Điểm đến của dòng tiền

:moneybag:ĐIỂM ĐẾN CỦA DÒNG TIỀN​:moneybag:

  • Trong quý 2 này thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc mạnh, quy mô giao dịch cũng rơi sâu từ hơn 20.000 tỷ đồng/phiên trước đó về quanh 12.000 tỷ đồng, vài phiên gần đây có dấu hiệu cao lên quanh 16.000 – 18.000 tỷ đồng/phiên. Vậy nguyên nhân nào khiến thanh khoản sụt giảm và mức thanh khoản này có được xem là tích cực với tín hiệu của thị trường ở thời điểm hiện tại.

:point_right:Thứ nhất, sau khi các cơ quan quản lý vào cuộc rà soát, xử lý các giao dịch “có vấn đề” trên thị trường chứng khoán, một bộ phận dòng tiền đã tạm rút khỏi thị trường như một sự né tránh. Cùng đó, thị trường bộc lộ rủi ro lớn, bản thân các nguồn tiền thông thường của nhà đầu tư cũng rút lui phòng thủ.

:point_right:Thứ hai, với thông điểm rõ ràng đến từ Chính phủ trong thời gian vừa qua là nắn dòng tiền chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh và không tập trung quá nhiều vào các tài sản rủi ro. Khi mà trước đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các doanh nghiệp không thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên dòng tiền ứ đọng và tìm đế thị trường chứng khoán. Nhưng ở thời điểm hiện tại thì nền kinh tế cũng đã dần phục hồi một cách mạnh mẽ sẽ đại dịch và dòng tiền cũng sẽ quay lại sản xuất kinh doanh như giai đoạn trước dịch.

:point_right:Thứ ba, dòng tiền cũng đã có tín hiệu rục rịch chuyển dần sang lĩnh vực Bất động sản khi thị trường chứng khoán tăng cao cũng như kênh đầu tư bất động sản HOT hơn bao giờ hết ở thời điểm cuối năm 2021. Đây cũng là lĩnh vực đầu tư mang tính chất lâu dài và tính thanh khoản không cao kèm theo những động thái “mạnh tay” của Chính phủ vào bất động sản khiến thanh khoản càng suy giảm và khó quay về với chứng khoán ngay lập tức.

:point_right:Thứ tư, mức độ chiết khấu của các cổ phiếu trong gần 2 tháng vừa qua rơi vào khoảng trung bình 30-40% cũng tác động đến thanh khoản của thị trường chung. So về giá trị thì thanh khoản giảm 50k tỷ xuống còn 15-17k tỷ, giảm 70%. So về khối lượng cổ phiếu khớp lệnh thì giảm từ 1 tỷ 5 cổ phiếu xuống còn 500-600 triệu cổ phiếu, giảm 60%. Từ đó cũng có thể thấy mức độ ảnh hưởng của việc chiết khấu giá cổ phiếu đến thanh khoản của thị trường.

:point_right:Thứ năm, theo đà giảm của thị trường chung trước đó thì lượng margin giải chấp tương đối nhiều kèm theo việc các công ty chứng khoán liên tục cắt giảm tỷ lệ margin sẽ ảnh hưởng đến sức mua cũng như việc nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư. Tâm lý nhà đầu tư khi mà đã thoát được hàng sẽ rất khó quay lại ngay lập tức.

:point_right:Cuối cùng, mặc dù thị trường cũng đã hồi phục khoản 10% từ vùng đáy nhưng cùng còn rất nhiều cổ phiếu chưa hồi phục được mức này. Vậy nên số lượng nhà đầu tư kẹt hàng cũng còn khá nhiều cũng góp phần tạo nên việc suy giảm thanh khoản trên thị trường chứng khoán.

:point_right:Theo đánh giá cá nhân thì mức thanh khoản 15-17k tỷ ở thời điểm hiện tại là rất phù hợp với bối cảnh thị trường chung và tâm lý nhà đầu tư. Mặc dù thanh khoản suy giảm nhưng một số cổ phiếu hay nhóm ngành vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về thanh khoản. Chứng tỏ dòng tiền lúc này tập trung nhiều và doanh nghiệp hơn là thị trường chung. Thanh khoản cũng sẽ duy trì quanh mốc này trong 3-6 tháng tới. Chiến lược đầu tư lúc này cần phải thay đổi, nhìn về cổ phiếu nhiều hơn là nhìn về thị trường.
Nguồn: PyraStock