DCM: Mở rộng thị phần sang ASEAN và chiếm lĩnh vùng Tây Nguyên và Nam Bộ

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

1) Chính thức bước vào chu kỳ tăng giá U-rê
Giá U-rê đã tăng 22% kể từ đầu tháng do nhu cầu tăng khi chi phí
khí tự nhiên tăng theo giá dầu, cộng hưởng với việc gia hạn lệnh
ngừng/hạn chế xuất khẩu từ phía Trung Quốc và Nga. Theo đó,
chúng tôi nâng kỳ vọng giá Urê bình quân nửa cuối năm 2024 sẽ
cao hơn 5-8% so với hiện tại.
image

Gam màu tích cực đổ bộ
Quý 1/2024, DCM có doanh thu thuần đạt 2.885 tỷ VND (+5,5%
YoY) và đạt LNST 350 tỷ VND (+52% YoY) và lần lượt đạt 24% và
44% kế hoạch kinh doanh năm 2024. KQKD tích cực đến từ: (1) giá
bán và sản lượng xuất khẩu Q1/2024 của mảng Urê phục hồi
(+10% QoQ), phản ánh việc các đơn hàng đầu tiên sang thị trường
Úc và New Zealand
image

NPK trở thành một mũi nhọn mới
Xét theo từng mặt hàng, có thể thấy rằng DCM đang có một nước
đi tương đối táo bạo. NPK là sản phẩm chỉ mới được đi vào sản
xuất từ 2 năm gần đây nhưng lại đang được doanh nghiệp này chú
trọng đầu tư mở rộng thị phần cả nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt,
5T đầu năm 2024 chứng kiến xuất khẩu NPK tăng 150% so với
cùng kỳ. Điều này phản ánh chiến lược lấy NPK là đòn bẩy cho các
hoạt động kinh doanh khác trong bối cảnh U-rê vẫn trong chu kỳ
hồi phục
image

2)Thuế VAT-Lịch sử lặp lại, bùng nổ doanh thu
Thực tế việc áp thuế VAT cho ngành phân bón không mới, và
chính phủ đã có tiền lệ cho vấn đề này từ trước năm 2014. Hiện tại,
thực trạng ngành phân bón Việt Nam đã cho thấy sự bất cập của
chính sách thuế 0%, khi thị phần trong nước bị cạnh tranh bởi
phân bón từ Nga và Trung Quốc với chất lượng tương đồng
nhưng lại có lợi thế cạnh tranh về giá hơn nhờ chính sách VAT và
một số quyền lợi miễn giảm thuế nhập khẩu. Hệ quả là Việt Nam
thừa đến 10% công suất phân bón hàng năm. Trên hiện trạng đó,
chúng tôi đánh giá khả năng đạo luật thuế VAT được thông qua
và có hiệu lực từ 2025 là tương đối cao.

3)Mở rộng mảng NPK hỗ trợ chiến lược dài hạn

Chiến lược mục tiêu của DCM trong giai đoạn 2021-2025 là đa
dạng hóa sản phẩm, và bước đi quan trọng đầu tiên xuất phát từ
mảng NPK của doanh nghiệp- mảng đã có tốc độ tăng trưởng
mạnh mẽ trong 3 năm gần đây, kỳ vọng trở thành nguồn doanh
thu mới khi thị phần U-rê nội địa đã gần như tối đa.

Với mục tiêu thâm nhập thị trường Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,
những tiến triển gần đây và kế hoạch đầu tư của DCM phản ánh
một hệ thống phân phối tương đối liền mạch:

(1) Thương vụ mua lại nhà máy KVF giúp DCM nâng cao công suất thiết kế gấp đôi và bổ sung mạng lưới phân phối sẵn có trong khu vực Đông Nam Bộ

(2) Nhà máy phân bón NPK Bình Định công suất 50.000 tấn hiện đã
bắt đầu khởi công sẽ cung ứng cho các kênh phân phối tại khu vực
Tây Nguyên

(3) Các cụm kho đầu mối tại Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ kết nối các tuyến đường quan trọng

image

Mở rộng thị phần trong ASEAN

DCM cũng có chiến lược mở rộng thị trường xuất
khẩu “thức thời” khi nhắm vào những thị trường hiện đang có kim
ngạch xuất khẩu tương đối khiêm tốn từ Việt Nam, phản ánh trong
kết quả kinh doanh trong Q1 vừa rồi của doanh nghiệp.
Theo đó, đà tăng trưởng sản lượng xuất khẩu NPK sẽ tiếp tục trong
giai đoạn 2024-2027 nhờ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về
(1) những đối tác sẵn có tại các thị trường xuất khẩu, (2) Lợi thế về
chi phí sản xuất so với các đối thủ khác nhờ chi phí điện rẻ và kỳ
vọng tự chủ 90% về khí tự nhiên năm 2024 trong bối cảnh chi phí
khí đầu vào sẽ neo cao.
image

5 Likes