Điện ơi chạy thôi

,

Tình hình ngành điện trong năm 2023

  • Sản lượng điện tiêu thụ có sự cải thiện trong Q3/23 nhưng chưa đạt kỳ vọng với sản lượng 11T23 thấp hơn kế hoạch
  • Sản lượng thủy điên cải thiện, trong khi sản lượng nhiệt điện ghi nhận mức sụt giảm mạnh từ Q3/23
  • Giá điện toàn phần (FMP) trên thị trường điện cạnh tranh (CGM) giảm mạnh từ Q3/23, giảm cạnh tranh nhóm nhiệt điện
  • Giá điện bán lẻ bình quân tăng 4.5% đạt 2,006đ/kWh từ tháng 11/2023 hỗ trợ triển vọng chung toàn ngành điện

Triển vọng ngành điện năm 2024

SẢN LƯỢNG VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN PHỤC HỒI KỂ TỪ NỬA CUỐI NĂM 2023

Sản lượng điện bắt đầu phục hồi kể từ nửa sau năm 2023 khi nền kinh tế của Việt Nam cũng như toàn cầu được cải thiện. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt kết quả tích cực hơn trong quý III so với những quý trước đó (Quý I tăng 3,28%, Quý II tăng 4,05%, Quý III tăng 5,33%), chỉ số IIP cũng duy trì mức tăng trưởng tích cực kể từ tháng 06.2023.

Năm 2023, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 280.6 tỷ kWh, tăng 4.6%yoy.

Dự báo nhu cầu điện phục hồi từ 2024 đạt 8.4% svck từ mức thấp của 2023 (+4.5% svck) hỗ trợ bởi nhu cầu sản xuất công nghiệp tích cực hơn, và tiếp tăng trưởng kép trung bình 7.5% giai đoạn 2024-30 theo kịch bản thấp QHĐ8. Đây sẽ là điểm tựa, củng cố triển vọng sản lượng của các nguồn điện.

NGUỒN ĐIỆN GIÁ RẺ GIẢM DO ẢNH HƯỞNG BỞI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ EL NINO

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino làm cho tình hình thuỷ văn không thuận lợi, nước về các hồ thuỷ điện thấp, đặc biệt tại khu vực miền Bắc. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, tình hình cung ứng điện khá ổn định. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, lượng nước về hồ giảm thấp và nhà máy điện than xảy ra tình trạng thiếu than. Vì vậy, nửa cuối tháng 5 và đầu tháng 6, hệ thống điện miền Bắc xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung và phải thực hiện tiết giảm phụ tải các địa phương khu vực miền Bắc.

Trong năm 2023, giá điện bán lẻ bình quân được điều chỉnh tăng 4.5% vào ngày 09/11 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và chi phí đầu vào tăng.

EL NINO KÉO DÀI ĐẾN THÁNG 6/2024, TẠO LỢI THẾ CHO NHIỆT ĐIỆN, GÂY ÁP LỰC CHO THUỶ ĐIỆN

Do El –nino sẽ xuất hiện nửa cuối năm 2023 và kéo dài sang nửa đầu năm 2024, do đó nhiệt điện than bắt buộc phải được tăng cường huy động do điện tái tạo và điện nhập khẩu số lượng hạn chế. Các doanh nghiệp thuỷ điện thường có lợi nhuận giảm trong giai đoạn El Nino.

XÂY LẮP HẠ TẦNG ĐIỆN SẼ LÀ TIÊU ĐIỂM NGÀNH TỪ 2024

Trong khi khâu phát điện vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro về huy động sản lượng, các doanh nghiệp xây lắp bao gồm xây lắp dự án truyền tải và xây dựng nhà máy điện, sẽ có triển vọng chắc chắn hơn từ năm 2024. Hoạt động xây lắp các dự án truyền tải đang là trọng tâm trong bối cảnh hệ thống điện chưa đáp ứng được tỉ trọng công suất cao NLTT và nhu cầu cấp bách truyền tải từ Nam ra Bắc với dự án trọng điện đường dây 500kV mạch 3. Ngoài ra, phát triển nguồn điện sẽ là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt với ý chí quyết tâm của chính phủ tập trung phát triển NLTT để tiến tới phát thải ròng bằng “0” từ 2050.
Động lực để thực hiện hóa hai nhiệm vụ quan trọng trên đến từ

  • Tình hình tài chính của EVN đang dần được cải thiện, hỗ trợ đẩy mạnh dòng tiền đầu tư các dự án truyền tải của doanh nghiệp này, đặc biệt khi khối lượng công việc cho xây lắp đường dây, trạm biến áp (TBA) khá cao từ nay đến 2030 theo QHĐ8
  • Tham vọng phát triển nhanh công suất điện gió và điện khí từ nay đến 2030 đang được hiện thực hóa khi khung giá cho NLTT đã được ban hành từ T11/23, đây sẽ là cơ sở để các chủ đầu tư có thể khởi động một chu kì phát triển NLTT mới từ 2024, sau khi chững lại do vướng mắc chính sách.

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Những chuyển biến mới sẽ thúc đẩy sản lượng
Ngày 01/11/2023, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 19 – Quy định phương pháp xây dựng khung giá NLTT (không áp dụng với các dự án NLTT chuyển tiếp hoặc các dự án có hợp đồng mua bán điện còn hiệu lực với EVN), có hiệu lực từ 19/12/2023. Đây sẽ là cơ sở đàm phán giữa EVN và các chủ đầu tư NLTT, tuy nhiên, sẽ vẫn cần thời gian để EVN tính toán mức giá cụ thể nhằm đánh giá tính khả thi kinh tế cho các dự án.

ĐIỆN KHÍ: Triển vọng dài hạn bền vững tuy đối mặt với nhiều khó khăn

Trong ngắn hạn

Nhìn sang 2024, sản lượng điện khí sẽ phục hồi 11% svck từ mức nền thấp 2023 nhờ nhu cầu điện phục hồi và huy động thủy điện vẫn gặp khó khăn trong ít nhất 4-5 tháng đầu năm.

Tuy nhiên Một số rủi ro có thể làm gián đoạn đà phục hồi bao gồm

  • Thiếu hụt khí trong giai đoạn cao điểm ảnh hưởng đến hiệu quả huy động
  • Giá khí neo cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh điện khí trong giai đoạn thừa cung.

Về dài hạn, điện khí sẽ là một trong những mũi nhọn phát triển chính theo QHĐ8:

Điện khí LNG sẽ là nguồn chạy nền quan trọng trong hệ thống có tỉ trọng công suất NLTT cao. Vai trò của LNG càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh tình hình cấp khí nội địa giảm sút. Hiện tại, dòng khí đầu tiên đưa về kho cảng Thị Vải có mức giá từ 11- 13USD/mmbtu, cao hơn so với giá khí nội địa từ 8-9USD/mmbtu, xu hướng giảm của giá khí LNG thế giới cũng như giá điện bán lẻ dự kiến sẽ tiếp tục tăng sẽ hỗ trợ sản lượng huy động nhóm điện này. Những doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi giá trị điện khí LNG bao gồm các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng như GAS cũng như những doanh nghiệp phát triển dự án điện như POW với Nhơn Trạch 3&4, và PGV với LNG Long Sơn.

Đối với dự án trọng điểm Lô B - Ô Môn, tuy vẫn có những vướng mắc trong đàm phán các điều khoản từ cả phía thượng nguồn và hạ nguồn, đây sẽ là triển vọng dài hạn cho PVN với các dự án nhà máy điện Ô Môn III, IV mới nhận chuyển giao từ EVN.

ĐIỆN THAN: Triển vọng huy động sản lượng tích cực trong 2024

Trong 2023, dự kiến nhóm điện than, đặc biệt tại miền Bắc ghi nhận mức sản lượng huy động tích cực (+23% svck), tuy nhiên việc giá than cao do các nhà máy phải sử dụng than trộn, cũng như giá thị trường thấp làm giảm biên LN của các doanh nghiệp trong ngành.

Triển vọng huy động sản lượng tích cực nhóm điện than trong năm 2024(+9% svck) đặc biệt tại miền Bắc và trong 6T24, hỗ trợ bởi

  • Miền Bắc có tỉ trọng thủy điện cao, bị ảnh hưởng bởi thủy văn kém tích cực đến ít nhất Q2/24, phải bù đắp bằng điện than trong cao điểm những tháng mùa nóng;
  • Giá than nhập khẩu đang có xu hướng giảm mạnh, hỗ trợ giá than trộn giảm theo cải thiện khả năng cạnh tranh của điện than so với điện khí
  • Công suất bổ sung từ nhóm nhà máy điện than gặp sự cố về cơ bản đã khắc phục xong như Thái Bình 2, Vũng Áng 1. Chúng tôi cho rằng những doanh nghiệp điện than tại miền Bắc như QTP, HND sẽ hưởng lợi từ 2024

TIÊU THỤ ĐIỆN ĐƯỢC DỰ BÁO TĂNG KHI DÒNG VỐN FDI VÀO NHÓM NGÀNH CNXD TĂNG

Ngành công nghiệp và xây dựng là ngành tiêu thụ điện lớn nhất cả nước, luôn chiếm trên 50% tổng sản lượng điện tiêu thụ trong những năm gần đây.
Tiêu thụ điện của ngành công nghiệp và xây dựng được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm tới khi dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong lĩnh vực này tăng mạnh trong năm 2023.

Dự kiến đến 2030, hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt và dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có các điều kiện thuận lợi.

KHUYẾN NGHỊ CỔ PHIẾU

Triển vọng cho từng nhóm sẽ khác biệt

Với diễn biến giá của các cổ phiếu hiện tại của với nhóm nhiệt điện (NT2, POW, QTP, …). Giá cổ phiếu hiện tại đã hấp dẫn cho việc đầu tư, đặc biệt là trong thời điểm 1H2024 khi thời tiết vào mùa khô, nền nhiệt cao do El Nino sẽ gia tăng nhu cầu và cải thiện kết quả kinh doanh của nhóm này.

Với các cổ phiếu nhóm xây lắp điện (PC1, TV2), thuỷ điện (VSH, SBH, …) và năng lượng tái tạo (REE, HDG, …)

Tuy nhiên, rủi ro cần chú ý khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu điện sẽ bao gồm sản lượng đầu ra không đạt kỳ vọng, thiếu hụt đầu vào hay ảnh hưởng của giá nguyên

PC1- CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN PC1

Trong quý III/2023, Tập đoàn PC1 (Mã: PC1) đã bắt đầu ghi nhận doanh thu từ mảng kinh doanh mới là khai thác niken, với lô xuất khẩu 17.500 tấn tinh quặng đầu tiên cho tập đoàn Trafigura để thu về 598 tỷ đồng.

PC1 mua lại 57% cổ phần của CTCP Khoáng sản Tấn Phát vào năm 2021, qua đó tham gia khai thác mỏ niken-đồng tại Cao Bằng. Mỏ đã bắt đầu đem lại doanh thu từ quý III/2023 và có hiệu suất cao với biên lãi gộp 33%, trở thành điểm sáng để bù đắp sự suy giảm ở mảng truyền thống xây lắp điện.

Thị trường xuất khẩu niken vẫn đầy triển vọng trong dài hạn do nhu cầu ngày càng tăng từ xe điện và các công nghệ sạch khác, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong ngắn hạn.

Một mảng kinh doanh mới của PC1 là phát triển khu công nghiệp khi thực hiện thương vụ mua lại 100% cổ phần của NAIV - đơn vị sở hữu 70% khu công nghiệp Nomura Hải Phòng. Tập đoàn còn nắm hơn 30% cổ phần Western Pacific, qua đó hợp tác phát triển các khu công nghiệp Yên Phong II-A và các cụm cảng, cụm công nghiệp, khu công nghiệp khác tại Hà Nam, Bắc Giang.

PC1 cũng mua thêm 100% cổ phần Khu công nghiệp Nhật Bản – Hải Phòng (NHIZ) và đầu tư 36% cổ phần CTCP Kho Bãi Phú Bình để tìm kiếm cơ hội phát triển các dự án khu công nghiệp tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tập đoàn dự kiến sẽ phát triển giai đoạn 2 của khu công nghiệp NHIZ với quy mô 200 ha, dự kiến xây dựng hạ tầng từ năm 2024. Trong giai đoạn 2023-2027, công ty liên kết Western Pacific cũng phát triển 2 khu công nghiệp bao gồm Yên Phong IIA (150ha) tại Bắc Ninh và Yên Lệnh tại Hà Nam (70ha)…

Mảng kinh doanh truyền thống là xây lắp điện suy giảm mạnh trong năm 2023 khi nhu cầu bị đình trệ trong giai đoạn nửa cuối năm, chỉ được bù đắp một phần từ các mảng mới là khai khoáng và khu công nghiệp.

Tuy nhiên, doanh thu của PC1 dự kiến tăng mạnh trở lại cho giai đoạn 2024-2025 khi VNDirect kì vọng tập đoàn này trúng các gói thầu lớn từ dự án đường dây truyền tải 500kV Quảng Trạch - Phố Nối nhờ vị thế đầu ngành.

Đây là một dự án trọng điểm của ngành điện với chiều dài 514 km và tổng vốn đầu tư lên tới 23.000 tỷ đồng. Ba trong bốn đoạn của đường dây 500kV đã được phê duyệt đầu tư và đoạn đầu tiên đã bắt đầu thi công từ tháng 10/2023.

Tổng giá trị backlog của PC1 theo đó có thể tăng 30% so với cùng kỳ lên 11.390 tỷ đồng trong năm 2024. Điều này sẽ thúc đẩy doanh thu mảng xây lắp điện tăng trưởng 78% lên khoảng 4.685 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp theo đó tăng 73% lên 510 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp ở mức gần 11%.

Mảng phát điện cũng dự kiến phục hồi trong năm 2024, chủ yếu nhờ sản lượng thủy điện cải thiện khi hiệu ứng El Nino qua đỉnh điểm. VNDirect dự báo tổng sản lượng điện sẽ tăng trưởng 8% lên 908 triệu kWh và qua đó thúc đẩy doanh thu mảng này tăng 6,4% đạt 1.487 tỷ đồng.

PC1 hiện sở hữu nhiều nhà máy thủy điện ở vùng núi phía Bắc với tổng công suất 170 MW và sẽ bổ sung thêm nhà máy Bảo Lạc A (30 MW) từ năm 2025. Tập đoàn cũng có 3 nhà máy điện gió hưởng giá FIT với tổng công suất 144 MW.

Ba nhà máy điện gió đang vận hành dự kiến mang lại dòng doanh thu ổn định trong giai đoạn 2023-2025. Sản lượng điện gió dự kiến duy trì ở mức quanh 436 triệu kWh và doanh thu đạt 859 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây lắp điện, hưởng lợi từ dự án trọng điểm đường dây 500kV từ 2024. Ngoài ra, đã có những tín hiệu rõ ràng hơn về chính sách giá cho NLTT, đây là tiềm năng tăng giá của doanh nghiệp trong năm tới với vị trí là nhà thầu EPC điện gió.

Giai đoạn 2024, PC1 dự kiến ghi nhận tăng trưởng LN ròng đột biến 206% svck, hỗ trợ bởi các mảng kinh doanh mũi nhọn bắt đầu ghi nhận lợi nhuận bao gồm khai khoáng vận hành cả năm, ghi nhận LN từ BDS KCN và thủy điện, xây lắp phục hồi từ nền thấp.

Doanh nghiệp tiếp tục mở rộng công suất mảng điện với hai trọng tâm chính là thủy điện và điện gió. Dự kiến doanh nghiệp sẽ đưa vào vận hành 2 nhà máy thủy điện nhỏ bao gồm Bảo Lạc A (30MW) và Thượng Hà (13MW) trong 2025-26. Ngoài ra, PC1 cũng đang theo sát cơ hội đầu tư một dự án điện gió tại Quảng Trị, doanh nghiệp đã chứng minh được năng lực triển khai dự án, các dự án ghi nhận sản lượng tốt, hiệu suất >80%, có tiêu chuẩn cao và huy động vốn rẻ.

POW- TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ

Doanh nghiệp điện khí hàng đầu hưởng lợi từ định hướng dài hạn của chính phủ, tập trung phát triển điện khí từ nay đến 2035. POW có cơ hội để nâng tầm vị thế khi tham gia đầu tư nhiều dự án điện khí trọng điểm có trong quy hoạch, bao gồm LNG Nhơn Trạch 3&4 (1,600MW – vận hành trong 2024-25) và LNG Quảng Ninh (1,500MW – vận hành trong 2028-29).
LN ròng 2024 tăng trưởng 24% svck từ nền thấp 2023, hỗ trợ bởi:

  • Sản lượng điện khí phục hồi khi các nhà máy không còn lịch sửa chữa lớn
  • Vũng Áng 1 hoạt động tối đa công suất từ T8/23
  • Tăng trưởng LN ròng sẽ đáng kể hơn nhiều nếu ghi nhận thêm các khoản LN bất thường như bồi thường VA1 và thái vốn EVN Việt Lào (300 tỉ) vào mô hình định giá. Rủi ro thiếu khí lớn, tuy nhiên triển vọng dài hạn duy trì với định hướng điện khí LNG rõ ràng.
6 Likes

4 Likes

4 Likes

ngành điện kéo điểm thị trường

5 Likes

3 Likes

Sau đợt tăng mạnh của PC1, POW cũng đang chạy

2 Likes

Về tin tức thì đối với PV Power, hoạt động sản xuất điện được kỳ vọng sẽ ở mức tối đa công suất khi không có các đợt sửa chữa lớn trong năm và nhà máy Vũng Áng 1 đã chính thực vận hành trở lại vào giữa quý 3/2023. Đồng thời, các nhà máy nhiệt điện được huy động công suất cao để bù đắp sản lượng giảm từ thủy điện.

3 Likes

Ngoài ra tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện trao giấy chấp thuận đầu tư Dự án điện khí LNG Quảng Ninh cho tổ hợp nhà đầu tư PV Power - Colavi - Tokyo Gas - Marubeni.

4 Likes

• Thủ tướng: vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 21/2/2024 đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.

• Bộ Công Thương: liên tục chỉ đạo các đơn vị công bố kế hoạch cung ứng điện, hướng khắc phục sự cố điện trước nguy cơ thiếu điện do hiện tượng El Nino xuất hiện từ giữa năm 2023 và sẽ còn duy trì đến tháng 4/2024 với xác suất trên 90%.

4 Likes

https://nguoiquansat.vn/honeywell-my-va-tgs-xay-nha-may-hydro-xanh-dau-tien-tai-viet-nam-115690.html

2 Likes

Bộ Công Thương: ngày 22/2 tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ 165.

3 Likes

EVN: đường dây 500kV kéo điện ra Bắc: Hoàn tất bàn giao mặt bằng trong tháng 3.

3 Likes