-
Doanh thu hồi phục trong quý 2/2022. Trừ hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm, các chuỗi bán lẻ đã bị đóng cửa trong thời gian giãn cách ngừa Covid-19 trong quý 2/2021. Do đó, hoạt động bán lẻ trong quý 2/2022 đã cho thấy sự cải thiện đáng kể sau khi chính phủ kiểm soát thành công Covid-19 và nền kinh tế dần phục hồi. Việc mở cửa thị trường cũng dần khôi phục nguồn cung, giúp cân bằng biên lợi nhuận gộp về mức bình thường trước Covid-19. Các nhà bán lẻ trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng hóa cá nhân và bán lẻ sân bay đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu lần lượt là13/35/83/199% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Bán lẻ tiếp tục hồi phục trong nửa cuối năm 2022. Nền kinh tế ổn định trở lại sau mở cửa kích thích bán lẻ hồi phục, tuy nhiên, áp lực lạm phát tăng cao có thể phần nào gây tâm lý ngại mua sắm đổi với hànghóa không thiết yếu. Trong tình huống lạc quan, chúng tôi dự đoán doanh số bán hàng công nghệ sẽ tăng nhờ các mẫu điện thoại mới, đặc biệt là các dòng iPhone 14 sắp ra mắt vào tháng 9/2022 và kế hoạch ngừng cung cấp dịch vụ 2G tại Việt Nam từ năm 2023. Với tháng 7 âm lịch rơi vào tháng 8/2022 dương lịch khiến hoạt động mua sắm ô tô ngưng trệ, chúng tôi dự đoán doanh thu ô tô sẽ tăng cao từ tháng 9 năm 2022.
Điện
NT2
- Xu hướng giảm giá khí có thể là động lực lớn nhất cho NT2: Giá khí giảm và giá than tăng cao đã thu hẹp chênh lệch giá bán bình quân giữa nhà máy nhiệt điện khí và nhà máy nhiệt điện than. Điều này có thể giúp tăng sức cạnh tranh cho các nhà máy điện khí và NT2 trên thị trường điện.
- Sản lượng của Nhơn Trạch 2 (NT2) vẫn tăng lên 1,181 triệu kWh (+24% n/n) nhờ vị trí gần vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam và nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
- NT2 có tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp nhất so với các công ty cùng ngành, điều này có thể đảm bảo an toàn cho NT2 trong bối cảnh rủi ro lãi suất cho vay tăng lên.
- Điện khí vẫn là một nguồn cung điện ổn định, phù hợp cho nhu cầu công nghiệp hơn NLTT. Cũng cần nhắc lại rằng, doanh thu và sản lượng của NT2 trong 2H21 bị suy giảm nặng nề do tác động từ phong tỏa kinh tế và hoạt động sửa chữa, tiểu tu nhà máy
Tình hình hạn hán khiến chính phủ Ấn Độ lo ngại về an ninh lương thực
→ Tăng thuế xuất khẩu, giữ gạo lại trong nước
→ Việt Nam và Thái Lan sẽ là các thị trường được hưởng lợi từ xu hướng này.