Dcm - mùa vụ đông xuân trở lại

, , , ,

DCM - MÙA VỤ ĐÔNG XUÂN TRỞ LẠI

Luận điểm đầu tư:

:point_right:Kỳ vọng cải thiện lợi nhuận nhờ hết khấu hao nhà máy urê

:point_right: Nhu cầu phân bón cải thiện và được duy trì ở mức cao

:point_right: Giá năng lượng tăng thúc đẩy giá phân bón thế giới tăng

:point_right: Động lực tăng trưởng đến từ M&A

:point_right: Sửa đổi luật thuế GTGT sẽ làm tăng BLN của DCM từ năm 2025

I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP:

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM - HOSE) được thành lập vào năm 2011, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). PVN hiện tại nắm giữ 75,6% cổ phần, có quyền chi phối hoạt động của DCM. DCM hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phân bón, hóa chất dầu khí, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

:cherry_blossom: DCM có 2 đơn vị thành viên gồm:

Tổng công ty Bao bì Dầu khí Việt Nam: chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động nghiên cứu, sản xuất và cung ứng bao bì cho DCM.

Công ty TNHH Phân bón Hàn Việt: Sáp nhập vào Q1/24, giúp DCM mở rộng quy mô mảng NPK trong nước và quốc tế.

:cherry_blossom: Thị trường tiêu thụ:

Nội địa:

DCM chọn Tây Nam Bộ làm thị trường trọng điểm, chiếm 1/3 tiêu thụ Urê cả nước và nắm 60-65% thị phần nhờ gần nhà máy Cà Mau, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Miền Đông Nam Bộ, với 20% tiêu thụ Urê, là thị trường chiến lược cho các cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê, điều. Ngoài ra, DCM còn có hệ thống phân phối toàn quốc, chiếm 37,4% thị phần Urê và 11% NPK chất lượng cao.

Xuất khẩu:

DCM dẫn đầu thị trường Campuchia với 60% sản lượng và 40% thị phần Urê, xuất khẩu chiếm 25% doanh thu năm 2023. Bên cạnh đó, Đạm Cà Mau đã mở rộng xuất khẩu sang 20 quốc gia, bao gồm New Zealand và Úc, nhắm vào các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Việc xung đột Nga-Ukraine làm thiếu nguồn cung phân bón toàn cầu vào năm 2022, đẩy giá lên cao, từ đó tạo điều kiện cho DCM tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu.

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Mảng phân Urê: Khí thiên nhiên chiếm 50% chi phí sản xuất phân Urê, được cung cấp bởi PVN. Quy trình sản xuất gồm 2 giai đoạn: (1) Tổng hợp Ammonia (NH3) và (2) Tổng hợp, tạo hạt Urê, với công suất 800.000 tấn/năm. Các hóa chất dư thừa như NH3, CO2, H2 được thu hồi và chưng cất, sau đó bán cho các nhà máy khác.

Mảng phân NPK: DCM sản xuất phân NPK bằng công nghệ Urê hóa lỏng, sử dụng phân Urê hạt đục tự sản xuất, kết hợp với phân DAP và Kali nhập khẩu, công suất 300.000 tấn/năm.

Mảng thương mại phân bón: Ngoài tự sản xuất, DCM còn nhập khẩu & phân phối dưới thương hiệu và bao bì của mình các loại phân bón không sản xuất trong nước hoặc thiếu nguồn cung, ưu tiên phân bón hữu cơ cho nông nghiệp xanh. Các sản phẩm chính gồm DAP, Kali và OM, nhập từ Trung Quốc, Nga, Israel, Bỉ, Hà Lan và Hàn Quốc.

DT thuần và LNST Q2/2024 của DCM đạt lần lượt 3.863 tỷ đồng (+17,4% YoY) và 584 tỷ đồng (+87,7% YoY). Kết thúc 6T2024, DCM đạt doanh thu thuần 6.607 tỷ đồng (+9,7% YoY, 58% KH2024) và LNST 930 tỷ đồng (+72,2% YoY, 117,7% KH2024). Trong đó:

• Phân ure chiếm 62,95% doanh thu và 76,3% lợi nhuận gộp.

• Phân NPK đóng góp 17,11% doanh thu và 10,62% lợi nhuận gộp.

• Phân bón thương mại chiếm 12,13% doanh thu nhưng chỉ 4,87% lợi nhuận gộp.

• Phế phẩm và sản phẩm khác đóng góp lần lượt 7,9% và 8,2%.

Trong kỳ, DCM ghi nhận khoản lợi nhuận khác đột biến 176 tỷ đồng (tăng 5,1 lần svck), trong đó 167 tỷ đồng là khoản thu nhập bất thường liên quan việc thâu tóm Công ty Phân bón Hàn Việt (KVF).

Doanh thu thuần và LNST của DCM đã tăng mạnh trong năm 2022 nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi, sự gián đoạn chuỗi cung ứng phân bón toàn cầu do xung đột Nga - Ukraine, cùng với các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với phân bón từ Nga – nhà xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung phân bón toàn cầu.

Ngoài ra, tính mùa vụ còn ảnh hưởng đến KQKD của DCM khi quý 2 là mùa vụ Hè Thu cấy lúa và quý 4 là mùa vụ Đông Xuân => Doanh thu quý 4 luôn đạt cao nhất trong năm.

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Tình hình tài chính của DCM hiện tại được đánh giá là khá ổn định và an toàn:

Lượng tiền mặt dồi dào: Tính đến 30/6/2024, DCM sở hữu 10.627 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tiền gửi ngân hàng, tăng 1% so với cuối năm 2023, chiếm 63,1% tổng tài sản. Tỷ lệ tiền mặt ròng/ Tổng tài sản của DCM đã tăng từ 25% năm 2019 lên mức gần 70% vào năm 2025F. Dòng tiền này giúp DCM linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, công ty cũng duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định qua các năm, với 8% năm 2020, 18% năm 2021, 30% năm 2022 và 20% năm 2023.

Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho duy trì ổn định: Đến 30/6/2024, tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn đạt 722 tỷ đồng (tăng 97,4% so với cuối năm 2023), chiếm 4,3% tổng tài sản. Hàng tồn kho chiếm 16,6% tổng tài sản, đạt 2.793 tỷ đồng, tăng 29,5% so với cuối năm trước. Công ty đã tăng trữ lượng nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo giá thành sản xuất phân bón ổn định.

Khấu hao tài sản cố định giảm mạnh: Đáng chú ý, chi phí khấu hao tài sản cố định trong nửa đầu năm 2024 giảm 83% so với cùng kỳ, còn 122 tỷ đồng. Điều này dự kiến sẽ góp phần tích cực vào lợi nhuận của DCM khi nhà máy sản xuất ure hết khấu hao từ quý 4/2023.

Đòn bẩy tài chính thấp: Nợ vay của DCM tăng lên 1.486 tỷ đồng, tăng 75,1% so với đầu năm. Tuy nhiên, phần lớn nợ này là nợ dài hạn, trong khi nợ ngắn hạn chỉ ở mức 1.342 tỷ đồng. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) vẫn duy trì thấp ở mức 0,15 lần.

IV. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

:point_right:Kỳ vọng cải thiện lợi nhuận nhờ hết khấu hao nhà máy Urê

Chi phí khấu hao nhà máy hàng năm khoảng 1.000 tỷ đồng (chiếm 23% LNST). Sau khi hoàn tất khấu hao vào Q4/2023, DCM dự kiến sẽ cải thiện lợi nhuận trong năm 2024. Chi phí khấu hao nhà máy urê sẽ giảm 94% so với cùng kỳ, xuống còn 50 tỷ đồng, duy trì ở mức thấp trong 2025-2026 do khấu hao bảo trì và nâng cấp.

:point_right: Nhu cầu phân bón cải thiện và được duy trì ở mức cao

• Nhu cầu tiêu thụ ure trong nước dự báo sẽ tăng mạnh vào giai đoạn Q4/2024 - Q1/2025 nhờ mùa vụ Đông Xuân. Theo AgroMonitor, năm 2024, Việt Nam dự kiến tiêu thụ từ 2,05-2,11 triệu tấn ure, tăng so với mức 1,74-1,93 triệu tấn của năm 2022-2023.

• Giá nông sản, đặc biệt là lúa gạo, đang tăng mạnh do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu, đồng thời Chính phủ Philippines đã giảm thuế nhập khẩu gạo, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 4,68 triệu tấn gạo, thu về 2,98 tỷ USD, tăng 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Những yếu tố này giúp thúc đẩy tiêu thụ phân ure.

• Trên thị trường quốc tế, nguồn cung ure đang bị thắt chặt khi Nga và Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón, với Nga gia hạn đến tháng 11/2024 và Trung Quốc duy trì hạn ngạch. Ai Cập cũng giảm 30% nguồn cung khí đốt cho các nhà sản xuất ure, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị càng làm gián đoạn chuỗi cung ứng, khiến giá phân ure được dự báo sẽ phục hồi trong thời gian tới.

:point_right: Giá năng lượng tăng thúc đẩy giá phân bón thế giới tăng

Hợp đồng giá khí trong nước đầu vào của Đạm Cà Mau neo theo giá dầu (giá khí lấy từ các mỏ trong nước sẽ bằng 46% giá dầu HFSO) và giá khí nhập khẩu được tính theo mức 12,7% giá dầu thô Brent đến hết năm 2026. Vì vậy, căng thẳng ở Trung Đông cũng góp phần làm tăng giá phân bón thế giới.

:point_right: Động lực tăng trưởng đến từ M&A

DCM đã tiến hành M&A với công ty Phân bón Hàn Việt (KVF) với giá trị 600 tỷ, nâng công suất lên 660.000 tấn/năm (công suất hiện tại của nhà máy NPK Cà Mau 300.000 tấn/ năm), tập trung vào phát triển NPK. Tiêu thụ NPK tăng đều qua các năm, khẳng định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Bên cạnh đó, giá bán NPK chủ yếu xác định dựa trên giá nguyên liệu. Vì vậy, DCM đã ký kết các hợp đồng nguyên liệu dài hạn, giúp tạo đột phá trong kết quả kinh doanh NPK.

:point_right: Sửa đổi luật thuế GTGT sẽ làm tăng BLN của DCM từ năm 2025

Cuối tháng 6/2024, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về dự thảo luật thuế GTGT sửa đổi với đề xuất áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón thay vì không áp thuế như hiện tại. Kỳ vọng Quốc hội sẽ thông qua dự thảo này tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và áp dụng từ năm 2025.

Chi phí kinh doanh sản xuất đầu vào của Đạm Cà Mau hiện rơi vào khoảng 8.500 - 10.000 tỷ đồng. Nếu Luật Thuế VAT mới được áp dụng từ đầu năm sau, Đạm Cà Mau có thể được khấu trừ khoảng 425 - 500 tỷ đồng thuế VAT đầu vào kể từ năm 2025, tương ứng khoảng 38,7% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này trong năm 2023.

:pushpin:Tổng kết lại, DCM được kỳ vọng sẽ ghi nhận sự phục hồi ấn tượng trong KQKD năm 2024. Đặc biệt là lợi nhuận được ghi nhận sau khi nhà máy Urê hết khấu hao cũng như yếu tố Mùa vụ Thu Đông trở lại. Bên cạnh đó, với nguồn lực tài chính lành mạnh và giá Urê duy trì phục hồi, kỳ vọng rằng DCM sẽ đón chào KQKD Qúy 3 tích cực.

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm đến bài viết của em!

thanhuongg

2 Likes

Giá urea cũng sắp bật tăng trở lại mà sao kỳ lạ vậy, DPM DCM không chịu tăng thế anh em :((

Dạ chờ đợi thoi anh. Có thể là nhịp rũ bỏ trước khi ra BCTC chăng :grin:

2 Likes