DCM update VCSC

Khuyến nghị khả quan cho DCM với giá mục tiêu 19.400 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) công bố kế hoạch cho năm 2021 bao gồm doanh thu đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (tăng 3,7% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 197 tỷ đồng (giảm 70,3%).

Mục tiêu lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 cao hơn 4 lần so với kế hoạch năm 2020 của công ty nhưng thấp hơn 64% so với dự báo hiện tại của chúng tôi, chúng tôi cho rằng sự chênh lệch này đến từ quan điểm thận trọng của công ty trong việc đặt kế hoạch kinh doanh. Chúng tôi lưu ý rằng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số thực tế năm 2019 và 2020 lần lượt cao hơn 1,8 lần và 12,8 lần so với mục tiêu tương ứng của công ty.

Đáng chú ý, DCM đang tăng mức chia cổ tức cổ phiếu cho năm 2020 lên 800 đồng/CP (tăng trưởng 33% - lợi suất 4,4%) từ kế hoạch không chia cổ tức tiền mặt trước đây, diễn biến này phù hợp với dự báo của chúng tôi. Đối với năm 2021, DCM đặt kế hoạch cổ tức tiền mặt đạt 500 đồng/CP (lợi suất 2,8%) so với dự báo của chúng tôi là 800 đồng/CP, dựa theo mục tiêu lợi nhuận thận trọng mà công ty đề ra cho năm 2021 trước đây.

Chúng tôi nhận thấy không có thay đổi đáng kể đến dự báo hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho DCM với giá mục tiêu 19.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 12,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%). DCM hiện đang giao dịch tại EV/EBITDA dự phóng năm 2021 là 3,7 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.15 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

Khuyến nghị khả quan cho DCM với giá mục tiêu là 19.400 đồng/CP CTCK Bản Việt (VCSC) CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) công bố doanh thu đạt 4,3 nghìn tỷ đồng (tăng 32,4% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 411 tỷ đồng (tăng 7,2%) trong 6 tháng đầu năm 2021, nhờ mức tăng 26,1% của giá urê trung bình trong nửa đầu năm 2021 bù đắp cho tác động đến từ mức tăng 45,8% của chi phí đầu vào và mức giảm 2,5% của sản lượng bán. Trong quý 2/2021, doanh thu của DCM tăng 27,8% trong khi lợi nhuận trước thuế giảm 11,8% khi chi phí khí đầu vào tăng khoảng 70% và sản lượng bán giảm 19,0% YoY. Lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 cao hơn 54% so với quý 1/2021 nhờ giá urê tăng mạnh. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2021 đã hoàn thành lần lượt 50,5% và 71,6% dự báo cả năm của chúng tôi, đều cao hơn kỳ vọng của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho DCM với giá mục tiêu là 19.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng là 26,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,0%). DCM đang giao dịch tại EV/EBITDA năm 2021 là 3,2 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Chúc mừng anh em bắt đáy hôm qua nhé :DD

Yuanta: Khuyến nghị mua dành cho DCM Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) vừa công bố doanh thu ước tính quý II/2021 đạt 2.432 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh nghiệp báo lãi trước thuế hơn 280 tỷ, giảm 11% so với quý II/2020. Lũy kế nửa đầu năm 2021, doanh thu của DCM ước đạt 4.339 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 411 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và 7% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, DCM đã hoàn thành 55% kế hoạch doanh thu và vượt 96% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của DCM tăng mạnh nhờ giá phân bón tăng mạnh, phân đạm Ure tăng 62%, DAP tăng hơn 54%, Kali tăng 45% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, công suất vận hành nhà máy DCM hiện duy trì ở mức 110%, cũng là yếu tố hỗ trợ doanh thu trong kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của DCM chỉ tăng nhẹ do chi phí đầu vào tăng, giá dầu Brent đã tiếp tục tăng 45% từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ của DCM giảm 3%, chủ yếu là trong quý II/2021 (giảm 19% cùng kỳ). Trong bối cảnh nhu cầu giảm đã khiến DCM không thể chuyển hoàn toàn phần chi phí gia tăng vào giá bán. Yuanta cho rằng, điểm nghẽn đầu ra của nông sản do Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu phân bón trong quý II/2021. Nhà máy NPK đi vào vận hành từ quý I/2021 cũng là động lực tăng trưởng cho DCM. Bên cạnh đó, DCM đang đầu tư vào marketing, tăng quy mô và chất lượng sản phẩm với mục tiêu nhận diện thương hiệu đạt ít nhất 65% tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Campuchia vào năm 2025. Ngoài ra, luật thuế Giá trị gia tăng 71 được áp dụng từ 2021 sẽ giúp DCM tiết kiệm thêm khoảng 80 - 150 tỷ đồng mỗi năm. Trong diễn biến đáng chú ý, DCM vừa cho biết doanh nghiệp đã có lộ trình giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Tập đoàn Dầu khí (PVN) từ 75,56% xuống 51%. Hiện tại nút thắt tại cơ chế giá khí đầu vào với PVN đã đàm phán xong. Đây sẽ là các thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu. Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DCM đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 13,2 lần (tương ứng EPS dự phóng là 1.376 đồng). Đồ thị giá của DCM vượt lên trên đường trung bình 20 ngày và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua vào ở các nhịp điều chỉnh. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của DCM cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.

Cháu nó chưa lên.

DCM tưng bừng vậy mà PIC dạo này im ắng quá nhỉ! Về giá sau chia rồi, ae lại mua đc bình quân giá 16.x, và hình như mai tiền 8% lại về TK đúng không nhỉ?

càng ít người theo dõi càng dễ lên

Bác có dự báo gì về DCM cho tuần mới không bác?

vượt đỉnh sớm thôi

1 Likes

Thanks Bác nhé.

Đúng như bác dự báo sáng nay đã vượt đỉnh.
Theo bác nó có cùng kiểu đánh như DPM là thốc lên ko? Hay sẽ có nhịp rủ

Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2021 với nhiều đột phá. Theo đó, DCM ghi nhận sản lượng sản xuất ước đạt gần 900.000 tấn ure trong năm 2021, vượt 3% so với kế hoạch đề ra; sản lượng tiêu thụ gần 1 triệu tấn, bám sát kế hoạch. Đáng chú ý, DCM báo cáo tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.820 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và gấp gần 3 lần so với năm 2020. Đây là kết quả kinh doanh tươi sáng nhất suốt 10 năm hoạt động của doanh nghiệp. Trước đó, sau khoảng thời gian 9 tháng tích cực, DCM đã tăng kế hoạch doanh thu hợp nhất lên 9.168 tỷ đồng (từ 7.839 tỷ đồng, tăng 18%) và lợi nhuận sau thuế lên 867 tỷ đồng (từ 197 tỷ đồng, gấp 4,5 lần). Như vậy, DCM đã vượt gần 10% chỉ tiêu về doanh thu và vượt 110% chỉ tiêu lợi nhuận điều chỉnh cả năm 2021. Được biết, lợi nhuận khởi sắc của DCM xuất phát từ việc giá bán sản phẩm ure liên tục tăng cao trong thời gian qua. Xét riêng quý III, giá bán bình quân sản phẩm ure đã tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng này được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung phân bón trên toàn cầu và các chính sách hạn chế xuất khẩu của các quốc gia như Trung Quốc, Nga. Bên cạnh đó, DCM đã đưa vào vận hành chính thức nhà máy phân bón NPK với công suất 300.000 tấn/năm (bắt đầu sản xuất thử nghiệm từ tháng 4/2021), giúp cải thiện đáng kể sản lượng sản xuất trong năm. Năm 2022, DCM đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu ước đạt gần 9.060 tỷ đồng, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hơn 513 tỷ đồng, lần lượt giảm 1% và 40% so với kế hoạch năm ngoái. Nhấn mạnh rằng, DCM là doanh nghiệp thường xuyên đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng. Nhận định giá cổ phiếu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của DCM khi mức stock rating đang mốc 86 điểm. Tuy nhiên, sức mạnh giá của cổ phiếu này vẫn thấp hơn 80 điểm cho thấy dòng tiền vẫn chưa quay trở lại cổ phiếu này. Đồ thị giá của DCM vừa đóng cửa tăng 7% và đồ thị giá xuất hiện mô hình nến đảo chiều cho thấy đồ thị giá có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi phục ở 1-2 phiên giao dịch tới. Đồng thời, đồ thị giá của DCM hồi phục trở lại mức hỗ trợ 61,8% của Fibonacci nhưng xu hướng ngắn hạn của DCM vẫn duy trì ở mức giảm.

Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) ghi nhận doanh thu ba tháng cuối năm ngoái đạt 3.907 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 1.475 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần, tương ứng biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 20% lên 38%. Trừ các chi phí, DCM ghi lãi sau thuế 1.096 tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với số lãi 207 tỷ đồng đạt được quý IV/2020. Giải trình về lợi nhuận tăng đột biến, DCM cho biết doanh thu quý IV vừa qua được thúc đẩy bởi tình trạng khan hiếm nguồn cung phân bón trên toàn cầu, kết hợp với chính sách hạn chế xuất khẩu của các quốc gia như Nga, Trung Quốc dẫn đến giá bán phân bón trong nước tăng mạnh. Ước tính giá bán bình quân mặt hàng phân bón ure quý IV/2021 tăng hơn 111% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó các yếu tố chi phí sản xuất, chi phí bán hàng đều tăng do biến động giá nguyên liệu đầu vào, kết hợp tình hình dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhờ diễn biến giá phân bón thuận lợi nên làm cho doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận của DCM tăng mạnh. Lũy kế cả năm 2021, doanh thu của DCM đạt 9.870 tỷ đồng, tăng 30,5% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 1.920 tỷ đồng, tăng 190% và vượt 120% kế hoạch lợi nhuận điều chỉnh cả năm. Đây là kết quả tươi sáng nhất suốt 10 năm hoạt động của doanh nghiệp. Bước sang 2022, DCM đặt kế hoạch tổng doanh thu ước đạt gần 9.060 tỷ đồng, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hơn 513 tỷ đồng, lần lượt giảm 1% và 40% so với kế hoạch năm ngoái. Trên thị trường, cổ phiếu DCM cũng đang có những diễn biến lạc quan. Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), mức stock rating của DCM đang ở 88 điểm, cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực. Tuy nhiên, mức sức mạnh giá của DCM vẫn dưới 80 điểm, nên Yuanta cho rằng các nhà đầu ngắn hạn chỉ nên xem xét nắm giữ tỷ trọng thấp dưới 5%. Đồ thị giá của DCM vừa đóng cửa tăng 7% với khối lượng tăng mạnh so với trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và đồ thị giá tiến sát đường trung bình 50 phiên cho thấy đồ thị giá có thể chỉ xuất hiện nhịp điều chỉnh nhẹ. Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, nhưng xu hướng tăng ngắn hạn chưa thật sự bền vững khi sức mạnh giá vẫn thấp hơn 80 điểm. Vì thế, Yuanta khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DCM với thị giá hiện tại và tỷ trọng thấp dưới 5%, chỉ tăng dần tỷ trọng lên trên 18% khi sức mạnh giá đã vượt ngưỡng 80 điểm ở những phiên tới.

Theo ước tính của chúng tôi, doanh thu của ngành phân bón trong quý II/2022 tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái (31.873 tỷ đồng), trong khi lợi nhuận sau thuế gấp 2,1 lần năm trước (5.512 tỷ đồng). Tuy nhiên, so sánh với quý I vừa qua, doanh thu của ngành đang có dấu hiệu chững lại với doanh thu/lợi nhuận sau thuế sụt giảm 1,3%/20,4% so với quý trước. Kết quả trên có thể dự đoán được khi mà sản lượng và đơn giá xuất khẩu trong quý II không quá hấp dẫn như quý I. Như dự đoán của chúng tôi, biên lợi nhuận gộp đạt đỉnh trong quý I/2022, sau đó giảm 5,1%p so với quý trước trong quý II, và đạt mức 26,8%, tăng 9,1%p so với cùng kỳ. Kết quả là, biên lợi nhuận ròng giảm từ 22,3% trong quý I/2022 đến 17,3% trong quý II/2022. Trong quý II, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu tương đương mức quý I, nhưng giảm 1,6%p so với mức trung bình của năm 2021 là 8,4%. Trong quý I, đơn giá bán ure trung bình đạt 16.800 đồng/kg, gần như bằng mức trong quý I, trong khi giá gas đầu vào tăng đến 21% so với quý trước. Chúng tôi kỳ vọng, giá gas đầu vào có thể giảm dần trong nửa cuối năm 2022 và giúp các công ty sản xuất ure gia tăng biên lợi nhuận gộp. Chúng tôi kỳ vọng những đơn vị sản xuất ure có thể gia tăng sản lượng trong quý 3/22, khi nhu cầu nội địa thấp, đặc biệt khi Ấn Độ bước vào vụ mùa Kharif. Trên cơ sở đó, doanh thu toàn ngành trong tiếp theo có thể đi ngang so với quý II. Nhưng nhờ sự sụt giảm giá gas đầu vào, các công ty sản xuất ure như DPM và DCM có thể cải thiện biên LNG. Tiếp theo đến quý IV, khi cả nước bước vào vụ Đông-Xuân, mùa vụ lớn nhất trong năm, nhu cầu nội địa và cả giá bán dự báo sẽ tăng. Do đó, mặc dù sẽ khó mà vượt qua được kết quả “đỉnh” như quý 1, chúng tôi tin rằng ngành phân bón vẫn có thể gặt hái được một kết quả “viên mãn” trong quý III và quý IV tiếp theo.

Nhà máy mới có tin gì mới chưa các bác?

BSC cho rằng kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM – sàn HOSE) đã tạo đáy trong quý I/2023 và sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2023 nhờ giá Ure có xu hướng tăng trở lại. Đồng thời, việc hết khấu hao sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận 2024F với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số hơn gấp đôi so với 2023. Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DCM và nâng giá mục tiêu từ 34.000 trong báo cáo trước lên 40.000 đồng/CP (upside 28% so với giá đóng cửa ngày 02/08/2023), dựa trên phương pháp EV/EBITDA với EV/EBITDA mục tiêu 2024F = 5.2x (tương đương mức trung vị 5Y, loại trừ năm đột biến 2022) và chuyển giá mục tiêu sang 2024F. Chúng tôi cho rằng trong bối cảnh giá Ure tạo đáy và có xu hướng phục hồi, DCM là cổ phiếu hấp dẫn để đầu tư

Thực thi lăn chốt DCM chăng?
Cổ tức 30% + đà tăng giá khá mạnh

Chúng tôi ước tính kết quả kinh doanh quý III/2023 của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM – sàn HOSE) với doanh thu thuần đạt 3.387 tỷ đồng (giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 387 tỷ đồng (giảm 47%). Trong đó, doanh thu giảm nhẹ so với quý II/2023 với sản lượng ước tính tăng hơn 60% nhờ hưởng lợi thị trường chung phục hồi, bù đắp cho giá bán bình quân giảm hơn 30%. Biên lợi nhuận cũng giảm mạnh từ 31% về mức 21%, bên cạnh việc giá bán các sản phẩm cốt lõi giảm mạnh thì giá khí đầu vào cũng tăng so với cùng kỳ do DCM đang tạm trích chi phí mua khí đầu vào theo tỷ trọng khí mua từ Petronas chiếm 50% (trong khi trước đây tỷ lệ này chỉ 10-15%). Với trọng số này, chúng tôi ước tính chi phí khí đầu vào (bao gồm thuế và giá vận chuyển khí) là 9,8 USD/mmbtu trong 2023, tăng 2% so với 2022. Điểm nhấn đầu tư: Chi phí khấu hao sẽ giảm đáng kể từ quý IV/2023 do các nhà máy Ure DCM đã hết khấu hao từ cuối quý III. Chúng tôi ước tính chi phí khấu hao hàng năm của nhà máy Ure dao động từ 1.000–1.200 tỷ đồng mỗi năm (tương đương 50%, 26% và 65% lợi nhuận trước thuế năm 2021-2022-2023). Ước tính chi phí khấu hao trong năm 2024 sẽ giảm 877 tỷ đồng so với 2023. Chúng tôi nhận định việc hết khấu hao nhà máy Ure là đòn bẩy giúp DCM có lợi nhuận tăng trưởng mạnh 61% trong 2024. Bên cạnh đó, DCM có năng lực tài chính mạnh mẽ với số dư tiền mặt ròng 10.200 tỷ trong khi đó tỷ lệ nợ ròng/vốn CSH là -92,1% vào cuối quý II/2023. Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế của DCM duy trì ở mức 1.700–2.200 tỷ đồng trong giai đoạn 2024–2028, duy trì dự báo cổ tức giai đoạn 2024-2028 là 2.500–3.000 đồng/cp (lợi suất cổ tức 7- 8%), tương ứng tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận trung bình là 75% trong giai đoạn 2024-2028. Chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế Cổ đông công ty mẹ của DCM trong năm 2024 (theo kịch bản cơ sở: tỷ trọng sản lượng khí đầu vào PVN và Petronas là 70:30, ước tính giá khí 8,7 USD/mmbtu) lần lượt đạt 14.041 tỷ đồng (tăng 10,6% so với năm trước) và 2.301 tỷ đồng (tăng trưởng 61%). Ở mức giá hiện tại, DCM đang giao dịch tại mức P/E 2024 là 7,2x; thấp hơn mức trung bình 5 năm ngành phân bón là 9,7x. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và P/E, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho DCM với giá mục tiêu là 40.500 đồng/cổ phiếu – tỷ suất sinh lời là 18,6% với kỳ vọng thị trường phân bón tiếp tục phục hồi và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ổn định từ 2.300-2.500 tỷ/năm trong giai đoạn 2024-2028 sau khi hết khấu hao trong 2023.

Dcm ổn kg thảo

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DCM của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau và thay đổi mục tiêu 2024F là 38.700 đồng/CP (upside 19% so với giá đóng cửa ngày 05/03/2023, đã bao gồm 6% tỷ suất cổ tức) dựa trên phương pháp EV/EBITDA với EV/EBITDA mục tiêu 2024F = 5.2x (tương đương mức trung vị 5Y). DCM là một trong những doanh nghiệp phân bón hàng đầu với triển vọng cải thiện lợi nhuận mạnh mẽ trong 2024F (tăng 91%) cùng bảng cân đối kế toán lành mạnh với lượng tiền mặt lớn chúng tôi duy trì quan điểm DCM là lựa chọn hấp dẫn. Triển vọng kinh doanh dành cho DCM: Doanh thu tăng trưởng 6% nhờ nhu cầu phân bón cải thiện giúp sản lượng phân bón tăng trong bối cảnh giá phân bón phục hồi; Biên lợi nhuận tăng trưởng 9,1đpt nhờ chi phí khấu hao giảm mạnh (đóng góp 62% tăng trưởng lợi nhuận gộp 2024); Kỳ vọng tỷ suất cổ tức cải thiện đạt 6 – 7% nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dồi dào. BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DCM trong năm 2024 lần lượt đạt 13.342 tỷ đồng (tăng 6% so với năm trước) và 2.113 tỷ đồng (tăng trưởng 91%) tương đương EPS fw 2024 khoảng 4.001 đồng/CP, P/E fw 2024 = 8.6x. Dựa trên các giả định: Sản lượng kinh doanh Ure đạt 869 nghìn tấn (tăng 0,3%), tương ứng tăng 6% so với dự phóng trước đó; Giá bán Ure bình quân đạt 9.885 đồng/kg (tăng 3%); Giá khí bình quân cả năm đạt mức 10.0 USD/MMBTU (tăng 2,2%), tương ứng tăng 8% so với dự phóng trước đó do chúng tôi nâng giả định giá dầu.