Dcm - ngôi sao của nhóm phân bón

,

Kết quả kinh doanh quý đầu năm 2024

Trong năm năm 2023, DCM ghi nhận tổng doanh thu 13.172 tỷ đồng, giảm 19% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế 1.110 tỷ đồng, bằng 26% so với mức nền cao kỷ lục của năm 2022 nhưng Cty vẫn vượt 21% kế hoạch năm 2023.
Kết thúc quý 1/2024, DCM ghi nhận doanh thu đạt 2.885 tỷ đồng tăng 2% svck nhưng lãi ròng tăng hơn 51%, đạt 346 tỷ đồng chủ yếu do đóng góp tích cực từ mảng ure khi sản lượng xuất khẩu tăng và nhà máy ure hết khấu hao từ Q4/2023. So với kế hoạch đề ra tại ĐHCĐ 2024, doanh nghiệp đã hoàn thành 24% mục tiêu doanh thu và 44% lợi nhuận cả năm.

                      *Diễn biến giá ure trong nước và thế giới*

Triển vọng cho cả năm 2024-2025
Trong giai đoạn 2024-2025, DCM được kỳ vọng sẽ có nhiều động lực tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận ròng nhờ:

Mảng NPK: Công suất tăng thêm 120% thông qua thâu tóm Công ty TNHH Phân bón Hàn - Việt (KVF). Trong tháng 5/2024, DCM đã hoàn thành giao dịch mua 100% vốn góp tại Công ty TNHH Phân bón Hàn – Việt (KVF) với công suất thiết kế đạt 360 nghìn tấn NPK/năm. Với việc thâu tóm KVF, vị thế của DCM trên thị trường phân bón NPK trong nước sẽ được củng cố và nâng cao nhờ: (1) Nâng tổng công suất sản xuất NPK lên 660 nghìn tấn/năm (so với mức hiện tại: 300 nghìn tấn/năm); (2) Mở rộng thị phần tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (khu vực có nhu cầu tiêu thụ phân NPK khá cao khi có diện tích trồng cà phê và cao su lớn) tốt hơn nhờ vị trí thuận lợi của nhà máy phân bón Hàn – Việt. Dự phóng sản lượng NPK sản xuất của DCM trong giai đoạn 2024-2025 lần lượt đạt 285 nghìn tấn (+88.6% svck) và 318 nghìn tấn (+11.6% svck); sản lượng NPK tiêu thụ lần lượt đạt 257 nghìn tấn (+85.1% svck) và 286 nghìn tấn (+11.6% svck); giá NPK nội địa tăng nhẹ 1.2% so với năm 2023 khi nhu cầu ổn định trong khi nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế=> dự báo doanh thu mảng NPK của DCM trong giai đoạn 2024- 2025 tăng trưởng lần lượt 87.3% và 11.0% svck, biên lợi nhuận gộp lần lượt đạt mức 10.9% và 15.1% svck.

Nhà máy hết khấu hao: Việc nhà máy Đạm Cà Mau đã chính thức hết khấu hao kể từ Q4/2023 giúp chi phí khấu hao năm 2024 giảm 62.8%(bao gồm ước tính khấu hao trong năm của nhà máy mới NPK Hàn Việ) so với chi phí khấu hao năm 2023 bù đắp vào việc giá khí tăng, từ đó hỗ trợ tăng biên lợi nhuận gộp. Tác động trái chiều của việc giá khí tăng và chi phí khấu hao giảm giúp biên lợi nhuận gộp mảng ure của DCM trong năm 2024 dự báo tăng 85% svck.

Tỷ lệ mua khí bên ngoài từ Petronas giảm dần: Tỷ lệ khí mua ngoài từ Petronas trong năm 2024 dự báo giảm so với năm 2023 do thời tiết sẽ thuận lợi hơn từ quý 2/2024. Giá khí đầu vào đang được DCM tạm trích dựa trên tỷ lệ mua từ quyền nhận của PVN và mua ngoài từ Petronas là 50%-50%. Như vậy trong năm có thể DCM sẽ phải dự phòng nếu giá khí thực tế cao hơn giá khí tạm tính từ đầu năm. Như vậy, nếu lượng khí thực tế mua từ Petronas thấp hơn 50%, DCM sẽ có thể hoàn nhập một phần chi phí khí đầu vào, qua đó hỗ trợ phục hồi lợi nhuận trong các năm tới.

Đánh thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón: Theo dự thảo tại kỳ họp Quốc hội tháng 5-6/2024, mặt hàng phân bón sẽ chịu thuế VAT đầu ra 5% kể từ ngày 01/01/2025 giúp doanh nghiệp được hoàn thuế VAT đầu vào, từ đó giảm chi phí so với các năm trước đó nhờ: (1) giảm trích lập chi phí sản xuất kinh doanh=>cải biên lợi nhuận. (2) Có thể cạnh tranh tốt hơn với các mặt hàng phân bón nhập khẩu. Nếu luật thuế mới được áp dụng ước tính biên lợi nhuận gộp của DCM trong năm 2025 tăng 26 % svck. Chi phí đầu vào, chiếm khoảng 65-70% tổng chi phí sản xuất hằng năm của các DN phân bón.

Mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm: Dù chiếm giữ đến 60% thị phần phân bón của cả nước, xuất khẩu đến hơn 18 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng mạnh mẽ nhờ hoạt động xuất khẩu bứt phá trong bối cảnh công ty luôn chủ động tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và mở rộng thị trường. Trong quý 1/2024, Đạm Cà Mau đã triển khai ký kết một số hợp đồng quan trọng, xuất khẩu phân bón vào các thị trường “khó tính” hàng đầu thế giới như Australia và New Zealand. Việc đẩy mạnh xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường quốc tế sẽ giúp công ty giảm rủi ro trong kinh doanh trong bối cảnh thị trường nội địa bão hòa, cạnh tranh quyết liệt ở Đông Nam Á và Châu Á khi có thêm nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động.

Đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, hạ tầng: Mới đây, Phân bón Cà Mau đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Công trình Ngũ Hoàn Trung Quốc ((Wuhuan Engineering Co., Ltd) nghiên cứu dự án nâng công suất Nhà máy Đạm Cà Mau. Ngoài ra doanh nghiệp còn đầu tư trung tâm nghiên cứu phát triển 22,7 ha tại Thạch Hóa, tỉnh Long An; đầu tư vào kho nhà máy NPK Bình Định – Quy Nhơn…

Chất lượng tài sản: Cơ cấu tài sản của DCM rất an toàn, lượng tiền hiện nay mà doanh nghiêp đang nắm giữ lên đến 10.928 tỷ đồng tại ngày 31/03/2024, tương đương 69% tài sản của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn DCM rất lành mạnh, tổng số nợ vay của doanh nghiệp chỉ là 847 tỷ, chỉ chiếm khoảng 5.5% nguồn vốn của doanh nghiệp. Cho nên, DCM không có áp lực liên quan đến lãi vay. Cty dự kiến duy trì mức cổ tức từ 2,500-3,000 đồng/cổ phiếu giai đoạn từ 2024-2028.

7 Likes

1 Likes

Sau bao nhiêu ngày hôm nay DCM đã break thành công

DCM đã tiến tới vùng đỉnh cũ và sẽ chịu áp lực bán tại vùng này

SSI Research ước tính KQKD Quý 2/2024 của 45 công ty trong phạm vi nghiên cứu trong đó DCM ước tính lợi nhuận tăng 20%

2 Likes

Tại thị trường Campuchia, sản phẩm Urê CỦA Đạm Cà Mau đang chiếm thị phần từ 35% - 40%/năm. Đạm Cà Mau hiện định hướng sẽ phát triển tiêu thụ NPK chiếm từ 15% - 20% thị phần với mục tiêu tạo bước đột phá về chiến lược kinh doanh tại Campuchia nói riêng và Đông Nam Á nói chung trong chiến lược phát triển thị trường quốc tế.

Từ nay tới cuối năm chờ đón tin vui từ việc DCM sẽ xuất khẩu qua Lào, Thái Lan & Thụy Sỹ_ khi mà trong quý 2 DCM đang đàm phán & làm việc với các đối tác này.

3 Likes

DCM_ CHỜ ĐỢI SỰ BỨT PHÁ Ở BCTC QUÝ 2_ UPDATE

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, DCM) vừa nhận Chứng chỉ Xuất khẩu Phân bón hàng rời vào Úc.

Vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, Phân bón Cà Mau chính thức được xác nhận thông qua sau khi thực hiện kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt. Đến nay, Phân bón Cà Mau là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ này.

Chứng chỉ Xuất khẩu Phân bón hàng rời được cấp cho Phân bón Cà Mau lần này thêm khẳng định chất lượng cao của bộ sản phẩm chăm sóc cây trồng, tiếp tục được thuận lợi thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới như nước Úc.

Chờ đợi những chuyến hàng đầu tiên xuất khẩu được phản ánh trong BCTC quý 2/2024.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6, xuất khẩu phân bón của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh. Theo đó, Việt Nam đã xuất gần 173.000 tấn phân bón các loại (tăng 77,8% so với cùng kỳ năm ngoái), đạt 64,26 triệu USD (tăng 55,2%).

Tính chung nửa đầu năm, cả nước xuất khẩu hơn 900.000 tấn phân bón các loại, tương đương hơn 360 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia. Riêng thị trường này đã chiếm 27,7% trong tổng khối lượng ( Bạn biết DN nào xuất khẩu chủ yếu và chiếm thị phần chính tại Campuchia chứ ?), tiếp đến là Hàn Quốc chiếm gần 11% và Malaysia chiếm 6,7%.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam , dự kiến thị trường phân u-rê thế giới sẽ sôi động hơn từ nửa cuối năm nay khi các nhà tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu.

Năm nay các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất có sự bứt phá mạnh khi giá phân u-rê đã tăng trưởng mạnh trong thời gian qua và có thể tiếp tục tăng trong các tháng tới, do tác động từ việc hạn chế nguồn cung của Nga và Trung Quốc.

4 Likes

Cổ phiếu DCM đã có giai đoạn tích lũy từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2024 với biên độ tích lũy quanh vùng 35-38.

Tại phiên ngày 8/7/2024 cp đã breakout phá vỡ vùng tích lũy với các tín hiệu xác nhận gồm giá tăng mạnh + thanh khoản đột biến + MACD cắt đường tín hiệu và có xu hướng đi từ dưới lên trên đường zero => Xác nhận xu hướng tăng diễn ra

1 Likes