Thực tế thời gian qua cho thấy, quy định đưa mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Khoản 1 Điều 3 Luật số 71) làm hạn chế sự phát triển và đầu tư cho sản xuất phân bón trong nước; đồng thời, không đạt được mục tiêu giảm giá bán mặt hàng phân bón trên thị trường.
Vì vậy, theo các doanh nghiệp sản xuất phân bón, việc đưa mặt hàng phân bón thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% sẽ tạo điều kiện cho nông dân mua phân bón sản xuất trong nước với giá thấp hơn; các nhà sản xuất trong nước được hoàn thuế GTGT đầu vào, nên giá thành sản xuất giảm, kéo theo giá bán giảm.
Đối với doanh nghiệp, số thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được khấu trừ hoặc được hoàn thuế theo quy định của pháp luật thuế GTGT, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng tích tụ vốn, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để tạo ra sản phẩm phân bón thế hệ mới, chất lượng cao.
Các doanh nghiệp sản xuất trong nước hiện nay đều mong muốn mặt hàng phân bón được đưa trở lại diện chịu thuế GTGT.
Hiện nay, năng lực sản xuất nhiều loại phân bón của các công ty trong nước đã dư thừa công suất đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhưng các nhà nhập khẩu vẫn nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam.
Đến cuối năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất phân bón thế giới đã dần phục hồi, sản lượng phân bón nhập khẩu tăng mạnh, cạnh tranh với sản phẩm phân bón trong nước.
Nếu tiếp tục duy trì quy định phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ không thể kéo giá phân bón trong nước giảm, mà còn tạo tác dụng ngược.
Phân bón sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngay trên sân nhà. Trường hợp khi các nhà sản xuất phân bón trong nước không tiếp tục duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, sẽ phải phụ thuộc vào phân bón nhập khẩum ảnh hưởng đến môi trường và nông sản đầu ra của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Do đó, việc chuyển mặt hàng phân bón sang đối tượng chịu thuế để các doanh nghiệp sản xuất được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phù hợp với Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
ông Nguyễn Hoàng Trung, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) cho biết:
thống kê số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, tính vào chi phí giá thành sản xuất phân bón DAP Đình Vũ của công ty từ năm 2015 đến nay đã lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
Khi phân bón là đối tượng không chịu thuế GTGT, tỷ trọng giá vốn/doanh thu là 78%; khi phân bón là đối tượng chịu thuế GTGT, giá vốn được bóc tách phần thuế GTGT đầu vào), nên tỷ trọng giá vốn/doanh thu chỉ còn khoảng 71-73% (tùy từng loại phân bón).
Như vậy, có thể thấy rằng sau khi được hoàn thuế GTGT 5%, doanh nghiệp không làm tăng giá trên thị trường và có dư địa để giảm giá.
Thực tế, với quy định như hiện nay, về bản chất chi phí thuế vẫn phải cộng vào giá bán để bán cho người tiêu dùng. Vô hình chung người tiêu dùng vẫn đang chịu thuế này, nhưng đồng thời doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, không tích tụ được nguồn vốn để tái đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Đại diện các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước kỳ vọng, nếu dự thảo Luật thuế GTGT được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và có hiệu lực trong năm 2025 sẽ tác động ngay đến thị trường phân bón, do các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sẽ tăng cường lượng nhập khẩu và tiêu thụ phân bón, nhằm tránh nộp thuế GTGT trong những tháng cuối năm 2024.
Với lượng dự trữ phân bón vào cuối năm 2024 ở mức cao, khi phân bón chuyển sang đối tượng chịu thuế GTGT 5%, giá phân bón tại thị trường Việt Nam nhiều khả năng sẽ không tăng lên tương ứng 5%, có thể điều chỉnh giảm khi lượng tồn kho nhiều.
Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp trong nước được giảm chi phí thuế GTGT đầu vào, giảm giá thành dẫn tới có thể giảm giá phân bón, nhằm cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, bình ổn giá trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất.
Việc điều chỉnh thuế suất thuế GTGT đối với phân bón sang chịu thuế GTGT 5% không những làm giá phân bón giảm, mà còn phát huy hàng loạt tác động tích cực.
theo khảo sát của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, nông dân mua phân bón sản xuất trong nước với giá thấp hơn do các nhà sản xuất nội địa được hoàn thuế GTGT đầu vào và giá thành sản xuất giảm; phân bón nhập khẩu cũng phải chịu thuế GTGT 5%.
Tuy nhiên, sản lượng phân bón nhập khẩu thấp hơn phân bón sản xuất trong nước, nên về tổng thể vẫn có lợi hơn cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, việc phân bón chịu thuế suất 5% còn tác động tích cực đối với ngân sách nhà nước. Cụ thể, nếu áp dụng thuế GTGT với phân bón, phân bón nhập khẩu cũng phải chịu thuế GTGT và ngân sách Nhà nước sẽ thu được toàn bộ khoản thu này.
Khi áp dụng thuế GTGT làm cho hiệu quả của doanh nghiệp trong nước được nâng cao do tăng cơ hội cạnh tranh với hàng nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước và sẽ đóng góp cho ngân sách Nhà nước từ khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quốc An, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết:
“Khi đầu tư các dự án sản xuất phân bón; hầu hết máy móc thiết bị, nhất là máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu của các nhà bản quyền, đều chịu thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất phân bón được khấu trừ hoặc hoàn lại trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Với mặt bằng giá vật tư đầu vào ổn định khi mức thuế suất 5% nêu trên có hiệu lực (nếu có) toàn bộ VAT đầu vào được khấu trừ, tùy từng loại sản phẩm giá thành sản xuất sản phẩm phân bón của Công ty sẽ giảm từ 2-3,5%.
Tùy theo điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh, Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán sản phẩm phân bón từ 2-2,5% để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Lúc này, nền sản xuất nông nghiệp trong nước có được sự chủ động, đây là điều sâu xa nhất để người nông dân được hưởng lợi lâu dài…”.
Áp thuế để nâng sức cạnh tranh
Giải trình về vấn đề này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc lý giải:
Trước năm 2015, theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với phân bón là 5%.
Tuy nhiên, sau nhiều ý kiến phản ánh, Quốc hội đã ban hành luật, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, chuyển phân bón sang diện không chịu thuế này.
Theo ông, chính sách này đã gây ảnh hưởng bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, vì họ không được khấu trừ thuế đầu vào, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao và khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Trong khi đó, phân bón nhập khẩu vẫn được hoàn thuế đầu vào, khiến giá thành sản phẩm ngoại rẻ hơn và dễ chiếm ưu thế trên thị trường.
Bộ NN&PTNT, Kiểm toán Nhà nước, Hiệp hội phân bón cùng các đoàn đại biểu Quốc hội, đã đề nghị xem xét lại chính sách này.
Do vậy, nội dung này được vào Luật Thuế giá trị gia tăng.
Việc áp dụng thuế suất 5% sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có khả năng khấu trừ thuế đầu vào, giảm chi phí sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.
Điều này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mà còn góp phần ổn định giá phân bón trên thị trường, từ đó giảm gánh nặng chi phí cho người nông dân.
Trung Quốc, Nga và Ấn Độ là 3 nước sản xuất, xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới.
Theo chính sách thuế hiện hành ở Trung Quốc, phân bón áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) là 13%. Trung Quốc dự kiến điều chỉnh một số chính sách thuế và trợ cấp cho phân bón, nhằm hỗ trợ các sáng kiến nông nghiệp xanh và bền vững. Tại Nga, thuế VAT là 20%, còn Ấn Độ là 13%.
“Phân bón làm từ nguyên liệu hóa thạch như dầu mỏ, dầu thô, khí thiên nhiên qua quá trình chế biến phức tạp việc áp thuế liên quan đến cả ngành công nghiệp phía sau. Thái Lan, Malaysia, Singapore đều áp dụng thuế VAT cho phân bón, không có nước nào không áp thuế VAT phân bón như Việt Nam”, ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam thông tin.
Việt Nam đã bắt đầu hình thành ngành công nghiệp sản xuất phân bón. Cho tới thời điểm này, Việt Nam có vài trăm nhà máy sản xuất phân bón các loại, tạo ra sản lượng phân bón vài trăm triệu tấn. Hàng năm, ngành nông nghiệp sử dụng khoảng 11-12 triệu tấn phân bón các loại. Điều này cho thấy phân bón là hàng sản xuất nông nghiệp, mà nông nghiệp trong chính sách của các quốc gia coi là mặt hàng cần được ưu tiên khác với các loại hàng hoá khác.
Do quy định phân bón không thuộc diện chịu thuế VAT, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phân bón vừa thực hiện xuất khẩu (để được khấu trừ thuế VAT đầu vào của lô hàng xuất khẩu theo quy định); đồng thời vừa phải nhập phân bón từ nước ngoài. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới nếu như tiếp tục duy trì quy định hiện hành về thuế VAT đối với mặt hàng phân bón có thể dẫn tới tiềm ẩn rủi ro trong quản lý vĩ mô.
Phân bón ở diện không chịu thuế VAT, Việt Nam bị thua thiệt cả ba nhà:
Nhà nước bị mất thu NSNN mà vẫn không thể thực hiện được cơ chế hỗ trợ hợp pháp cho nông nghiệp để giảm giá bán trong nước khi giá phân bón thế giới tăng.
Nhà nông không được hưởng lợi giảm giá, giảm chi phí đầu vào dù giá phân bón tăng hay giảm do doanh nghiệp phải hạch toán thuế VAT đầu vào không được khấu trừ đưa vào giá thành, cộng vào giá bán để bảo toàn vốn.
Nhà sản xuất phân bón trong nước luôn bị yếu thế trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu trong cả 2 trường hợp phân bón thế giới tăng và giảm”,
Trong một nền kinh tế mở, giao thương với nước ngoài, việc để phân bón ở diện không chịu thuế VAT có tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và giá cả các loại phân bón.
Năm 2014 không có số liệu để minh chứng chịu thuế 5% sẽ tốt hơn không chịu thuế. Nhưng sau 10 năm qua đã có bức tranh toàn cảnh.
Cụ thể hơn, chuyên gia nêu rõ, thứ nhất, ngân sách nhà nước (NSNN) đã mất đi số thu thuế VAT khâu nhập khẩu (ước tính mỗi năm mất thu khoảng trên 1.000 tỷ đồng) do phân bón nhập khẩu áp dụng thống nhất như hàng sản xuất trong nước theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thứ hai, giá bán phân bón trong nước bị tăng lên (hiệu ứng tác động đẩy giá) do toàn bộ số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ buộc doanh nghiệp phải hạch toán vào giá thành và đẩy giá bán tăng lên.
Theo báo cáo của Hiệp hội Phân bón, sau khi Luật 71/2014 có hiệu lực, giá thành phân đạm trong nước tăng 7,2 - 7,6%; phân DAP tăng 7,3 - 7,8%, phân supe lân tăng 6,5 - 6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng 5,2 - 6,1%.
Thứ ba, gắn liền với việc mất thu NSNN khâu nhập khẩu, còn tạo ra nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón trong nước bởi phân bón nhập khẩu không chịu thuế VAT mà còn được nước xuất khẩu hoàn lại thuế (ví dụ Trung Quốc 13%, Nga 20%, Ấn Độ là 13%).
Phải cho các ông bà đại biểu làm test sàng lọc trình độ hiểu biết về thuế VAT, ai đạt chuẩn kiến thức về thuế VAT khi hoàn thành test thì mới được rờ vào nút bấm biểu quyết.
Mấy ông bà nói không áp thuế VAT với phân bón thì phải cho đi học ba vạn chín nghìn ngày về thuế VAT.
Theo số liệu từ tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” do Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hội Tư vấn thuế Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương Việt Nam tổ chức vào tháng 10/2024 vừa qua, các chuyên gia đã tính toán:
phương án chuyển phân bón sang áp dụng thuế suất 5%, thì giá phân Urê, DAP và lân sản xuất trong nước có dư địa giảm lần lượt 2% và 1,13%; phân lân có thể giảm 0,87%.
ÁP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÀ CĂN CỨ GIẢM GIÁ PHÂN BÓN
Thứ 2 trần
đi ngang 2 3 tháng nay rồi