Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DGW
CTCK Phú Hưng (PHS)
CTCP Thế giới số (DGW – sàn HOSE) tiếp tục gặt hái kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng trong quý II/2021 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt 4.166 tỷ đồng (tăng 61%so với cùng kỳ năm ngoái) và 101 tỷ đồng (tăng trưởng 110%).
Nhìn chung, mức tăng trưởng doanh thu đến từ tất cả các ngành hàng. Trong đó, mảng điện thoại di động và máy tính xách tay đóng góp 82% tổng doanh thu, với sự tăng trưởng chủ lực đến từ các sản phẩm từ thương hiệu Apple, Xiaomi và Huawei.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của DGW đạt 9.173 tỷ đồng (tăng trưởng 87%) và lợi nhuận sau thuế đạt 208 tỷ đồng (tăng trưởng 123%), lần lượt hoàn thành 60% kế hoạch doanh thu và 69% mục tiêu lợi nhuận.
Chúng tôi nhận định DGW sẽ tiếp tục ghi nhận mức kỷ lục mới trong năm 2021 nhờ tăng trưởng vượt bậc của ngành hàng kinh doanh cốt lõi. Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 18,429 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 448 tỷ đồng (tăng trưởng 70%) với giả định Biên lãi gộp duy trì mức 6,5%.
Ngoài ra, chúng tôi giảm mức vốn lưu động (working capital) từ mức 472 tỷ đồng xuống còn 381 tỷ đồng trong mô hình định giá do hàng tồn kho của Công ty trong 2021 kỳ vọng được giải phóng nhanh hơn nhờ thiếu hụt nguồn cung chips toàn cầu, đồng thời điều chỉnh giảm WACC từ 9,3% xuống còn 8,5% do lãi suất phi rủi ro tiếp tục giảm.
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, chúng tôi nâng mức giá hợp lý cho cổ phiếu DGW từ 103.700 đồng/cổ phiếu lên 155.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so với giá hiện tại. Từ đó, khuyến nghị tiếp tục mua cho cổ phiếu này.
SSI: Khuyến nghị khả quan DGW, giá mục tiêu 1 năm là 140.000 đồng/cổ phiếu Mới đây, Công ty Cổ phần Thế Giới Số (HoSE: DGW) đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý III, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 4.000 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ) và 105 tỷ đồng (tăng 40% so với cùng kỳ). Kết quả kinh doanh này khá tốt trong bối cảnh gần như toàn bộ quý III là khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam. Chính vì vậy, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) trong báo cáo mới nhất đã điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận năm 2021 - 2022 thêm 22% và 38% lên mức 508 tỷ đồng (tăng 101% cùng kỳ) và 738 tỷ đồng (tăng 45%). SSI cho rằng, mặc dù nhu cầu đối với điện thoại di động bị ảnh hưởng đáng kể bởi trong đợt giãn cách xã hội, tuy nhiên dòng sản phẩm thương hiệu Xiaomi vẫn tăng được thị phần (khoảng 14% trong tháng 8 so với 9,8% trong quý IV/2020). Trong khi đó, doanh thu máy tính xách tay cũng ghi nhận sức tăng đáng kể, được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng trong bối cảnh dịch Covid-19. Do đó, SSI nâng hệ số P/E mục tiêu cho DGW từ 14 lần lên 17 lần (sát với P/E mục tiêu của MWG là 17,4 lần) và đưa ra mức giá mục tiêu mới cho DGW là 140.000 đồng/cổ phiếu (từ 81.000 đồng/cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:1). Với tổng mức sinh lời là 23% (bao gồm tỷ suất cổ tức 0,9%), SSI duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu DGW. Một số rủi ro đối với khuyến nghị này, bao gồm việc 44,2 triệu cổ phiếu từ đợt chia cổ tức gần đây đã được giao dịch từ ngày 12/10, qua đó có thể gây ra áp lực chốt lời ngắn hạn. Đồng thời, trong quý cuối năm, DGW dự kiến phát hành 500.000 cổ phiếu (tương đương 0,57% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) với giá 40.000 đồng/cổ phiếu để nhân viên thực hiện quyền mua phát hành trong tháng 8/2020. Do giá phát hành thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện tại là 112.800 đồng, có thể sẽ gây ra áp lực chốt lời mạnh.
Kết thúc quý III, Công ty Cổ phần Thế giới Số (HoSE: DGW) ghi nhận doanh thu đạt 3.868 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 107 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DGW ở mức 13.277 tỷ đồng và 331 tỷ đồng, cao hơn 55% và 97% so với mức thực hiện cùng giai đoạn năm 2020. Với kết quả này, DGW đã hoàn thành 87% kế hoạch doanh thu và vượt 10% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Doanh nghiệp cho biết, doanh thu quý III tiếp tục tăng trưởng nhờ mảng máy tính xách tay và máy tính bảng khả quan hơn trong bối cảnh Covid-19 khiến nhu cầu học tập, làm việc online tăng lên. Theo đó, hai mảng này đã mang về cho DGW 1.854 tỷ đồng doanh thu trong quý, tăng 46%. Mặt khác, lợi nhuận cải thiện là nhờ biên lợi nhuận gộp cao hơn, đồng thời phát sinh thêm doanh thu tài chính tăng đột biến (hơn 130% cùng kỳ) nhờ tỷ giá và chiết khấu - được hưởng từ nhà sản xuất. Trong ngắn hạn, quý IV thường là mùa cao điểm, đóng góp khoảng 30-40% lợi nhuận cả năm của DGW. Ban lãnh đạo đã đặt mục tiêu doanh thu cho quý IV/2021 là 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 177 tỷ đồng. Trong đó, mảng thiết bị văn phòng dự kiến có doanh thu đến từ Microsoft (hiện tại là software và từ 2022 sẽ phân phối thêm các sản phẩm hardware). DGW cũng tự tin về tăng trưởng thị trường máy tính xách tay tại Việt Nam cho năm sau. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cho rằng mảng điện thoại di động sẽ hồi phục theo đà kinh tế sau khi nới lỏng giãn cách từ quý IV/2021 và sang 2022. Đồng thời, xu hướng học và làm việc online vẫn sẽ tiếp tục và DGW sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng này. Dự kiến từ năm 2022, DGW sẽ bắt đầu phân phối thêm các sản phẩm thiết bị gia dụng (TV, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt…) của 2 nhãn hàng đến từ Mỹ và Trung Quốc. Đây sẽ là các động lực tăng trưởng trong trung hạn của DGW. Mới đây, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng giá cổ phiếu DGW đã chiết khấu hơn 15% kể từ mức đỉnh gần đây nhất vào tháng 11/2021 sau những đợt điều chỉnh gần đây của thị trường. DGW hiện đang giao dịch ở mức PEG dự phóng 2022 hấp dẫn là 0,55 cho triển vọng tăng trưởng nhanh chóng, được hỗ trợ bởi triển vọng mở rộng thị phần vững chắc của Xiaomi và Apple; ghi nhận đóng góp cả năm từ các hợp đồng phân phối độc quyền thiết bị gia dụng cho Whirlpool và TV cho TCL. Do đó, BVSC duy trì khuyến nghị khả quan dành cho DGW với mức giá mục tiêu theo phương pháp DCF không đổi là 155.685 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá khoảng 52% so với giá đóng cửa phiên 20/1.
Trong quý I/2022, CTCP Thế giới số (DGW – sàn HOSE) lập kỷ lục mới về doanh thu 6.957 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái), động lực tăng trưởng đến từ tất cả các ngành hàng. Trong đó, hai ngành hàng hàng cốt lõi là máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại di động đóng góp 85% tổng doanh thu của công ty, lần lượt đạt mức tăng trưởng 62% và 36%. Lợi nhuận sau thuế tăng 97% so với cùng kỳ, đạt 210 tỷ đồng. Kết quả này đã cán mốc kế hoạch doanh thu thuần và vượt 5% kế hoạch lợi nhuận sau thuế của Công ty. Ban lãnh đạo cũng đưa ra kỳ vọng cho kế hoạch quý II/2022 lạc quan như quý I với mức tăng trưởng doanh thu thuần khoảng 40%. Ban lãnh đạo DGW đưa ra kế hoạch kinh doanh 2022 của công ty với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế mục tiêu 26.300 tỷ đồng và 800 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và 22% so với mức thực hiện năm 2021. Ban lãnh đạo DGW nhận định ngành hàng ICT của Công ty duy trì tăng trưởng 2 chữ số (ước tính trên 20%) nhờ (1) Hưởng lợi từ chiến dịch phát triển mạng 5G và Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính Phủ (mục tiêu thị phần hàng xách tay Apple giảm từ 20-30% xuống còn 10% trong 2022); (2) Hưởng lợi giá bán sản phẩm ICT tăng hai chữ số do thiếu hụt chips toàn cầu tới cuối 2023; (3) Xu thế cao cấp hoá các sản phẩm điện thoại và Laptop, và (4) Dư địa tăng trưởng Laptop tại Việt Nam khá cao khi sản phẩm Laptop/ đầu người thấp hơn các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong 2022, DGW kỳ vọng tiếp tục lập kỷ lục doanh thu mảng điện thoại di động khi Xiaomi gia tăng thị phần vượt trội tại Việt Nam DGW sẽ cho lên kệ các sản phẩm thiết bị gia dụng của Whirlpool vào cuối tháng 4/2022. Mục tiêu dài hạn của Công ty là chiếm 8 - 10% trong thị trường thiết bị gia dụng (quy mô 2.4 tỷ USD). DGW nỗ lực tìm kiếm ngành hàng mới còn dư địa tăng trưởng lớn nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng ít nhất 25%/năm đến 2025 trong bối cảnh mức tăng trưởng ngành hàng ICT bắt đầu “hạ nhiệt”. DGW dự kiến sẽ thực 1-2 deal M&A trong 2022 trong mảng FMCG. Công ty sẽ thâu tóm những công ty có quy mô nhỏ hơn so với DGW khoảng 20% để có sự tương đồng văn hóa kinh doanh. Thương vụ M&A của Công ty sẽ được sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối và đi vay chứ không phát hành thêm cổ phiếu nhằm bảo vệ quyền lợi của Cổ đông. DGW dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% năm 2021 và phát hành cổ phiếu cho Cổ đông hiện hữu từ vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 80%. Đồng thời, Công ty sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP) năm 2022 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, theo tỷ lệ tối đa 2.5% tổng số cổ phiếu lưu hành. Trong 2022, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DGW đạt đạt 27.623 tỷ đồng (tăng 32% so với năm ngoái) và 805 tỷ đồng (tăng trưởng 22%), kỳ vọng vượt kế hoạch kinh doanh của Công ty đã đề ra. Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, chúng tôi đưa mức giá hợp lý cho cổ phiếu DGW 152.000 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về kết quả kinh doanh quý 2 và định giá cổ phiếu DGW trong báo cáo tiếp theo. Rủi ro: (1) Ngàng hàng ICT dần tiến tới bão hòa; (2) Rủi ro phân phối ngành hàng mới; (3) Rủi ro mất vị thế phân phối độc quyền; (4) Rủi ro pha loãng
Công ty cổ phần Thế giới số (DGW – sàn HOSE) tiền thân là công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phương thành lập năm 1997, chủ yếu phân phối các sản phẩm linh kiện điện tử. Năm 2003, công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phương cổ phần hóa thành công ty cổ phần Thế giới số. Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn được biết đến như là một trong những nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường hàng đầu của Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu của công ty trong năm quý IV/2022 và 2023 sẽ đạt lần lượt 4.293 tỷ đồng (giảm 45,9% so với cùng kỳ) và 22.571 tỷ đồng (tăng trưởng 0,4%) thông qua việc mở rộng các ngành hàng nhưng sẽ gặp các hạn chế về sức mua suy giảm do tình trạng lạm phát và lãi suất cao. Lợi nhuận sau thuế có thể đạt 61,94 tỷ đồng (giảm 81% so với cùng kỳ) và 538.1 tỷ đồng (giảm 8,8% so với năm trước) lần lượt cho quý IV/2022 và 2023 một phần do hiệu ứng nền cao trong quý IV/2021. Biên lợi nhuận ròng cho cả năm 2023 có thể đạt mức 2.4% của tổng doanh thu. Điểm nhấn đầu tư: (1) Mô hình kinh doanh của công ty độc đáo, mang tính linh hoạt giúp tận dụng cơ hội mở rộng ngành, tránh rơi vào tình trạng bão hòa. Khác với các bán sỉ thông thường chỉ nhập hàng về rồi phân phối lại cho các đơn vị bán lẻ, dịch vụ phát triển thị trường (MES) của Digiworld bao gồm cả các khâu Phân tích & chiến lược, Marketing, Dịch vụ hậu mãi – những thứ sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho cả khách hàng và chính bản thân DGW. (2) Công ty hiện đang có hiệu suất hoạt động rất ấn tượng so với các đối thủ cùng ngành. Các tỷ số sinh lời như ROE, ROA, biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng đều tích cực qua các năm và vượt trội so với các công ty trong ngành. Cùng với đó là một cơ cấu nguồn vốn ngày càng ổn định, tạo tiền đề cho việc tăng trưởng, cạnh tranh trong tương lai. (3) Định giá của công ty hiện tại đang tỏ ra rất hấp dẫn: tính đến ngày báo cáo cổ phiếu DGW đang được giao dịch tại mức P/E = 7.58, gần bằng với mức đáy P/E trong giai đoạn 2017-2021 là 4.46. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty bình quân mỗi năm trong giai đoạn này đạt lần lượt là 42.7%/năm và 63%/năm. Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 42.200 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị giữ với mức tăng giá tiềm năng là 6%. Định giá của chúng tôi đã phản ánh con số ước tính dựa trên kịch bản cơ sở trong giai đoạn 5 năm tiếp theo và chưa tính đến kết quả hợp nhất kinh doanh của Achison do chưa đủ cơ sở. Rủi ro: (1) Rủi ro mất các hợp đồng đối tác, hợp đồng độc quyền; (2) Rủi ro liên quan đến chuyển dịch ngành hàng; (3) Rủi ro liên quan đến xung đột các nhãn hàng (Cannibalization); (4) Rủi ro suy yếu sức mua.
CTCP Thế Giới Số (DGW – sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 với doanh thu thuần và lợi nhuận ròng phục hồi đáng kể từ mức thấp trong quý I/2023. Cụ thể, doanh thu thuần của DGW trong quý II/2023 tăng 16,1% so với quý trước lên 4.596 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng tăng 4,6%, đạt 83 tỷ đồng (giảm 39,4% so với cùng kỳ năm ngoái) so ước tính của BVSC là 85 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm 2023, lợi nhuận ròng của DGW giảm 53,3% so với cùng kỳ đạt 162,4 tỷ với doanh thu đạt 8,6 nghìn tỷ (giảm 28,2%), hoàn thành 43,9%/35,7% dự báo tương ứng cả năm 2023 của chúng tôi. BVSC nâng giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp DCF 5,5% lên 62.740 đồng/cp (Upside: 17,3%), chủ yếu kết hợp các hợp đồng mới tiềm năng mà DGW sẽ công bố trong thời gian tới (chưa bao gồm trong dự báo hiện tại), khiến BVSC nâng giả định tăng trưởng dài hạn từ 3,0% lên 3,5%. Duy trì khuyến nghị Outperform. Ở mức giá hiện tại, DGW giao dịch tại mức P/E là 14,1x (2024) và 10,8x (2025) so với mức trung bình 5 năm là 12,2x. BVSC kỳ vọng định giá được đánh giá lại, cùng với sự cải thiện kết quả kinh doanh, và các chính sách tài của Chính phủ sẽ mang lại những tác động rõ ràng hơn đối với nền kinh tế và tâm lý nhà đầu tư. BVSC tiếp tục ưa thích DGW, với: (1) mô hình kinh doanh năng động; (2) danh mục SP vượt trội; và (3) Ban lãnh đạo tâm huyết với nỗ lực mở rộng MHKD cả chiều dọc và chiều ngang.
Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu của CTCK Thế giới số (DGW – sàn HOSE): DGW đã chứng minh năng lực bảo vệ lợi nhuận 9 tháng năm 2023 vượt trội so với các doanh nghiệp trong ngành và kỳ vọng biên lợi nhuận hoạt động năm 2024 (2,7%) phục hồi trên nền thấp năm 2023 (2,1%): nhờ (1) nhu cầu phục hồi và (2) kỳ vọng tăng trưởng đến từ các nhãn hàng và tập khách hàng mới. Tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ chiến lược M&A, giúp DGW mở rộng quy mô ngành hàng và kênh phân phối (CAGR doanh thu trên 20% cho giai đoạn 2022-2025). BSC điều chỉnh kỳ vọng kết quả kinh doanh, dựa trên chiến lược bảo vệ doanh thu và cân đối biên lợi nhuận của DGW: doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 lần lượt đạt 19.685 tỷ đồng (giảm 11% so với năm trước) và 412 tỷ đồng (giảm 40%), tương ứng với điều chỉnh tăng 5,5% và giảm 3% so với kỳ vọng trước đó. Năm 2024, chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - lợi ích cổ đông thiểu số của DGW lần lượt đạt 22.747 tỷ đồng (tăng 16% so với năm trước) và 611 tỷ đồng (tăng trưởng 48%), tương ứng điều chỉnh tăng 12% và tăng 14% so với kỳ vọng trước đó, EPS FW= 3.656 đồng, PE fw =14 lần – thấp hơn lịch sử là 14,4 lần và trung bình các DN trong ngành là 34 lần. BSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 2024 là 60.400 đồng/CP (Upside +18% so với giá đóng cửa ngày 20/11/2023), Dựa trên Phương pháp định giá DCF. Nhằm phản ánh khả năng (1) bảo vệ lợi nhuận và (2) cơ hội tăng trưởng từ các mảng kinh doanh mới M&A.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của CTCP Thế giới số (DGW – sàn HOSE) đạt 9,9 nghìn tỷ (tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt 181 tỷ đồng (tăng trưởng 7%), lợi nhuận gộp cải thiện 84 đcb, đạt 8,5%. Trong đó tỷ trọng lớn nhất vẫn đến từ điện thoại và laptop (lần lượt 43% và 31%) với mức tăng trưởng doanh thu đạt 14% và 11%. Luận điểm đầu tư: Thứ nhất là kỳ vọng mảng máy tính xách tay sẽ là động lực chính nhờ phân phối các mặt hàng mới. Sản lượng laptop dự kiến tăng khi vào chu kỳ thay thế sản phẩm kết hợp với giá bán trung bình tăng do các sản phẩm laptop AI (trung bình cao hơn 20-50% giá laptop thông thường). Ngoài ra, từ quý III/2024, DGW sẽ bắt đầu phân phối các sản phẩm của MSI để đáp ứng nhu cầu lớn đối với các thiết bị gaming. Thứ hai là doanh số bán điện thoại có nhiều yếu tố hỗ trợ từ tháng 9/2024. Tháng 9/2024 ghi nhận 02 sự kiện đáng chú ý bao gồm (1) chính thức tắt sóng 2G, tăng nhu cầu điện thoại 4G, đặc biệt là các mẫu giá thấp và điện thoại cũ; và (2) Apple tung ra các sản phẩm mới từ đó thúc đẩy doanh số các dòng iPhone 13-15 kết hợp gia tăng doanh thu từ dịch vụ đi kèm. Ước tính, doanh số điện thoại của DGW sẽ cải thiện tích cực trong nửa cuối năm 2024. Thứ ba là nguồn cung căn hộ tăng mạnh tạo đà bứt phá cho doanh thu thiết bị gia dụng trong nửa cuối năm 2024. Quý II/2024 ghi nhận mở bán 11.300 căn hộ (gấp 4 lần quý trước) với tỷ lệ lấp đầy trên 85%. Doanh thu thiết bị gia dụng thường phản ánh chậm 1 quý so với số lượng căn hộ mở bán. Dự kiến nhu cầu sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm 2024. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 70.559 đồng/CP, dựa trên triển vọng hồi phục của mảng ICT và động lực tăng trưởng đột biến của thiết bị gia dụng trong nửa cuối năm nay.
Với smartphone, laptop&máy tính bảng, với yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ từ việc áp dụng AI vào các ứng dụng hỗ trợ học tập/công việc, chúng tôi kỳ vọng CTCP Thế Giới Số (HOSE: DGW) có sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2024 (ước tính chu kỳ thay đổi sản phẩm 2,5-3 năm, kỷ lục doanh thu ICT-CE vào quý IV/2021), chủ yếu từ việc tiêu thụ laptop tăng trưởng 2 chữ số, giúp cho tổng doanh thu tăng 12% trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023, ghi nhận 15.637 tỷ đồng. Trong năm 2025-2026, chúng tôi kỳ vọng với xu hướng AI ngày càng mạnh mẽ sẽ giúp cho tăng trưởng doanh thu smear phone, laptop&máy tính bảng tiếp tục tăng 15%/15%. Với thiết bị văn phòng, chúng tôi kỳ vọng DGW tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm (bao gồm server, thiết bị lưu trữ và IoTs), giúp cho tổng doanh thu tăng 46% trong năm 2024, ghi nhận 5.008 tỷ đồng. Trong năm 2025-2026, DGW có thêm tiềm năng tăng trưởng trong thị trường cung cấp thiết bị bảo hộ lao động (PPE) và chúng tôi dự báo tổng doanh thu thiết bị văn phòng tăng 25%/25%. Với sự dẫn dắt của smartphone, laptop&máy tính bảng và thiết bị văn phòng, chúng tôi kỳ vọng tổng doanh thu sẽ tăng 19%/19%/19% trong năm 2024-2026. Kết hợp với việc tối ưu chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu từ 5% chỉ còn khoảng 4,9%/4,9%/4,9%, lợi nhuận ròng ước tính tăng 27%/28%/24% trong năm 2024-2026. DGW đã thông qua nghị quyết phát hành ESOP với kế hoạch niêm yết 2 triệu cổ phiếu (tương đương 0,9% tổng số cổ phiếu hiện hành) với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến sẽ thực hiện trong quý IV/2024. Tổng giá trị phát hành lần này là 20 tỷ đồng. Giá mục tiêu duy trì so với báo cáo trước do chúng tôi (1) chuyển mô hình dự phóng sang giai đoạn 2024-25, (2) Giảm EPS năm 2024-25 9%/9% do nhu cầu tiêu thụ ICT-CE trong 6 tháng năm 2024 thấp hơn do với kỳ vọng cũ và DGW vẫn duy trì tỷ lệ chi phí SG&A cao. Giá cổ phiếu đang giao dịch với P/E 2024 khoảng 22x, cao hơn trung bình 3 năm khoảng 18.5x, do vậy chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên đợi giá cổ phiếu chiết khấu thêm hoặc đợi kết quả kinh doanh tích cực hơn cho cổ phiếu có mức định giá hợp lý để bắt đầu tích lũy.