DGW - Case bán lẻ kinh điển đâu chất xúc tác tạo nên siêu cổ

Sơ lược một chút về DGW thì đây là cổ phiếu của Công ty cổ phần thế giới số. Công ty này có tiền thân là Công ty Hoàng Phương được thành lập vào năm 1997. Năm 2015 Digiworld trở thành công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.

DGW là một trong những doanh nghiệp bán buôn hàng đầu Việt Nam, trong đó các thiết bị điện tử (ICT) là mặt hàng bán chính của DGW bên cạnh các sản phẩm tiêu dùng và thiết bị gia đình. DGW là doanh nghiệp trung gian, hợp tác với hơn 30 nhà cung cấp là các thương hiệu lớn như Apple, Dell, Xiaomi… để phân phối sản phẩm của các hãng này tới hơn 16.000 điểm bán hàng trên cả nước thuộc các chuỗi bán lẻ như FPT shop, Thế giới di động, CellphoneS… Dịch vụ phát triển thị trường MES tạo nên lợi thế cạnh tranh cho DGW so với các doanh nghiệp bán buôn khác vì nó giúp doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn đối tác ở nhiều mảng kinh doanh khác nhau và gia tăng biên lợi nhuận.

Qua hoạt động kinh doanh – dịch vụ

Các sản phẩm dịch vụ kinh doanh chính của DGW hiện nay gồm:

  • Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại và phần mềm.

  • Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.

  • Kinh doanh bất động sản.

  • Sản xuất phần mềm: sản xuất sản phẩm công nghệ phần mềm;

  • Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi.

Về kết quả kinh doanh quý đầu năm 2024 của DGW:

Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, DGW ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.985 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Về cơ cấu doanh thu

  • Ngành hàng máy tính xách tay & máy tính bảng: ghi nhận doanh thu 1.139 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ. Thị trường máy tính xách tay hiện đã bão hòa sau thời kỳ đỉnh giai đoạn 2020-2022 - giai đoạn bùng nổ nhu cầu do làn sống làm việc ở nhà bởi ảnh hưởng của Covid-19, do vậy, doanh thu mảng này sẽ được dự đoán vẫn sẽ duy trì mức tăng trưởng 1 con số trong các quý tới. Một lý do khác nữa cho sự tăng trưởng chậm lại này là do thị trường dù phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng vẫn thắt chặt chi tiêu cho các mặt hàng giá trị cao như máy tính xách tay, máy tính bảng.
  • Ngành hàng điện thoại di động: doanh thu đạt 2.442 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Tạo nên sự tăng trưởng đáng kể ở mảng này của Digiworld là nhờ sự đóng góp doanh thu từ iPhone 15 và đặc biệt là từ các mẫu điện thoại mới ra mắt của Xiaomi. Hơn nữa, nền kinh tế đã dần hồi phục, người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu trở lại cho Tết nguyên đán.
  • Ngành thiết bị gia dụng: ghi nhận doanh thu tăng 27% so với cùng kỳ, đạt 210 tỷ đồng. Các sản phẩm tạo nên sự tăng trưởng của mảng này trong quý 1 chủ yếu là tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén bởi quý 1 có dịp Tết Nguyên Đán và là cao điểm mua sắm thiết bị gia dụng cho năm mới.
  • Ngành hàng tiêu dùng: đây là ngành có sự tăng trưởng đột phá, ấn tượng nhất trong quý này của Digiworld, đạt doanh thu 184 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng đến từ đóng góp doanh thu của các nhãn hàng sẵn có như Nestlé, Lion, Ab Inbev, các nhãn hàng mới từ đối tác Lotte Chilsung và một số sản phẩm dược khác.

Về lợi nhuận sau thuế: quý 1/2024, LNST của DGW ghi nhận 92 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Digiworld trong quý 1/2024 đã thực sự có những chuyển biến tích cực khi so với những quý trước, quý này tất cả các ngành hàng đều ghi nhận sự tăng trưởng và hầu như đều là tăng trưởng 2 chữ số. Trong đó có sự tăng trưởng liên tục của ngành thiết bị gia dụng và ngành hàng tiêu dùng cho thấy mạng lưới phân phối Digiworld tích cực liên kết cho các mảng này là đúng hướng, hiểu quả và ngày một mang đến những thành tựu ấn tượng hơn. Ngoài ra, ngành thiết bị văn phòng với sự góp mặt của Achison – công ty Digiworld đã M&A trước đó cũng đã đóng góp và tạo nên sự tăng ấn tượng.

Về tình hình tài chính:

Tại thời điểm cuối quý I/2024, DGW ghi nhận hơn 6.902 tỷ đồng tổng tài sản, giảm 8% so đầu năm, chủ yếu do các khoản tương đương tiền giảm gần 60%, chỉ còn gần 518 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm nhẹ còn 2.945 tỷ đồng.

Về tình hình nguồn vốn: tổng nợ phải trả giảm 14% so với đầu năm còn 4.183 tỷ đồng. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn giảm đáng kể 28% chỉ còn hơn 1.117 tỷ đồng.

Theo dữ liệu được DGW thuyết minh, phần phải trả cho nhà cung cấp như Asus Global Pte Ltd, Xiaomi H.K Limited và phải trả nhà cung cấp khác đều ghi nhận sụt giảm. Một khoản mục khác cũng giảm mạnh là chi phí phải trả ngắn hạn sụt 60% còn gần 102 tỷ đồng, chủ yếu do chiết khấu thương mại và chi phí hoạt động, hỗ trợ bán hàng giảm.

Tổng vay nợ tài chính ở mức 2.388 tỷ đồng, trong đó hầu hết là vay ngân hàng.

Về triển vọng kinh doanh

Theo Investone doanh số ngành bán lẻ năm 2024 sẽ tích cực hơn so với kết quả ảm đạm của năm 2023, dựa trên sự phục hồi kinh tế, niềm tin của người tiêu dùng và sức mua sẽ phục hồi vào năm 2024, đến từ tác động của cả chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng được thực hiện trong giai đoạn 2023-2024 và lực đẩy từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Về triển vọng kinh doanh của từng mảng

Mảng ICT-CE: Investone dự báo sẽ phục hồi tốt từ nửa cuối 2024 do Xu hướng áp dụng AI vào trong công việc/học tập sẽ là yếu tố thúc đẩy chu kỳ thay thế sản phẩm công nghệ mới của người tiêu dùng. Dựa trên mức nền tiêu thụ thấp của năm 2023, kết hợp với kỳ vọng vào sự phục hồi của ICT-CE vào nửa cuối năm 2024. Do đó, Investone dự báo doanh thu mảng ICT-CE có thể phục hồi và đạt mức tăng 10/15% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2024-2025.

Ở mảng thiết bị văn phòng, DGW có động lực phát triển ở thị trường cung cấp thiết bị bảo hộ lao động trong trung hạn khi Việt Nam vẫn là một điểm sáng đầu tư của các doanh nghiệp FDI và là điểm dịch chuyển tiềm năng cho các nhà máy lớn của các thương hiệu hàng đầu. Investone dự báo doanh thu mảng thiết bị văn phòng có thể đạt mức tăng trưởng 28/30% svck trong giai đoạn 2024-2025.

Còn đối vơi ngành dược phẩm: sau nhiều năm triển khai vẫn gặp khá nhiều khó khăn do đặc thù ngành cần nhiều thủ tục, pháp lý và cũng do các đối thủ hiện hữu trên thị trường đã rất lâu năm.

Các ngành hàng khác dự kiến sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng tuy nhiên sẽ cần thêm thời gian để có đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu toàn công ty. Lãnh đạo DGW cũng cho biết, hiện công ty cũng sẽ liên tục tìm kiếm những ngành hàng, nhãn hàng mới để góp phần tăng trưởng khi ngành hàng ICT đã bão hoà.

Giá trị hợp lý

Từ những triển vọng đã đề cập ở trên, Investone cho rằng DGW có thể đạt mức doanh thu thuần tăng trưởng từ 20%/năm trong năm 2025 tương ứng từ 22,580 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt từ 606.56 tỷ đồng. Do đó**, Investone đặt giá mục tiêu trung và dài hạn cho DGW ở mức 75.000 đồng/cổ phiếu.** Investone cho rằng không còn quá nhiều biên phòng thủ, nhưng cũng thể hiện thể hiện mức độ chấp nhận trả giá cao hơn của thị trường trong giai đoạn “khát hàng” như hiện tại khi DGW phản ánh hầu hết tiềm năng của năm 2024 vào thị giá. Do đó nhà đầu tư có thể theo dõi và đầu tư vào cổ phiếu này cho mục tiêu dài hạn.