Điểm sáng đầu tư - BẤT ĐỘNG SẢN KCN

, , , ,

Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhờ dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất cao, giá cho thuê tăng và xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu…

Điểm sáng đầu tư

Theo Trung tâm Phát triển Bất động sản thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, khu công nghiệp (KCN) đang là phân khúc hấp dẫn trong bối cảnh thị trường bất động sản nhà ở còn nhiều thách thức. Tỷ lệ lấp đầy tại các KCN miền Bắc đạt 81-83%, miền Nam lên tới 92%, bảo đảm dòng tiền ổn định cho các chủ đầu tư.

Giá thuê đất KCN tiếp tục tăng mạnh, với mức tăng 35% tại miền Bắc và 67% tại miền Nam từ năm 2020 đến giữa năm 2024. Riêng năm 2024, giá thuê tại miền Nam tăng trung bình 10-18%, cho thấy nhu cầu vẫn rất lớn dù thị trường bất động sản khác gặp khó khăn.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI đăng ký đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ 2023. Vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất cũng tăng 15,7% so với cùng kỳ, phản ánh nhu cầu ngày càng cao về đất KCN để xây dựng nhà máy.

Cổ phiếu doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp có còn hấp dẫn?

Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển.

Cũng theo Trung tâm Phát triển Bất động sản, làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng. Sau căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chọn Việt Nam nhờ vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và môi trường đầu tư ổn định.

Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công với nhiều dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, và các khu công nghiệp mới. Năm 2024, khoảng 422.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, tương đương 62,3% kế hoạch năm, đang được giải ngân để phát triển hạ tầng giao thông.

Từ đầu năm đến nay, 23 dự án hạ tầng đã được đưa vào khai thác, 19 dự án trọng điểm khởi công. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển các tuyến đường sắt quốc gia và kết nối hạ tầng liên vùng tiếp tục được công bố nhằm thu hút đầu tư và tăng tính đồng bộ cho hệ thống KCN.

Khuyến nghị cho nhà đầu tư

Giai đoạn 2025-2030 được dự báo là thời kỳ bùng nổ của bất động sản khu công nghiệp. Việt Nam dự kiến bổ sung thêm 15.200 ha đất công nghiệp và 6 triệu m2 kho bãi để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư.

Dòng vốn FDI thế hệ mới vào công nghệ cao, bán dẫn, năng lượng xanh từ các nước đối tác như Mỹ, Trung Quốc, EU sẽ gia tăng đáng kể, thúc đẩy phát triển các KCN chuyên biệt theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, ngành cũng sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia cùng các yêu cầu cao hơn về môi trường, phát triển bền vững.

Đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư, Trung tâm Phát triển Bất động sản cho rằng, thị trường KCN Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mạnh với nhiều tiềm năng. Những mã cổ phiếu như KBC, IDC, BCM, SZC, SIP được đánh giá cao nhờ sở hữu quỹ đất lớn, vị trí thuận lợi và kết quả kinh doanh ổn định.

Tuy nhiên, đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp phù hợp với chiến lược dài hạn hơn là lướt sóng. Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao chính sách thu hút FDI, diễn biến dòng vốn nước ngoài và tiến độ hạ tầng để có quyết định tối ưu.

Danh sách 31 công ty phát triển hạ tầng KCN đã lên sàn chứng khoán sẽ có chi tiết trong Niên giám bất động sản công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030. Nhà đầu tư cần cân nhắc các yếu tố khi lựa chọn cổ phiếu bất động sản KCN. Trong đó, các doanh nghiệp có diện tích đất lớn sẽ có lợi thế tăng trưởng dài hạn. Tỷ lệ lấp đầy và giá thuê đất là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận tương lai. Doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp, dòng tiền ổn định sẽ có khả năng chống chịu rủi ro tốt hơn.

:round_pushpin:Để cập nhật điểm mua – bán tối ưu và chiến lược đầu tư hiệu quả, Quý Nhà đầu tư vui lòng INBOX trực tiếp admin để nhận tư vấn chi tiết và báo cáo phân tích chuyên sâu.

1 Likes

mong chờ BCM quá

sáp nhập nữa thì chỉ có bay vút

Nhịp đập Thị trường 26/03: Nhóm bất động sản phân hóa

Bên mua tiếp tục chiếm ưu thế qua đó giúp các chỉ số chính bật tăng khá tốt. Tính đến 10h30, VN-Index tăng 2.95 điểm, giao dịch quanh mức 1,134 điểm. HNX-Index tăng 0.14 điểm, giao dịch quanh mức 244 điểm.

Hầu hết các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều mang sắc xanh, nổi bật có TCB tăng 1.95 điểm, STB tăng 0.8 điểm, HPG tăng 0.49 điểm và MBB tăng 0.47 điểm. Trong khi đó, số ít các mã FPT, VIC, SHB và VHM lần lượt lấy đi 0.87 điểm, 0.32 điểm, 0.29 điểm, 0.19 điểm và 0.18 điểm từ chỉ số chung.

Nhịp đập Thị trường 26/03: Nhóm bất động sản phân hóa

Nguồn: VietstockFinance

Nhóm cổ phiếu ngành nguyên vật liệu tiếp tục đón nhận dòng tiền giúp phần lớn các mã trong ngành đều tăng. Cụ thể, HPG tăng 0.37%, GVR tăng 0.43%, DGC tăng 0.19% và KSV tăng 2.69%…

Bên cạnh đó nhóm cổ phiếu năng lượng dẫn dắt đà tăng chung khi có mức tăng ấn tượng 1.24%. Trong đó, PVD tăng 1.31%, PVS tăng 0.61%, PVB tăng 0.3%, PVC tăng 1.8%…

Trái lại, nhóm bất động sản đang trong trạng thái phân hóa mạnh với lợi thế nghiêng về bên bán. Cụ thể, lực bán tập trung chủ yếu ở VHM giảm 0.58%, VIC giảm 0.18%, BCM giảm 0.51%, KDH giảm 0.46%… Riêng các mã như VRE tăng 0.76%, SSH tăng 0.7%, NVL tăng 0.97%, SIP tăng 0.44%… vẫn giữ được sắc xanh nhưng mức tăng không quá đáng kể.

So với đầu phiên, bên mua tiếp tục chiếm ưu thế hơn mặc cho số lượng cổ phiếu đứng giá vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn hơn 1,000 mã. Số mã tăng là 324 mã và số mã giảm là 223 mã.

Nhịp đập Thị trường 26/03: Nhóm bất động sản phân hóa

Nguồn: VietstockFinance

Mở cửa: Cổ phiếu ngành năng lượng khởi sắc ngay đầu phiên

Đầu phiên 26/03, tính tới 9h30, VN-Index tăng tốt với hơn 4 điểm, lên mức 1,336.36 điểm. Bên cạnh đó HNX-Index cũng tăng nhẹ, đạt mức 245.21 điểm.

Tuần qua (17-24/03/2025), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chuyển sang hút ròng nhẹ trên kênh thị trường mở, với tổng khối lượng 6,338 tỷ đồng, do kênh mua kỳ hạn ghi nhận khối lượng đáo hạn lớn. Cụ thể, NHNN ngừng hẳn phát hành tín phiếu và vẫn đều đặn chào thầu ở hợp đồng mua kỳ hạn 7 ngày với tổng khối lượng 65,255 tỷ đồng. Đáng chú ý, NHNN bắt đầu thực hiện chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 14 ngày (14,823 tỷ đồng), kỳ hạn 35 ngày (7,934 tỷ đồng) và kỳ hạn 91 ngày (1,624 tỷ đồng) để bơm thanh khoản dài hạn hơn cho hệ thống. Lãi suất vẫn giữ 4%/năm trên kênh này.

Tính tới 9h30, sắc xanh tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 19 mã tăng, 4 mã giảm và 7 mã đứng giá. Trong đó, MSN, STB, VRE và PLX đang là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, FPT, TPB, GVR và ACB là những cổ phiếu đang dẫn đầu nhóm giảm điểm.

Nhóm cổ phiếu năng lượng đang dẫn dắt thị trường với mức tăng 1.4%. Trong đó, tiêu biểu là các cổ phiếu như PVS tăng 1.84%, PVD tăng 1.75%, PVC tăng 1.8%, PVB tăng 1.51%, TVD tăng 0.81%,…