơn 2200 tỷ
-Tiền gởi bank : hơn 8200 tỷ
-Phải thu ngắn hạn có 389 tỷ ( Thu tiền bán hàng quá tốt)
-Hàng tồn kho: hơn 2100 tỷ
-Vay ngắn hạn: 845 tỷ

1 Likes

Hành trình về 4x