Đi tìm hoa hậu làng Bank

, , ,

Ngoài Chứng khoán và Bất động sản, thì ngân hàng (bank) là 1 trong 3 tứ trụ có ảnh hưởng rất lớn tới cục diện của Vnindex.

Hôm nay chúng ta hãy cùng Wyti đi tìm hoa hậu làng Bank, để xem em nào có thể bank rộng nhất, xa nhất, khỏe nhất và đẹp nhất. Nhóm chứng khoán và bất động sản Wyti sẽ chia sẻ ở bài viết sau (anh chị theo dõi Wyti để không bỏ lỡ nhé).

TOP cổ phiếu cập bờ

So với thời điểm tạo đỉnh hồi đầu năm 2022 khi Vnindex đạt mốc 15xx, đến thời điểm hiện tại đã rất nhiều cổ phiếu cập bờ. Những cổ phiếu thể hiện sức mạnh vượt trội so với thị trường, mặc dù chỉ số hiện tại đang ở quanh 1140+/-, cách đỉnh 360+/-.

Đầu tiên kể đến đó là ACB với mức đỉnh lịch sử chạm tới là 25.53 và giá hiện tại đang là 25. Tiếp đến là BID với mức đỉnh lịch sử chạm tới là 44.30 và giá hiện tại đang là 43.8. Tiếp đến là 2 cổ phiếu đang mon men về bờ là HDB và LPB.

TOP cổ phiếu chiếu dưới

Bản thân Wyti không thích dạng cổ phiếu cập bờ, nó mang cảm giác vượt đỉnh bất cứ lúc nào nhưng khẩu vị dòng tiền có thể không tìm đến nhiều. Wyti thích những cổ phiếu chiếu dưới, chờ đợi được về bờ và đang tích lũy kênh trên rất đẹp.

Một số cổ phiếu chiếu dưới có thể thỏa mãn điều kiện mua như MBB, SHB, STB, EIB, CTG, TCB, MSB, … Nói chung đa phần đang tích lũy khá ổn. Tuy nhiên cuộc thi nào cũng phải có “Hoa Hậu”. Trong số những những mã này thì Wyti đánh giá cao nhất là SHB về cả FA và TA.

SHB hiện tại hội tụ cả đường Ma10, Ma20, Ma50, Ma20 ở vùng 10.8-10.9, vùng hỗ trợ rất mạnh và rất có thế cho cổ phiếu có thể tung cánh nở hoa. Trên đồ thị cổ phiếu cũng đã break được đường trendline giảm giá suốt từ cùng đỉnh tháng 8/2023.

Mục tiêu hướng tới của SHB là về lại vùng giá 16-18 trong trung hạn 4-6 tháng.

Theo anh chị, anh chị đánh giá thế nào? Cùng bàn luận nhé ạ.

Thành Wyti.

SHB hiện đứng trong Top 5 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 ngân hàng TMCP uy tín nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam, Top 100 ngân hàng khu vực ASEAN, Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu và là 1 trong 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam…

SHB là Ngân hàng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất 2023

16-10-2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã ký Thỏa thuận Hợp tác (MOU) với Ngân hàng Busan thuộc Tập đoàn Tài chính BNK của Hàn Quốc, qua đó chính thức thiết lập quan hệ đối tác giữa hai tổ chức tín dụng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng số và ngân hàng đầu tư.

Theo thỏa thuận, SHB và Ngân hàng Busan sẽ tăng cường hợp tác kinh doanh trên cơ sở khai thác tối đa tệp khách hàng tiềm năng; uy tín, vị thế và sự am hiểu thị trường Việt Nam của SHB; tiềm lực tài chính vững mạnh, mạng lưới đối tác sâu rộng tại thị trường Hàn Quốc cũng như trên toàn cầu của Ngân hàng Busan và Tập đoàn Tài chính BNK.

Về kỹ thuật SHB đang chạm tới vùng kháng cự nhẹ, dự kiến test lại 11 cái và phi về 13x sớm thôi

1 Likes

Ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024. Trong đó, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15% và linh hoạt điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, NHNN giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Cơ chế giao toàn bộ hạn mức tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2024 có sự khác biệt với các năm trước - vốn được NHNN chia nhiều đợt và yêu cầu các nhà băng gửi đề nghị rồi xem xét nới room. Tại buổi họp báo hoạt động ngành ngân hàng 2024 ngày 3/1, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, cách cấp hạn mức tín dụng mới là một bước thay đổi cơ chế tổ chức điều hành. Đây cũng mang thông điệp đối với các ngân hàng là vốn đưa vào nền kinh tế trong năm nay phải mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và có trách nhiệm hơn. “Nếu như những năm trước đây chúng ta xem đó là những khoản cấp phát, phân bổ thì nay là cơ chế giao để cho các ngân hàng phấn đấu để đạt chỉ tiêu. Bởi vì năm ngoái, cũng có ngân hàng tăng hết room nhưng rất nhiều ngân hàng không đến room thậm chí có ngân hàng tăng trưởng tín dụng âm. Những ngân hàng tăng trưởng âm, tăng trưởng thấp đó có thể do chưa mạnh dạn tăng trưởng. Do đó, việc thay đổi cơ là để các ngân hàng này phải phấn đấu đạt mức chỉ tiêu tín dụng được giao”, ông Tú nhấn mạnh.

Nói về sự thay đổi trong cơ chế cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024, ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ cho biết, việc giao ngay toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm nhằm mục đích thúc đẩy việc bơm vốn ra nền kinh tế trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn. Theo ông Quang, khó khăn của nền kinh tế năm 2023 vẫn tiếp tục trong năm 2024. Các ngân hàng trung ương lớn vẫn chưa hạ lãi suất và duy trì ở mức rất cao. Vì vậy, khả năng suy thoái nhẹ ở những nền kinh tế như Mỹ vẫn có thể xảy ra. Xu hướng xuất khẩu giảm, nhu cầu toàn cầu giảm sẽ tác động rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam do nước ta có độ mở rất lớn. Nhìn vào kinh tế năm 2023 cũng có thể thấy rõ rằng nền kinh tế Mỹ, châu Âu hay G7 chưa suy giảm, nhưng xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đã tụt rất nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu, thu nhập, việc làm của nền kinh tế. “Với xu hướng tổng cầu tiếp tục suy giảm, NHNN nhận thấy cần phải có giải pháp thúc đẩy tổng cầu của nên kinh tế thông qua giao ngay tăng trưởng tín dụng để cố gắng thúc đẩy tổng cầu tăng, thúc đẩy tăng trưởng”, ông cho biết và thông tin: “Ngay từ đầu năm, ngành ngân hàng đã cung ứng đủ vốn, kịp thời thúc đẩy nhu cầu hợp pháp, thúc đẩy sự lan tỏa vốn vào nền kinh tế”.

Chỉ trong 4 tuần của tháng 12, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng thêm gần 520.000 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 1/3 tổng mức tăng thêm của cả năm 2023.

Các giải pháp điều hành và những kết quả ngành Ngân hàng đạt được thể hiện trong một số điểm nổi bật. Thứ nhất, điều hành CSTT đã góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng 3,2-3,4%. Hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối và NHNN đã mua được ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Lạm phát ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng là những yếu tố góp phần để Fitch nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Thứ hai, liên tục 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí và áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đến nay, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các NHTM đã giảm khoảng hơn 2,0%/năm so với cuối năm 2022. Thứ ba, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình trong và ngoài nước, góp phần hấp thụ các cú sốc bên ngoài, giữ ổn định được thị trường ngoại tệ và hạn chế được các biến động lớn trong ngắn hạn của tỷ giá, ổn định giá trị đồng tiền; thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. Thứ tư, nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng đã được NHNN triển khai đồng bộ, quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khoảng 5% (thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức tăng cao trên thế giới), hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó, đặc biệt là tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cho vay, đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt hồ sơ vay, đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc; gia tăng các chương trình, sản phẩm tín dụng đặc thù, ưu đãi…, tạo điều kiện thuận lợi hơn để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng. Nhiều chương trình tín dụng được triển khai nhằm thực hiện tốt chính sách xã hội, góp phần thực hiện thành công 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thứ năm, sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Thứ sáu, các chỉ số TTKDTM tăng trưởng khả quan; năm 2023, số lượng giao dịch TTKDTM tăng từ 50,3-99,1%, giá trị tăng từ 5,4-10,8% tùy phương thức thanh toán; các hệ thống thanh toán được vận hành ổn định, thông suốt và an toàn. Ngành Ngân hàng cũng là ngành tiên phong trong chuyển đổi số; nhiều sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng đã được số hóa, trong đó nhiều nghiệp vụ đã số hoá 100% góp phần hỗ trợ khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí cho nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thứ bảy, hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tiếp tục được chú trọng hoàn thiện, vừa bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn vừa bám sát yêu cầu thực tiễn, đáp ứng kịp với xu thế và chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

MBB Wyti mở mua trước đó ở 18+/- và sáng nay ngắn hạn chốt lời ở 19.5+/-, liệu có mất hàng không các cụ

1 Likes

TOP bank cửa trên có BID đã vượt đỉnh mọi thời đại

MBB sáng nay chốt lời có khi mình mất hàng không :))))

Bank kéo market ác quá

Tăng 5%, MBB đã là hoa hậu của phiên 4/1. Cả nhóm bank mỗi BID giảm đỏ

SÓng bank theo Wyti đánh giá là chưa dừng lại ở đây, sẽ còn đẩy mạnh nữa cho tới hết tháng 1/2023 này.

Theo Wyti nghĩ, mỗi người nên có cho mình 1 hoa hậu làng bank và nuôi nó, trung dài hạn hết quý 1/2024 này sẽ rực rỡ với Bank

Với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối năm 2023 khoảng 13,5 triệu tỷ, mức tín dụng tăng thêm trong năm 2024 ước khoảng 2 triệu tỷ đồng. Việc NHNN giao toàn bộ room tín dụng ngay từ đầu năm mang thông điệp đối với các ngân hàng là vốn đưa vào nền kinh tế phải mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và có trách nhiệm hơn.

Thông tin tại buổi họp báo “Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024” diễn ra vào ngày 3/1, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tính đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,5%. Tuy kết quả trên thấp hơn con số kỳ vọng là 14 – 15% nhưng mức thấp hơn là không nhiều.

“Mặc dù tăng 13,5%, nhưng trên nền số dư khoảng 12 triệu tỷ vào cuối năm 2023 thì chúng tôi đã đưa vào nền kinh tế gần 1,5 triệu tỷ đồng”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.