Đến hẹn lại lên, chào anh chị nhà đầu tư, lại là Mai Quin đâyy. Cũng là đầu tháng 7 và Việt Nam cũng ra số liệu vĩ mô rồi. Nên hôm nay mình lại ngoi lên cập nhật cho anh chị kinh tế Việt Nam trong tháng vừa rồi. Biết đâu lại mang lại cho anh chị được một vài ý tưởng đầu tư thú vị. Giờ chúng ta sẽ cùng điểm qua một số chỉ số đáng lưu ý trong tháng 6 nhé!
1. Đơn đặt hàng và sản xuất tiếp tục phục hồi tốt
Chỉ số PMI: phục hồi ở mức cao nhất trong hai năm
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng tăng mạnh lên 54,7 điểm trong tháng 6 từ mức 50,3 điểm của tháng 5 nhờ
- Lượng đơn đặt hàng mới tăng với tốc độ nhanh
- Tốc độ tăng chi phí đầu vào cũng nhanh hơn, đạt mức cao của hai năm khi chi phí vận tải và đặc biệt là giá dầu tăng.
- Các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên đáng kể
—> Biểu hiện rõ rệt của sự phục hồi kinh tế của VN → chỉ số IIP sẽ phục hồi tốt trong thời gian tới
IIP: sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn trong tương lai nhờ sự phục hồi của PMI
Hoạt động chế biến chế tạo phục hồi tốt theo IIP (đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong IIP), ghi nhận phục hồi tốt từ một số ngành
- Chế biến thủy sản
- Sx kim loại
- Giấy,…
Hoạt động xây dựng phục hồi chậm → Các mã vật liệu xây dựng như KSB, NBM, AAA, VLB vẫn sẽ duy trì đi ngang với đà tăng yếu.
Thép cùng câu chuyện chống bán phá giá vẫn còn, xuất khẩu thép Trung Quốc sang Vn tăng trưởng cao, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp ngành thép như HPG, NKG, HSG
Ngành thủy sản vẫn là ngành mạnh và duy trì đà tăng trưởng tốt → một số mã thủy sản đã ghi nhận đà tăng tốt từ trước đó và đang có xu hướng tích lũy lại như : VHC, ANV
Hoạt động sản xuất dệt may tăng trưởng nhẹ, vì đây là ngành xuất khẩu nên chúng ta có thể tiếp cận rõ ràng hơn qua số liệu xuất nhập khẩu bên dưới
Sx gỗ và giấy tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt gần bằng so với trước đó đặc biệt là sản xuất giấy tăng trưởng gấp đôi so với tháng 5. Một số mã về gỗ đang ghi nhận đà tăng bứt phá như: SAV, ACG, PTB
Hóa chất ghi nhạn mức tăng trưởng yếu trong tháng trong khi mỹ phẩm, xà phòng, thuốc và dược liệu ghi nhận tăng trưởng tốt. Các mã về hóa chất đã ghi nhận đà tăng tốt từ trước đó và vẫn đang tích lũy lại như: DCM, DGC, CSV,BFC
Điện tử tiếp tục tăng trưởng tốt chủ yếu nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc cùng với sự phục hồi của FDI, các mã cổ phiếu về công nghệ ghi nhận đà tăng nóng trong thời gian vừa qua: FPT, ITD, TTN, VGI
Để có cái nhìn tổng quan hơn chúng ta sẽ cùng nhìn lại những ngành ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong tháng 6 như: Khai thác quặng kim loại, da, cao su, kim loại đúc sẵn, điện tử, gỗ
Một số ngành ghi nhận mức tăng trưởng tốt trong đó có sản xuất và phân phối điện tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt và đã phản ánh qua giá cổ phiếu như: REE, POW, BWE
2. Sự thật đằng sau con số xuất siêu gần 3 tỷ USD
Nhìn vào chart bên dưới ta có thể thấy Nhập khẩu có sự suy giảm mạnh trong khi giá trị xuất khẩu không đổi → nhu cầu xuất khẩu giữ nguyên không có sự tăng trưởng thêm, tức là cán cân xuất nhập khẩu chưa có sự cải thiện thật sự mà do chúng ta nhập siêu ít đi dẫn đến thặng dư cao
Tốc độ tăng trưởng chậm lại nhanh chóng, 2 quý còn lại có thể tiếp tục chậm lại và phân hóa dần do một số doanh nghiệp đã nhập đủ hàng từ những tháng trước đó, tồn kho cao làm giảm nhu cầu nhập thêm
3. Dòng vốn FDI quay trở lại, cơ hội cho BDS KCN
FDI có sự phục hồi trở lại sẽ là yếu tố tốt cho BDS KCN tập trung vào miền bắc và miền nam, quan sát chart chúng ta có thể thấy sự gia tăng trở lại của vốn đăng kí sau 6 tháng trầm lắng.
Ở miền Bắc dòng vốn tập trung ở một số tỉnh như: Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh
Ở miền Nam chủ yếu tập trung ở Vũng Tàu:
Anh chị có thể tập trung vào một số mã cổ phiếu nằm trong khu vực được dòng vốn FDI đổ vào mà mình vừa đưa ra phía trên. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với anh chị. Chúc anh chị đầu tư thắng lợi!
Thân.
Mai Quin