Dệt may Việt Nam hưởng lợi nhưng khó vượt qua Bangladesh

, , ,

Ngành dệt may Việt Nam được hưởng lợi nhất định từ biến động của Bangladesh, nhưng trở lại vị trí quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới vẫn là thách thức lớn.

Các tháng tới, xuất nhập khẩu hàng dệt may sẽ tiếp tục khả quan, bởi theo yếu tố chu kỳ, nhu cầu hàng hoá thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) dự báo.

Theo Vitas, nhiều doanh nghiệp hiện đã có đơn hàng đến cuối năm và đang đàm phán đơn hàng đầu năm sau. Năm nay, dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng hơn 9% so với năm 2023.

Thị trường “ấm dần”, xuất khẩu 44 tỷ USD “hoàn toàn khả thi”, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Vitas. Bảy tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may ước đạt 23,6 tỷ USD, tăng gần 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ hội ít hơn thách thức

Thời điểm này đang là cao điểm sản xuất hàng cho mùa đông. Một số doanh nghiệp cho rằng Việt Nam đang có một số lợi thế khi ngành dệt may Bangladesh gặp khó khăn khi các cuộc đình công liên tục xảy ra, theo Vitas.

Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Năm 2023, xuất khẩu hàng may mặc đạt 38,4 tỷ USD, chiếm 83% tổng kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh.

Biến động trong nước kéo năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh tạm thời giảm sút. Một số khách hàng đang xem xét chuyển dịch đơn hàng ra ngoài Bangladesh, có thể khoảng 10% đơn đặt hàng xuất khẩu của nước này sẽ thể thay đổi.

Trong bối cảnh sức mua trên thị trường toàn cầu phục hồi còn chậm, Bangladesh còn đứng trước sức ép tăng lương cho lao động dệt may, yếu tố làm giảm lợi thế về chi phí nhân công rẻ tại nước này.

Thế nhưng, việc lấy lại ngội vị thứ hai của ngành dệt may Việt Nam vẫn không dễ dàng.
Với hạ tầng hiện có, ngành dệt may Bangladesh cạnh tranh tương đối tốt trên thị tường toàn cầu, giữ thị phần ổn định tại các thị trường lớn, yêu cầu cao về sản phẩm và chuỗi cung ứng xanh, bao gồm EU và Mỹ.

Dệt may, ngành trọng điểm trong nền kinh tế, chiếm tới gần 85% tổng xuất khẩu của Bangladesh. Chính phủ nước này trong nhiều năm đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ, giúp ngành dệt may hoàn thiện chuỗi cung ra thị trường toàn cầu, tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định thương mại.

Trong nước, Chính phủ Bangladesh miễn thuế với nhập khẩu máy móc vào các khu vực sản xuất xuất khẩu, có nhiều cơ chế khuyến khích cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may, từ lãi suất tới tiền mặt.

Bangladesh đã phát triển 218 nhà máy xanh, được cấp chứng chỉ LEED – chứng nhận phổ biến nhất thế giới về đánh giá các công trình đạt chuẩn thân thiện với môi trường, chiếm tới 56% của toàn ngành dệt may thế giới, theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA).

Điểm yếu về nguyên vật liệu cho dệt may cùng những thách thức khác của ngành, như lao động, phát triển công nghệ xanh, phát triển bền vững, quy hoạch cũng đã được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, chỉ ra trong Diễn đàn Kinh tế mùa hè gần đây.

Năm 2023, xuất khẩu dệt may của Bangladesh đã cán mốc gần 47 tỷ USD, theo dữ liệu từ cơ quan xúc tiến thương mại của nước này, trong khi mục tiêu xuất khẩu năm 2024 của Việt Nam mới dừng lại ở con số 44 tỷ USD.

Tình hình hiện tại sẽ khiến các nhà sản xuất dệt may trong nước nỗ lực hơn. Ông Giang cho biết ngành dệt may đang tập trung vào các giải pháp, tận dụng các lợi thế và cơ hội đón nhận thêm những đơn hàng mới.

8 Likes

Cảm ơn bài viết của ad

View mình về câu chuyện dệt may do bất ổn chính trị ở BLD cũng tương tự như ad, có thể lượng đơn hàng về sẽ có lợi cho VN, tuy nhiên để “soán” ngôi của BLD là điều chưa thể đạt được trong giai đoạn này.

Dệt may thì TNG hay VGT được hơn ad

đợt rồi ai cũng tung hô dệt may