Thôi rảnh thì đi trông xe kẻo mất gương của khách đi ông Jean bảo vệ, ít ra người ta phân tích đưa ra góc nhìn chứ ko phải cắm đầu hô múc hbc giá 8.1 Pom giá 3.5 hvn giá 28.1 khi vni ở ngưỡng 1290 đou . Ps : đừng cắm cờ nhé ở đây là người ta :))) , chú chỉ dc cái nhiệt tình đánh phá cao thủ định độc diễn bá chủ f247 à
Ầy Jean nè , rảnh thì đem acc clone thả tim nick chính để tăng thêm sao số Jean ạ:))) anh khuyên chú làm bảo vệ thời gian nhiều nên làm thế
Mài nghĩ a lại hèn như mài hả Jean , đúng là người sao chiêm bao là vậy :))) thôi về lấy nick clone buff tim cho acc chính đi mới có 1500 tim hơi ít
Nói cái gì nó thông minh lên tí đi chú IQ thấp quá mà lại hèn hạ nữa , đánh phá các ae trên này để 1 mình làm cao thủ canh pic hả :)))
Cao thủ là phải lấy nick phụ buff tim kiểu Jean đó hả
Thôi bẹo má Jean kao sủ tí thôi:))) cảm giác thật là yomos
Kkkk đầu thằng bảo vệ dắt xe như Jean :))) anh chỉ có sỉ mũi dắt đi hoy bbbb
Lịch sử:
-
Dưới ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế VN suy thoái, lạm phát và nợ xấu tăng nhanh (cả năm 2009 tăng 19,89%), lãi suất vay ngân hàng rất cao (23-24%/năm). Chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ nhằm kiểm soát bóng bóng bất động sản và kiềm chế lạm phát khiến thị trường bất động sản lập tức bị ảnh hưởng nặng nề. Giá BĐS giảm mạnh trung bình 40-50%.
Giai đoạn từ giữa 2009-2010, gói kích cầu của Chính phủ giúp thị trường bất động sản ấm trở lại. Thị trường xuất hiện “cơn sốt” cục bộ, nhất thời do tác động của phương thức “mua bán nhà trên giấy”, dự án quy hoạch thủ đô mở rộng. -
Từ nửa cuối năm 2011, “quả bóng” bất động sản bị “xì hơi” mạnh trên diện rộng, “lớp băng dày” bao phủ toàn thị trường. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp bất động sản lao đao. Đây chính là mùa đông trong chu kỳ bất động sản.
-
2014 – 2018 thị trường bất động sản hồi phục và phát triển.
• Luật kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở (2014)
• Nền kinh tế đi vào ổn định, GDP tăng và lạm phát được kiểm soát
• Nguồn cung bất động sản lớn nhất từ trước tới nay (2018) -
TTBĐS có dấu hiệu hồi phục từ cuối năm 2013 và phát triển ổn định: Lượng giao dịch tăng, tồn kho giảm, cơ cấu hàng hóa bất động sản chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.
-
Năm 2014, Luật kinh doanh bất động sản ra đời mở rộng cơ hội cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Giai đoạn này thị trường xuất hiện nhiều loại hình bất động sản mới gia nhập như: Officetel, condotel, shophouse, bất động sản công nghiệp.
-
Trong năm 2018, thị trường xảy ra các đợt sốt đất lan rộng tại nhiều khu vực trên cả nước: sốt ảo giá đất nền, đất nông nghiệp tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; giá đất tăng mạnh ở các quận vùng ven TP.HCM rồi lan rộng ra các tỉnh vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các tỉnh, thành miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa…
Vậy theo bác, 2024 giống: 2009 hay 2014? Bác @Songda?
Mọi con sóng BĐS bắt đầu từ Luật đất đai ban hành và có hiệu lực. Nó thể hiện ý chí của tạo lập.
Giai đoạn này thì vừa giống vừa khác giai đoạn 2014
2014 trước đó là giai đoạn thắt chặt chi tiêu, hút tiền ròng lãi suất cao, hạn chế đầu tư
Hiện nay lại là giai đoạn kích thích đầu tư, tiêu dùng, lãi suất thấp.
Nó cũng khác 2008 vì quy mô nền kinh tế VN đã khác xa
Với thị trường BĐS giai đoạn này ban đầu thuận lợi hơn nhưng sau khoảng 2-3 năm thì lại khó khăn.
Thuận lợi là nhu cầu bđs tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế, hàng trăm dự án của HN, HCM giờ mới được gỡ rồi dần và bắt đầu triển khai và các dự án được tính tiền sử dụng đất theo Luật cũ sẽ lợi thế giá đất rẻ.
Sau 2-3 năm nữa cung đã ổn định, giá đất theo Luật mới cao hơn, cạnh tranh để có được quỹ đất làm dự án cao hơn nên biên lợi nhuận của DN sẽ eo hẹp hơn lúc đó ngành bđs sẽ khó khăn vì giá bán sẽ quá xa mức thu nhập thực tế và nguồn cung trong 3 năm tới đủ thỏa mãn 1 phần lớn nhu cầu của xã hội. Tất nhiên giá cao cũng sẽ làm hạn chế nguồn cung vì rất ít chủ đầu tư đủ tiềm lực triển khai dự án mới
VN cơ bản cũng nhìn gương học tập TQ thôi. Nhìn TQ đi trước mấy năm là đoán tình hình VN mấy năm tới
Giá vàng tăng, áp sát mốc 2600. Có lẽ minh lại sai giống bao người là dù nhận định dài hạn lên nữa nhưng việc lên nhanh quá lại luôn nghĩ đến đạt đỉnh ngắn hạn thì phải chỉnh xuống. Thực tế chưa có yếu tố cơ bản nào làm suy yếu giá vàng ngoài tâm lý sợ độ cao kiểu chốt lời ăn non. Những người chốt sớm thấy giá lên lại lao vào ủn giả tiếp tạo vòng xoáy đi lên. Yếu tố cơ bản thúc đẩy giá vàng vẫn là việc lượng cung thắt chặt khi các ngân hàng TW tăng nắm giữ vàng, tâm lý e ngại bất ổn địa chính trị. Và giờ mùa thu trở đi là mùa cưới, nhu cầu vàng trang sức cuối năm sẽ tăng lên.
VN có khác TQ 1 chút. Và hiện nay tôi thấy có sự thay đổi lớn về tư duy của thượng tầng khi bác Tô đã có chỉ đạo mới.
1 Giảm bớt lý luận, tập trung thực tiễn
2 VN xác định bước vào kỉ nguyên mới, vận hội mới chuyển mình phát triển. Sẽ không còn chỗ cho việc lấy quá khứ chiến tranh, khó khăn để biện minh cho việc chậm phát triển.
2024-2025 chuyển giai đoạn còn chút khó khăn nhưng sau đó VN sẽ vững mạnh đi lên
Sau khi Isarel đánh bại Hamas, tôi nói cuộc chiến Isarel - Hezbolla nhất định sẽ diễn ra. Sau cuộc chiến này thì Houthi cũng sẽ lên thớt. Isarel chấp nhận mở tất cả các cuộc chiến tranh nhằm dọn dẹp các mối đe dọa âm ỉ bao năm. mỗi quả tên lửa vòm sắt hàng triệu đô chỉ để bắn chặn mấy quả rocket rẻ tiền, lâu dài không thể chịu đựng được. Đây là lí do vàng vẫn là 1 kênh tài sản giá trị trong thời gian tới. Ngay cả Iran, khi đồng minh lớn là Nga còn đang sa lầy thì cũng nên chuẩn bị cho 1 cuộc chiến tổng lực khi các chướng ngại đã bị Isarel và đồng mình dọn dẹp
Bác đánh giá VNI sẽ vận động như thế nào trong bối cảnh này (thế giới: Fed và Châu Âu hạ lãi suất, giá vàng tăng; trong nước: lãi suất có xu hướng giảm, CP tích cực thúc đẩy tăng trưởng gdp….)?
Vni vấn đề lớn là thiếu tiền nên dù định giá tổng thể khó lên mạnh dù ls thấp và định giá cơ bản chưa quá đắt. Tiền ngoại rút ra chưa quay lại nhiều. Tiền nội sau vụ SCB, bão lũ thì cần 1 khoản lớn để khôi phục lại hệ thống và đảm bảo an sinh xã hội. Lũ lut không chỉ làm tổn thất trực tiếp GDP thì nó có thể gây áp lực lạm phát cuối năm. Vụ mùa này miền Bắc cơ bản mất trắng, lương thực thực phẩm sẽ có thể tăng giá
Liệu có khả năng trong cái rủi lại có cái may khi CP mới vì mục tiêu tăng trưởng GDP sẽ phải triển khai các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế ko bác? Như giảm lãi suất bank, gia hạn gói hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp, thúc đẩy đtc…
E đang có suy nghĩ vậy và rất muốn nghe phản biện từ bác
ls bank hiện nay gần như ngang hồi covid, khó có dư địa giảm thêm. Có chăng thì cung tiền để hỗ trợ, tuy nhiên rủi ro lạm phát cuối năm thì sẽ phải cân đổi. Các chính sách kích thích kinh tế tăng đầu tư công thì vẫn triển khai theo kế hoạch chứ chưa cần phải mở rộng vì hiện nay các bác sẽ triển khai trên nguyên tắc làm đâu gọn đấy, không đầu tư dàn trải. 1 phần phải hỗ trợ khắc phục thiên tai mà không giảm các chính sách đầu tư khác đã là nỗ lực lớn rồi.
cảm ơn bác!