Dệt may sẽ ra sao trong tương lai?

:point_right: TNG

DOANH THU THÁNG 8

Doanh thu tiêu thụ tháng 8/2022 đạt 696 tỷ đồng:

  • Hoàn thành 103% kế hoạch tháng.

  • Tăng 119 tỷ đồng tương ứng tăng 20% so với cùng kỳ tháng 8/2021.

CƠ CẤU DOANH THU THÁNG 8 : 696 tỷ đồng (XK: 686 tỷ và nội địa: 10 tỷ)

Về XK chiếm thị phần chủ yếu ở Mỹ (40%), Pháp (29%), Nga (7%), Canada (5%),…

LŨY KẾ DOANH THU 8 THÁNG

Lũy kế doanh thu tiêu thụ 8 tháng đầu năm đạt 4.690 tỷ đồng

  • Tăng 1.147 tỷ đồng tương ứng tăng 32% (4.690 tỷ đồng) so với cùng kỳ 8 tháng 2021 (3.543 tỷ đồng).

  • Hoàn thành 78% kế hoạch năm 2022. (6.000 tỷ đồng)

:large_blue_circle: Triển vọng Q3 và năm 2022

Nhu cầu may mặc ở các TT chính duy trì ổn định bên cạnh tăng trưởng ở các TT mới: Trong bối cảnh lạm phát ở các TT chính ghi nhận mức tăng cao, bán lẻ hàng thời trang tại các TT XK chính của VN vẫn duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, trong T6, tăng trưởng giá trị bán lẻ ở Mỹ (+0.9% CK), Nhật (+1.2% CK), Hàn Quốc (+8.2% CK), Canada (+19.8% CK) tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng dương. Kinh tế tại các TT XK chính dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng, dù mức tăng trưởng dự phóng được điều chỉnh giảm. Cụ, thể, theo dự phóng vào T6 của World Bank, tăng trưởng GDP năm 2022 của Mỹ dự phóng đạt 2.5%, EU: 2.5%, Nhật Bản: 1.7%, TQ: 4.3%.

Các FTA tiếp tục hỗ trợ tích cực : bộ ba CPTPP, EVFTA và RCEP sẽ tiếp tục hỗ trợ XK hàng dệt may VN trông qua các cam kết ưu đãi thuế quan và các quy định về nguồn gốc xuất xứ. XK hàng dệt may VN tại các TT mới và được hưởng lợi từ CPTPP như Canada, Australia, Mexico đã ghi nhận tăng mạnh trong 8T2022, lần lượt +48.5% CK, +26.4% CK, và 93.9% CK. Bên cạnh đó, mức thuế nhập khẩu giảm dần theo lộ trình từ EVFTA tiếp tục hỗ trợ sức cạnh tranh của hàng VN tại TT này và giá trị XK hàng dệt may vào EU đã và đang tăng mạnh.

Chi phí NVL đầu vào và vận tải biển có xu hướng giảm . Giá cotton và dầu thô cuối Q3 ghi nhận xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh trong Q2. Chỉ số giá vận tải container các tuyến chính cũng đã hạ nhiệt và đi ngang. Chi phí NVL và vận tải giảm là yếu tố hỗ trợ các công ty trong nước trong bối cảnh mức lương tối thiểu vùng chính thức tăng 6% từ đầu T7 2022. Ngoài ra, USD mạnh lên có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngắn hạn trong năm 2022 khi ngành dệt may là ngành XK ròng. Quan hệ thương mại Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng và Chính phủ Mỹ quyết định tiếp tục giữ nguyên các mức thuế áp vào hàng TQ mang đến lợi thế cho các nhà NK khác. Thị phần của hàng dệt may TQ tại TT Mỹ tiếp tục giảm trong năm 2022 về mức 24% (so với mức 28% và 36.6% năm 2021 và 2018).

Zero-COVID ở TQ : Việc TQ kiên trì tiếp tục áp dụng chính sách Zero-COVID và phong tỏa diện rộng có khả năng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất dệt may, khiến nhu cầu về sợi suy giảm. Giá trị XK của mảng Sợi đã và đang chịu ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh TT TQ chiếm 47% tổng giá trị XK sợi VN.

:point_right: Dệt may là một ngành khá tốt và tích cực nhưng hiện giờ theo quan điểm cá nhân mình là chưa có dòng tiền vào ngành này. Nên cần một thời gian để quan sát và nhận định thị trường và đưa ra quan điểm cá nhân. Qua tuần VNIDEX có thể điều chỉnh, nếu NĐT nào thích mua con này thì có thể đánh T+. Chúc mọi người đầu tư hiệu quả :heart_eyes:

3 Likes