HL là bọn chơi bẩn, thà chơi với Tây nó quân tử hơn
Nó cầm tiền Upbo giá đoạn 60-70 vào mua thì làm được j nó .
Làm ăn mà, chổ nào ngon thì vào thôi bác ạ. Thương trường là chiến trường, không trách ai hết.
đúng, nhưng phải cùng nhau chiến đấu lúc khó khăn mới đúng tinh thần thượng võ, đằng này nó mang cổ upbo ae lãi hơn 2,4k tỷ, giờ nó lại muốn đàm phán nhảy vào các dự án tiềm năng của DIG. Cái khó là DIG cũng đang cần tiền tươi của nó để tái sinh lại dự án …
tôi chửi nó cho đỡ tức thôi kkkk
tôi nói rồi, bán cho Tây có lợi hơn HL
DIG đã đón đầu sẵn ở Hậu Giang nhé!
Dự án DIC Victory City Hậu Giang.
Tổng diện tích quy hoạch toàn dự án khoảng 196ha; được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (83,46ha) và giai đoạn 2 (113,46ha). Dự án đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật (HTKT) phân khu 1(16,49ha- Giai đoạn 1) và đang gấp rút hoàn thiện 127 căn nhà phố thương mại (shophouse).
Khởi công cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc: Giai đoạn vàng phát triển BĐS miền Tây
01/06/2023
Miền Tây đang dần hiện thực hóa giấc mơ cao tốc khi thông tin ngày 17.6 tới đây dự kiến sẽ chính thức khởi công dự án cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc - Sóc Trăng dài 188,2km, với tổng kinh phí đầu tư gần 45.000 tỉ đồng.
"Cột mốc vàng"
Đây là dự án cao tốc đi qua địa phận 4 tỉnh, thành khu vực gồm: An Giang - Cần Thơ - Hậu Giang và Sóc Trăng. Dự kiến khi hình thành, dự án sẽ trở thành trục ngang trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long và kết nối với các tuyến cao tốc trục dọc, tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ liên kết nội vùng và liên vùng; kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế, sân bay và cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của người dân, tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Dự kiến hướng cao tốc
Nguồn ảnh: Báo An Giang
Ngày 17.6 khởi công cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc - Sóc Trăng
Như đã biết, miền Tây là thị trường trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, lượng lưu thông vận chuyển hàng hóa luôn ở mức cao, trong khi hạ tầng còn nhiều bất cập, giải pháp tối ưu là cao tốc chỉ mới ở mức ban đầu, với tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Theo đó, miền Tây phải có ít nhất 544km cao tốc mới có thể đáp ứng được việc luân chuyển hàng hóa lớn, giúp khơi thông hạ tầng để phát triển toàn diện vùng.
Có thể nói, việc khởi công dự án cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc - Sóc Trăng chính là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển vượt trội về hạ tầng, kinh tế - xã hội của 4 tỉnh thành nói riêng và toàn vùng ĐBSCL nói chung trong thời gian tới.
Sẵn sàng cho sự phát triển
Thị trường bất động sản miền Tây sở hữu các yếu tố cần và đủ cho một hành trình phát triển rực rỡ, từ quỹ đất, giá cả cho đến nguồn cầu. Khi hạ tầng “bấm nút” cũng chính là lúc thị trường bất động sản khởi động, tất cả đều đã sẵn sàng cho sự phát triển rực rỡ trong thời gian tới.
Cổng khu đô thị Phúc An Asuka đang trong giai đoạn hình thành
Ảnh: Trần Anh Group
Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi, có nên đầu tư vào bất động sản miền Tây trong thời điểm này? Câu trả lời có lẽ đã quá rõ ràng, bởi thị trường này đã manh nha từ vài năm trước đây, từ sản phẩm truyền thống đất nền cho đến hiện đại là chung cư hay khu đô thị khép kín. Tuy nhiên, các sản phẩm chỉ mới được đầu tư rải rác ở một số khu vực như Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn đã thực thiện gom quỹ đất sẵn và “chờ” cơ hội để đưa sản phẩm ra thị trường. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng nên chọn đầu tư sớm khi giá bất động sản còn mềm như hiện nay. Bởi khi hạ tầng hoàn thiện, giá đất tự động sẽ điều chỉnh tăng lên khi lưu thông thuận lợi, dân số phát triển.
Một góc các dãy nhà shophouse trong khu đô thị đang trong giai đoạn hoàn thiện
Ảnh: Trần Anh Group
Tại TP.Châu Đốc, khoảng 2 năm trở lại đây, đại dự án khu đô thị do Trần Anh Group phát triển được xem là “đi trước đón đầu” dòng chảy nhà đầu tư đổ về, không chỉ “nương” theo sự phát triển từ du lịch của vùng mà quan trọng hơn là tốc độ phát triển hạ tầng tại đây.
"Thay vì chọn đầu tư tại Long Xuyên, thị trường đã và đang khai thác, chúng tôi chọn một thị trường mới hơn, có thách thức rất lớn nhưng chúng tôi thấy rằng trong giai đoạn phát triển dài từ 3-5 năm, chúng tôi chưa có sự cạnh tranh về sản phẩm tại Châu Đốc. Trong khi nguồn cầu ở đây rất tiềm năng ", đại diện Trần Anh Group chia sẻ.
Thông qua dự án khu đô thị Phúc An Asuka tại trung tâm TP.Châu Đốc, nhận thấy rằng, thị trường bất động sản miền Tây không chỉ có sản phẩm đất nền mà còn có thể phát triển đa dạng nhiều sản phẩm từ ở đến vận hành kinh doanh cho thuê.
Không riêng gì Châu Đốc, miền Tây là cái nôi của du lịch sông nước miệt vườn, hầu như địa phương nào cũng có điểm du lịch hấp dẫn, thu hút rất đông lượng khách du lịch hàng năm. Do đó, nơi lưu trú chất lượng là rất cần thiết.
Được biết, Phúc An Asuka có gần 2.000 sản phẩm gồm nhà phố, shophouse và biệt thự vườn xây sẵn phần thô. Nội khu dự án được đầu tư với nhiều hệ thống tiện ích vui chơi giải trí ấn tượng với quy mô lớn.
"Chúng tôi hướng đến tạo dựng một cộng đồng cư dân văn minh, sống trong khu đô thị, được trải nghiệm tất cả những tiện ích mà nhà ở đơn lẻ không thể đem lại được. Qua đó, giúp khách hàng có thể kinh doanh từ chính ngôi nhà mình sở hữu. Chúng tôi tin rằng, khi cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc - Sóc Trăng hình thành, giá trị căn nhà sẽ còn tăng hơn nữa so với hiện nay ", đại diện Trần Anh Group cho biết thêm.
Phúc An Asuka là dự án có pháp lý hoàn thiện với sổ hồng, đã và đang được xây dựng nhằm đảm bảo sớm đưa dự án vào hoạt động đồng bộ.
Dig từ từ nhích dần . Ko cần vội trần tím
Chym lợn đánh t+ cải thiên thời sẽ chết vô cùng thảm …
Trước mắt lên 30 cái đã .kkkk
Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cơ sở
TÀI CHÍNHThứ Năm, 01/06/2023
VTC News) -
Nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở, động thái này sẽ trực tiếp giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tại các ngân hàng đã liên tục giảm sau các đợt điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Kéo theo lãi suất cơ sở tại nhiều ngân hàng cũng giảm, giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp “dễ thở” hơn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Đây cũng là mục đích mà Ngân hàng Nhà nước nhắm đến để tạo đà phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch và sau khủng khoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện tại có 3 ngân hàng là TPBank, Techcombank và SCB vừa thông báo điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở xuống vùng 8,8-12%/năm.
Cụ thể, kể từ hôm nay 1/6, TPBank điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ sở thêm 0,2-0,5 điểm % áp dụng cho tất cả các khoản vay hiện hữu đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Còn với các khoản vay mới, TPBank đang áp dụng ưu đãi giảm lãi suất lên tới 3,6%/năm. Khi khi vay mua nhà, mua ô tô hay vay để kinh doanh, các khoản vay mới của khách hàng cá nhân đều được giảm từ 1-2%/năm lãi suất.
Từ ngày 31/5, Techcombank cũng có thông báo điều chỉnh lãi suất cơ sở, với mức lãi suất cơ sở tham chiếu cho khách hàng cá nhân đối với các khoản vay bất động sản, ôtô, tiêu dùng thế chấp là 8,8%/năm. Đối với khách hàng doanh nghiệp, Techcombank điều chỉnh lại từ ngày 25/5, mức lãi suất cơ sở ngắn hạn dưới 12 tháng hiện áp dụng là 10,53-11,63%/năm; lãi suất cơ sở trung dài hạn là 12,1-13,9%/năm.
Còn SCB niêm yết mức lãi suất cơ sở kỳ hạn 12-13 tháng là 10%, trung và dài hạn 360 tháng là 9,86%.
Lãi suất cơ sở giảm, lãi suất cho vay sẽ giảm theo.
Trước đó, ngày 26/5, ABBank tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất đối với các chương trình cho vay ưu đãi phân khúc khách hàng cá nhân. Cụ thể, ABBank điều chỉnh giảm 1-1,5%/năm đối với cho vay ưu đãi ngắn hạn (mục đích vay vốn phục vụ bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh); lãi suất cho vay từ 7,6%/năm và giảm 1-2%/năm đối với cho vay ưu đãi trung hạn; lãi suất cho vay giảm xuống còn từ 11%/năm.
MSB cũng là ngân hàng điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ sở vào ngày 22/5 vừa qua. Cụ thể, nhà băng này giảm lãi suất cơ sở đối với khách hàng cá nhân vay có tài sản đảm bảo xuống 0,5 điểm % (đối với vay ngắn hạn, trung, dài hạn).
Sau khi giảm, lãi suất cơ sở niêm yết cho khoản vay thế chấp ngắn hạn là 10,1%/năm và lãi suất cơ sở cho khoản vay thế chấp trung - dài hạn là 11,1%/năm.
Đồng thời, MSB cũng điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo xuống 1%. Sau giảm, lãi suất cơ sở đối với khoản vay tín chấp ngắn hạn là 16,5%/năm và lãi suất cơ sở đối với khoản vay tín chấp trung - dài hạn là 17%/năm.
Từ ngày 6/3, Ngân hàng Sacombank đã điều chỉnh giảm 0,4 điểm % mức lãi suất cơ sở so với hồi đầu năm, áp dụng với các kỳ hạn từ 4 tháng trở lên.
Như vậy sau khi giảm, lãi suất cơ sở ở kỳ hạn 4-6 tháng hiện được nhà băng này niêm yết ở 9,5%/năm; 7-9 tháng niêm yết ở 9,6%/năm; 10-12 tháng niêm yết ở 10%/năm. Mức lãi suất cơ sở 10%/năm cũng được áp dụng cho kỳ hạn trung dài hạn của nhà băng này. Còn ở kỳ hạn dưới 4 tháng, Sacombank hiện giữ nguyên mức lãi suất cơ sở là 6,3%/năm.
Lãi suất cơ sở là lãi suất được sử dụng khi mức lãi suất ngân hàng cho vay xác định sau thời gian ngân hàng thực hiện điều chỉnh. Đây là mức lãi suất cần thiết trong suốt quá trình ngân hàng cho vay vốn. Và mức lãi suất này mang lại rất nhiều lợi ích cho những khách hàng vay vốn tại ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng cho vay sau kỳ điều chỉnh = Lãi suất cơ sở + Biên độ của lãi suất cho vay.
Do đó, lãi suất cơ sở giảm đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay sẽ trực tiếp giảm sau kỳ điều chỉnh.
CÔNG HIẾU
Thôi giờ giảm lãi suất bù lại 2022 chứ sao!
Thống đốc Ngân hàng nhà nước nêu 2 nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất tăng cao
TÀI CHÍNHThứ Năm, 01/06/2023
(VTC News) -
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, cuối năm ngoái, dù không muốn vẫn phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao, không nới “room” để ưu tiên an toàn hệ thống.
Tại phiên họp Quốc Hội sáng 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có giải trình về các vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Đối với điều hành lãi suất, Thống đốc cho biết nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn. Quốc hội, Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo và NHNN cũng rất mong muốn, quan tâm điều đó. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô tiền tệ, đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Theo Thống đốc, năm 2022 có 2 lý do rất quan trọng để chúng ta phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn.
Thứ nhất là lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh. Ở trong nước lạm phát có xu hướng tăng bình quân 3,15% tuy là mức thấp so với mục tiêu nhưng cũng cao hơn năm 2021. Đặc biệt, năm 2022 tăng nhanh từng tháng và đến cuối năm 2022 lạm phát so với cùng kỳ là 5%… cao hơn rất nhiều bình quân lạm phát năm 2021 là 0,84%.
Thứ hai, áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi mà các nước thắt chặt chính sách tiền tệ và đồng USD tăng giá rất mạnh. Vào thời điểm tháng 9-10/2022, đồng Việt Nam áp lực mất giá lên 9-10%. Nếu chúng ta không có những giải pháp quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ thì đồng Việt Nam sẽ mất giá cao, không chỉ dừng ở mức 3,5%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: Quochoi.vn).
Ở thời điểm đó, điều hành thị trường rất khó khăn và cũng thời điểm đó Thủ tướng đã cập nhật hàng ngày theo báo cáo của Thống đốc để chỉ đạo. Nếu chúng ta để đồng Việt Nam mất giá trên 10% thì doanh nghiệp, người dân rất khó và dẫn đến hàng hoá tăng cao, trong khi hàng hoá đầu vào Việt Nam chủ yếu nhập từ nước ngoài. Nếu tỷ giá tăng thì cộng hưởng mặt bằng giá thế giới tăng cao kéo theo chi phí đầu vào tăng cao và chắc chắn lạm phát sẽ tăng cao, chưa kể doanh nghiệp Việt cũng vay mượn lớn lượng vốn từ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ sẽ khó khăn và tăng lên.
“Khi ổn định tỷ giá trở lại, lạm phát được kiểm soát thì trong những tháng đầu năm Ngân hàng nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất và đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm 0,9% bình quân so với năm 2021”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Cũng theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, cơ quan quản lý không thể nới room tín dụng vào thời điểm tháng 10/2022 do thị trường khi đó xảy ra vụ việc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng SCB, chưa có tiền lệ và nguy cơ lớn lan sang các nhà băng khác trong hệ thống.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung ưu tiên vừa ổn định thị trường ngoại hối và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo chi trả cho người dân, sau khi thanh khoản ổn định trở lại thì NHNN mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng.
Các đại biểu tham dự kỳ họp sáng 1/6 (Ảnh: Quochoi.vn).
Đối với tín dụng BĐS, Thống đốc NHNN cho biết, tăng trưởng khu vực này cao hơn tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Hiện những khó khăn của lĩnh vực BĐS chiếm đến 70% khó khăn về pháp lý.
“Do vậy các doanh nghiệp phải tập trung tháo gỡ khó khăn về pháp lý và doanh nghiệp cần điều chỉnh giá BĐS để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và kích thích người mua nhà. Phía Ngân hàng nhà nước cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn, rà soát các thủ tục hành chính để cho vay trên căn cứ phương án khả thi và không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo”, bà Hồng nói.
Đối với gói 120 nghìn tỷ đồng, Thống đốc Ngân hàng cho biết, đây là gói tín dụng do 4 Ngân hàng thương mại nhà nước tự nguyện tham gia để thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ cho công nhân, người có thu nhập thấp và chương trình kéo đến năm 2030.
“Nguồn vốn này do các ngân hàng huy động và lãi suất giảm từ 1,5- 2%. Gói vay này dành cho nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng quyết định vay là vấn đề thuộc quyền của người có thu nhập thấp và công nhân”, bà Hồng khẳng định.
PHẠM DUY
Nhanh lên,khẩn trương lên, vội vàng lên ấy chứ!
TP.HCM lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án
01-06-2023 - 14:06 PM | Bất động sản
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm tổ trưởng Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố.
UBND TP.HCM vừa có quyết định về việc kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Theo đó, Tổ Công tác được kiện toàn gồm 14 thành viên, do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng; Phó Chủ tịch Bùi Xuân Cường làm Tổ phó Thường trực; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai làm Tổ phó.
Tổ Công tác có nhiệm vụ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố do các sở, ban ngành của thành phố đang thụ lý hồ sơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, đảm bảo đúng trình tự và thời gian.
Bên cạnh đó, rà soát các dự án đầu tư chậm triển khai do các vấn đề vướng mắc phát sinh để có hướng xử lý, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, gây mất mỹ quan đô thị và an toàn công trình.
Cùng với đó, rà soát nội dung bất cập, có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc chung cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng.
Quyết định được ban hành để thay thế Quyết định 1995 năm 2020 của UBND TP.HCM về việc thành lập Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư có sử dụng đất không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố.
Theo báo cáo mới nhất của UBND TP.HCM, trong danh mục 36 dự án nhà ở theo các công văn do Tổ công tác gửi UBND TP.HCM yêu cầu rà soát, báo cáo, đến nay, UBND thành phố đã chủ trì, tổ chức họp với các Sở, ngành có liên quan để làm rõ các nội dung vướng mắc và chỉ đạo giải quyết 16/36 dự án.
Cụ thể, huyện Bình Chánh có 2 dự án là Khu đô thị Lê Minh Xuân, Khu nhà ở Tân Kiên. Ngoài ra còn 2 dự án tại quận 4 (Lancaster D4, The Artemis II); Moonlight Centre Point, quận Bình Tân; Kingdom 101, quận 10; và Chung cư Soái Kình Lâm, quận 5.
Quận 7 có các dự án, gồm: Florita, Sunriver, Q7 Boulevard… TP.Thủ Đức có khu cao tầng thuộc Khu đô thị mới Đông Tăng Long, The Metropole Thủ Thiêm, Chung cư cao tầng tại phường Trường Thọ, Khu nhà ở Phước Nhân.
Còn lại 20/36 dự án, UBND TP.HCM đã giao các Sở ngành tiếp tục rà soát pháp lý để tổng hợp, báo cáo UBND TP.HCM xem xét giải quyết cụ thể từng trường hợp một. Các nguyên nhân vướng mắc tại các dự án còn lại như: Thủ tục điều chỉnh quy hoạch xây dựng; xác định giá trị quyền sử dụng đất và gia hạn tiến độ thực hiện dự án; rà soát lại pháp lý dự án…
Sở Xây dựng TP.HCM rà soát 4 dự án: dự án tại khu đất 1,5ha tại phường Phước Long A, TP.Thủ Đức; dự án Khu phức hợp chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng thương mại 787 Lũy Bán Bích, quận Tân Phú; dự án Khu nhà ở xã hội Hưng Phát, quận 8 và dự án Khu dân cư số 6 phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức.
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát 2 dự án (dự án khu nhà ở phường Tân Phú, quận 7; dự án khu nhà ở cán bộ nhân viên Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, TP Thủ Đức).
Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát 12 dự án: Khu dân cư phường Trường Thọ, TP Thủ Đức; dự án tại khu đất 29,6ha phường Long Phước, TP Thủ Đức; dự án tại Khu đất 7,4ha phường An Phú, TP Thủ Đức; khu đất 2,8ha phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức; khu đất 0,7ha phường Phước Long B, TP.Thủ Đức; khu nhà ở - Saigon Mystery Villas, phường Bình Trưng Tây và phương Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức.
Dự án Khu trung tâm thương mại dân cư Hưng Điền, quận 8; dự án tại Khu đất 1,1ha thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn; dự án Khu sản xuất tập vở - văn phòng phẩm và kho bãi chứa hàng hóa - khu công nghiệp sạch, quận 8; dự án tại khu đất 3,5ha phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức; dự án tại khu đất 1,5ha thuộc phường Hiệp Phú, TP.Thủ Đức và dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu đô thị An Phú - An Khánh, TP.Thủ Đức.
Vướng mắc chủ yếu của các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị là về lĩnh vực đất đai, như phương án sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa; bất cập về quy hoạch; lĩnh vực đầu tư.
Minh Tâm (tổng hợp)
Nhịp sống thị trường
Đường đi đẹp quá
Nhanh lên đi! Anh nào xài hết tiền năm nay sẽ có thưởng nha!
Gần 12.000 tỷ đồng làm đường kết nối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
01-06-2023
HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Nghị quyết về đầu tư công các con đường quan trọng, có tính chất kết nối nội vùng và liên vùng. Theo đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đầu tư hai con đường nối quốc lộ 55 và quốc lộ 56 vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến gần 12.000 tỷ đồng.
Sẽ khánh thành cùng lúc
Cụ thể, tuyến đường kết nối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là đoạn từ quốc lộ 56 đến Vũng Vằn, có chiều dài gần 6,8 km, quy mô đường cao tốc đô thị và đường song hành được phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng kinh phí hơn 6.700 tỷ đồng. Trong số đó, ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bố trí khoảng 1.900 tỷ đồng từ nguồn vốn thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Số còn lại sẽ được bố trí sau 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đầu tư hai con đường nối quốc lộ 55 và quốc lộ 56 vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến gần 12.000 tỷ đồng.
Còn tuyến đường kết nối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn từ Vũng Vằn đến đường DT994 với chiều dài gần 6,9 km, quy mô đường cao tốc đô thị và đường song hành được phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng kinh phí gần 5.200 tỷ đồng. Trong số đó, ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bố trí khoảng 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Số còn lại sẽ được bố trí sau 2025. Cả hai dự án dự kiến sẽ được triển khai đầu tư, thi công từ năm 2023 đến năm 2027.
Mục tiêu của việc đầu tư hai dự án trên là để ngay khi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được hoàn thành, cũng là lúc những con đường kết nối này tạo ra sự liền mạch giữa cao tốc với hai quốc lộ mà không phải mất thời gian chờ.
Ngoài ra, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng quyết định đầu tư các dự án thành phần nằm trong dự án nâng cấp, mở rộng đường DT994 với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.300 tỷ đồng. Đường DT994 sau khi nâng cấp mở rộng có bề rộng 42 m và dài gần 100 km nối liền 5 địa phương của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên một trục.
Theo đó, đường DT994 kéo dài từ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu băng qua quốc lộ 51, sang huyện Long Điền, Đất Đỏ và kết thúc tại điểm giáp với quốc lộ 55 ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Đường DT994 sẽ nối vào đường Long Sơn - Cái Mép để thành một trục động lực nối các khu công nghiệp, cảng container cửa ngõ Cái Mép - Thị Vải ở thị xã Phú Mỹ với các khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
4 vùng chức năng
HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ban hành Nghị quyết quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập theo mục tiêu phát triển tỉnh theo mô hình “3 trục động lực - 4 vùng chức năng - 4 trụ cột phát triển”.
Bà Rịa - Vũng Tàu xác định lại 4 trụ cột kinh tế phát triển của địa phương cho giai đoạn sau năm 2025. Không gian các hoạt động kinh tế xã hội được tổ chức theo 4 vùng chức năng, gồm ba vùng lãnh thổ trên đất liền và một vùng biển, hải đảo; hình thành ba trục kinh tế động lực. Đó là vùng chức năng công nghiệp cảng biển với trục động lực phát triển dọc sông Thị Vải gắn với hệ thống giao thông liên cảng và quốc lộ 51; vùng chức năng du lịch và đô thị biển với trục động lực kinh tế du lịch ven biển dọc đường tỉnh DT994 và đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; vùng chức năng nông nghiệp và cân bằng sinh thái nằm ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh; vùng biển và hải đảo bao gồm vùng không gian biển do tỉnh quản lý và hải đảo.
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập theo mục tiêu phát triển tỉnh theo mô hình “3 trục động lực - 4 vùng chức năng - 4 trụ cột phát triển”.
Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu, thời kỳ 2021 - 2030, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng trưởng bình quân khoảng 8,1 - 8,6%/năm; GRDP bình quân đầu người không tính dầu khí đến năm 2030 đạt khoảng 18.000 - 18.500 USD.
Đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia; trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á; trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế; đồng thời, là trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Mục tiêu giai đoạn 2031 - 2050, GRDP tăng trưởng bình quân từ 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2050, GRDP bình quân đầu người không tính dầu khí đạt 55.000 - 58.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra 4 đột phá phát triển gồm đến năm 2030, tập trung hoàn thành các tuyến giao thông kết nối tỉnh với vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng, kết nối thuận lợi tỉnh với vùng, cả nước và quốc tế, để Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành cửa ngõ của vùng và của quốc gia; thành lập các khu công nghiệp công nghệ cao để thu hút các nhà đầu tư và nguồn nhân lực trong các ngành sản xuất tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại.
Theo Duy Quang
Tiền phong
Dig 6x-8x trong năm nay thôi
xích thố nó phải thế chứ!
a mà đường này tôi vẽ từ lúc DIG 16.x, 17.x đó nha
Lại chuẩn bị bơm tiền ngập các ngõ ngách nha!
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Đã có 100 dự án thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ
01-06-2023
Báo cáo về việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ cho nhà ở xã hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, qua báo cáo của các địa phương, đến nay đã có khoảng 100 dự án thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ.
Trong phiên thảo luận chiều 31/5 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có báo cáo về việc triển khai gói tín dụng cho nhà ở xã hội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, sau khi có hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản hướng dẫn về xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện vay ưu đãi của gói tín dụng này; đồng thời ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xem xét, kiểm tra các thủ tục pháp lý lập danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo,xây dựng lại chung cư để công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để các ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay.
Bộ Xây dựng đã có văn bản đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ đã giao tại Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021- 2030.
Bộ trưởng cho biết: “Qua báo cáo của các địa phương, đến nay đã có khoảng 100 dự án thuộc đối tượng cho vay của gói này. Các địa phương đã công bố nhu cầu vay vốn. Thực tế các địa phương mới triển khai được hơn một tháng và các địa phương đang trong quá trình tổng hợp công bố nên chỉ mới có kết quả bước đầu”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết để thực hiện đạt mục tiêu đề ra và giải ngân hiệu quả gói hỗ trợ, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách pháp luật như tập trung sửa đổi Luật Nhà ở và các pháp luật khác có liên quan; tiếp tục làm việc một số địa phương, doanh nghiệp trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc, tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội nhà ở, công nhân, cải tạo chung cư cũ; thúc đẩy việc triển khai gói hỗ trợ.
Phương Hoàng
Nhịp sống thị trường
Giá đất lại tăng từng ngày mà …
Điều chỉnh vốn dự án đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương
01-06-2023
Sau khi điều chỉnh, nguồn vốn phân bổ cho Dự án thành phần 5, đường Vành đai 3 tại Bình Dương năm 2023 từ gần 500 tỷ đồng lên gần 750 tỷ đồng.
Ngày 1/6, HĐND tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 07 về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 40 của HĐND tỉnh này về kế hoạch đầu tư công năm 2023.
Theo đó, Dự án thành phần 5: xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi) là 497.029.000.000 đồng. Kế hoạch đầu tư công năm 2023 của dự án sau khi điều chỉnh mới là 747.867.000.000 đồng.
Ngoài ra, HĐND tỉnh Bình Dương giao UBND tỉnh này bố trí đủ vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các công trình trọng điểm như: Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13; dự án Vành đai 3; Vành đai 4; cao tốc TPHCM - Chơn Thành; đường ĐT 746, Bệnh viện đa khoa 1.500 giường.
Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh sẽ giám sát việc thực hiện Nghị quyết trên.
Dự án Vành đai 3 TPHCM đoạn trùng với đường Mỹ Phước Tân Vạn (Bình Dương) Ảnh: Hải Quân
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM, đoạn qua tỉnh Bình Dương dài khoảng 26,6km gồm dự án thành phần 5: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi) và dự án thành phần 6: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương.
Tổng mức đầu tư của dự án, đoạn qua tỉnh Bình Dương khoảng 19.280 tỷ đồng, trong đó dự án xây lắp khoảng 5.752 tỷ đồng và dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 13.528 tỷ đồng. Tổng diện tích đất thu hồi khoảng 85,86ha với khoảng 1.600 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng.
Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương cho biết, các đơn vị, địa phương liên quan đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để đạt tỷ lệ bàn giao 70% mặt bằng theo quy định. Theo kế hoạch, trong tháng 6/2023, Bình Dương sẽ khởi công xây dựng dự án để cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.
Vị trí xây dựng cầu Bình Gởi của dự án Vành đai 3 Ảnh: Hải Quân
Các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án đường Vành đai 3 TPHCM tại tỉnh Bình Dương gồm TP Dĩ An, TP Thuận An và TP Thủ Dầu Một.
Dự án Vành đai 3 TPHCM đoạn qua Bình Dương: Đơn giá bồi thường đối với đất ở cao nhất là hơn 42 triệu đồng/m2, thấp nhất là gần 5 triệu đồng/m2. Đất nông nghiệp giá bồi thường cao nhất là hơn 22 triệu đồng/m2 và thấp nhất là hơn 2 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ thương mại giá bồi thường cao nhất là hơn 33 triệu đồng/m2 và thấp nhất là gần 4 triệu đồng/m2. Đất sản xuất phi nông nghiệp giá bồi thường cao nhất là hơn 27 triệu đồng/m2, thấp nhất là hơn 3 triệu đồng/m2.
Theo Hương Chi
Tiền phong