DIG (2023-2024) - Đại bàng tái sinh!

Hôm nay là một pha rũ hàng cực đẹp của DIG. Đóng nến tuần cũng cực đẹp. Sang tuần sẽ là bầu trời rộng mở.

1 Likes

haiza chym lợn DIG bán xong tưởng ngon, ai dè tối nay nhảy cầu khóc hận. Đã nói rồi CEO hết vị, em DIG mới là hotgirl cho kỳ vọng 2 năm nữa Vành đai 3 khánh thành

2 Likes

Ae cố mà ôm cổ đất chuẩn bị đón sóng thần 2024-2025 đi, mịa chắc trước sau gì cũng phải gỡ thôi, tiền đô lại đổ vào đè chết ae ôm bđs hết quá kkkk
Cảnh báo sóng thần đấy! :sunglasses:

Tháo gỡ pháp lý để hút hơn 4 triệu người nước ngoài có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam

14-07-2023

Hiện nay đã có hơn 3.000 người nước ngoài đã có nhà ở tại Việt Nam và tiềm năng có khoảng 4 triệu người nước ngoài có nhu cầu mua, sở hữu nhà ở Việt Nam, gồm người nước ngoài, người Việt ở nước ngoài muốn về ở Việt Nam.

Tháo gỡ pháp lý để hút hơn 4 triệu người nước ngoài có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS.

Tại Hội thảo quốc tế “Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam”, trong bài tham luận, ông Hoàng Hải, Cục trưởng, Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản đã có đề cập liên quan đến quy định người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Theo ông Hải, hiện cả nước đã có 3.035 tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội (1.765), Hồ Chí Minh (850), Bắc Ninh (110), Bình Dương (210), Bà Rịa-Vũng Tàu (50),…

Từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực cho đến nay, số lượng cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Con số này cho thấy, khi Luật Nhà ở 2014 quy định cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở với các điều kiện được mở rộng về phạm vi, đối tượng, loại nhà, số lượng nhà ở được mua…đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút và thúc đẩy phát triển đầu tư, du lịch và dịch vụ, phát triển thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung, phù hợp với thông lệ quốc tế, thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam.

Song theo ông Hải, theo quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai 2013 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì cá nhân nước ngoài không thuộc đối tượng được sử dụng đất tại Việt Nam. Nghị quyết số 18-NQ/TW cũng không đề cập đến việc sử dụng đất của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

“Do vậy, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ cho phép giữ nguyên như dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) về việc cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (bao gồm cả nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư), đồng thời Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của UBTVQH bỏ quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất thuê”, ông Hải đề xuất.
Cũng tại hội thảo, GS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: “Tôi rất ủng hộ chế độ tiếp cận nhà ở của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam”. Ông Võ lý giải rằng, một số người chỉ nghĩ đến câu chuyện điều này giúp thị trường bất động sản ở Việt Nam sẽ mở rộng hơn. Nhưng Việt Nam hiện tại rất cần một khối lượng nhân sự có trình độ cao mà một trong những nguồn phù hợp là những người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Để đạt được điều đó, họ phải có một cuộc sống ở đây tốt đẹp, tức là họ phải được mua nhà.

“Lần này tôi cho rằng Luật Nhà ở đã đưa ra một khung pháp luật rộng hơn trước nhưng dự thảo gần đây nhất thì lại không cho người nước ngoài được tiếp cận. Quyền sử dụng đất ở tức là được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở hay nói cách khác là chỉ bán cái xác nhà”, ông Võ đặt ra vấn đề.

Cũng theo ông Võ, dựa theo báo cáo của Bộ Xây dựng, người nước ngoài mua chủ yếu là nhà chung cư, không được mua nhà ở riêng lẻ. Bởi vì từ trước đến nay, Luật Đất đai 2013 là đã không phù hợp với Luật Nhà ở về chuyện bán nhà ở cho người nước ngoài. Đến bây giờ, dự thảo Luật Đất đai mới nhất cũng quy định, thậm chí là chỉ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được tiếp cận nhà ở Việt Nam, chứ còn người nước ngoài không được phép. Điều này dẫn đến người nước ngoài họ không muốn mua.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Hoàng Hải cho rằng, Luật Nhà ở cho phép người nước ngoài được quyền mua nhưng Luật Đất đai thì lại quy định người nước ngoài chỉ có quyền sử dụng còn sở hữu lại là vấn đề khác. Ở góc độ Bộ Xây dựng, tinh thần xây dựng luật là cũng mong muốn để người nước ngoài thuận lợi hơn trong mua nhà ở tại Việt Nam.

Theo ông Hải, Bộ Xây dựng cũng quy định chặt chẽ phạm vi nào người nước ngoài được mua và tỷ lệ được mua, đã có quy định và kỳ vọng sẽ tháo gỡ vấn đề này trong thời gian tới. Hiện nay đã có hơn 3.000 người nước ngoài đã có nhà ở tại Việt Nam và tiềm năng có khoảng 4 triệu người nước ngoài có nhu cầu mua, sở hữu nhà ở Việt Nam, gồm người nước ngoài, người Việt ở nước ngoài muốn về ở Việt Nam.

“Bản thân các cơ quan quản lý cũng mong muốn đối tượng có trình độ cao, các chuyên gia nước ngoài và người nước ngoài gốc Việt về Việt Nam sinh sống, làm việc, giống như muốn đón đại bàng về làm tổ nhưng hiện chưa thiết kế được tổ”, ông Hải nói.

Hải Nam

Nhịp sống thị trường

Quay lại với DIG, bao nhiêu kỷ niệm 1 thời.

1 Likes

dòng mới này DIG được chuẩn bị và trang bị vũ khí tối tân hơn nhiều đấy, chu kỳ này thì DIG ‘500k là dzẻ rzách’ mới trở thành sự thật nha! kkkk

1 Likes

à thế cơ mà.

Trùm tổ lái quốc gia đã nói rồi nhé, thằng nào cãi thiên thời chỉ có chết và chết kkkk

Cần kích cầu tín dụng cho tiêu dùng bất động sản

14-07-2023

“Tháo gỡ khó khăn pháp lý, điều chỉnh giá nhà, giá bất động sản (BĐS) là một trong những giải pháp cần tập trung để thúc đẩy cầu tiêu dùng và đầu tư trong lĩnh vực BĐS”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đề xuất.

Cầu yếu nên thị trường BĐS trầm lắng

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức tại Hội thảo quốc tế “Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam”, diễn ra ngày 13/7, TS Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: Tín dụng BĐS trong những tháng đầu năm nay, đặc biệt tín dụng tiêu dùng cho vay BĐS vẫn tăng thấp. Do vậy, cần tiếp tục có những chính sách giảm lãi để kích cầu, cho vay mua nhà ở.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, tính đến ngày 27/6, tín dụng tăng 4,03% và tăng 9,08% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tín dụng vào kinh doanh BĐS trong 5 tháng đầu năm tăng 14%, cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tín dụng cho tiêu dùng BĐS trong 5 tháng đầu năm nay lại giảm 1,32% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Nhà đầu tư BĐS cá nhân và người mua nhà vẫn chưa sẵn sàng đầu tư, nên tín dụng BĐS còn thấp. Do vậy, việc tháo gỡ các khó khăn pháp lý, điều chỉnh giá nhà, giá BĐS cũng là một trong những giải pháp để có thể thúc đẩy cầu tiêu dùng và đầu tư trong lĩnh vực BĐS”, Thống đốc NHNN cho biết.

Sau khi NHNN giảm lãi suất điều hành lần thứ 4, thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm lãi suất huy động và rục rịch giảm lãi suất cho vay. Trước đó, nhiều ngân hàng cũng chào mời các gói vay với lãi suất hấp dẫn dành cho BĐS. Theo đó, MSB chào mời vay mua nhà thổ cư với mức lãi suất từ 4,99%/năm. Tuy nhiên, MSB chỉ cố định mức lãi suất này trong 3 tháng đầu với các khoản vay có thời hạn trên 24 tháng, sau đó lãi suất sẽ thả nổi thị trường với khoảng 13,75%/năm; Shinhan Bank cho vay mua nhà với lãi suất 7,99%/năm; TPBank cho vay với lãi suất 8%/năm…

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng: Việc NHNN liên tục giảm lãi suất điều hành thời điểm này tuy chưa có tác động trực tiếp đến lĩnh vực BĐS nhưng sẽ có tác động gián tiếp thông qua sự phục hồi của nền kinh tế.

Về mặt lý thuyết, khi lãi suất tiền gửi thấp đi sẽ làm giả hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm, nhà đầu tư sẽ chuyển tiền của mình sang kênh đầu tư khác như: trái phiếu, cổ phiểu, kim loại quý và BĐS và BĐS vẫn được xem là sản phẩm đầu tư dài hạn và mang lại lợi nhuận cao.

Doanh nghiệp BĐS vay vốn không hề dễ
“Việc hạ, giảm lãi suất từ 0,5 - 2% cho các doanh nghiệp trong thời gian qua là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và hệ thống ngành Ngân hàng. Động thái này đang có hiệu ứng mạnh mẽ lên nền kinh tế và các doanh nghiệp BĐS”, TS Nguyễn Văn Khôi cho biết.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, việc tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp BĐS cũng đang không hề dễ chủ yếu do mức lãi cao; pháp lý dự án và niềm tin thanh khoản thị trường (lãi suất vẫn ở mức từ 11 - 12%/năm). Mức lãi suất cho vay của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội được nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp BĐS phản ánh là quá cao (doanh nghiệp BĐS vay vốn với mức lãi là 8,7%; người mua nhà là 8,2%/năm). Kể từ ngày 1/7/2023, định kỳ 6 tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian hỗ trợ theo nguyên tắc trên.

“Nếu rút ngắn thời gian dự án thêm được 1 năm có thể giúp doanh nghiệp BĐS tiết kiệm được khoản lãi suất lên tới 12 - 15% chi phí vốn. Đó là chưa kể tiết kiệm chi phí tiền lương, máy móc thiết bị,… cho cả năm”, đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết.
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, các Bộ, ngành đang hoàn chỉnh sửa đổi 3 luật (Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản) để Chính phủ trình Quốc hội ban hành.

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế từng chia sẻ, khó khăn hiện nay của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng không phải ở lãi suất mà ở dòng tiền bán hàng. “Lãi suất giảm khó giúp thanh khoản BĐS phục hồi nhanh được. Thị trường BĐS hiện khác với thời điểm trước đây ở mặt bằng giá. Thị trường giờ đã qua thời mua cao bán cao hơn nữa, lý do là giá đã được đẩy lên quá cao rồi. Mức giá cao nhưng giá trị khai thác trên BĐS lại thấp. Vì vậy, dù lãi suất giảm nhưng sức hút vẫn chưa đủ mạnh”, TS Đinh Thế Hiển cho biết.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để khơi thông thị trường BĐS tại Việt Nam, Nhà nước cần áp dụng một số giải pháp như: Cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện quy định pháp lý, tăng cường hỗ trợ tài chính, nới tín dụng, thúc đẩy phát triển hạ tầng, tăng cường thông tin và quảng bá, cùng với khuyến khích đầu tư nước ngoài.

“Hiện hàng ngàn dự án đang bị dừng lại do vướng mắc về quy định pháp lý; về vốn hạn chế; về tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành và doanh nghiệp; điều chỉnh quy hoạch, vướng giải phóng mặt bằng, biến động nguyên vật liệu. Do đó, chính quyền địa phương cần chủ động giải quyết theo thẩm quyền và phối hợp các Bộ, ngành, giải quyết phần công việc liên quan và đề xuất báo Chính phủ”, TS Nguyễn Văn Khôi kiến nghị.

Đối với các mức lãi suất cho vay, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị mức lãi vay đối với nhà ở thương mại phù hợp với thu nhập là dưới 7%/năm; doanh nghiệp xây nhà ở xã hội mong vay lãi suất dưới mức 6%/năm; người mua nhà muốn vay lãi suất dưới 4,5%/năm; doanh nghiệp kinh doanh BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, kiến nghị dưới 9%/năm; bất động sản nhà ở cao cấp, kiến nghị mức lãi vay từ 9 - 10%/năm.

“Rút gọn quy trình thủ tục đầu tư, nhất là với dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ. Chính quyền địa phương sớm điều chỉnh quy hoạch và xác định vị trí đất cho đầu tư nhà ở xã hội. Về giải pháp trong dài hạn, cần sớm ban hành sửa đổi luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản đồng bộ, tránh chồng chéo”, TS Nguyễn Văn Khôi kiến nghị.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Hoàn thiện các quy định về thị trường BĐS, đặc biệt loại hình BĐS mới

Với chủ trương định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc nêu trên, việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực BĐS thời gian tới cần hướng tới cần hướng tới đảm bảo các yếu tố về chuyển đổi xanh, thân thiện môi trường, hướng tới phát triển các khu đô thị thông minh; thành phố thông minh, bất động sản công nghiệp hướng tới mô hình chuyển đổi sinh thái…

Để bắt kịp xu hướng của thời đại, tiến tới chọn lọc các nhà đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng vào lĩnh vực kinh doanh BĐS, Việt Nam cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về pháp lý về thị trường BĐS đặc biệt loại hình bất động sản mới (thành phố thông minh, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản kết hợp với chăm sóc sức khỏe, condotel, officetel…) phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến các nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, có giải pháp gắn với mô hình chuyển đổi kinh tế xanh, bền vững; đồng thời đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư đối với môi trường, xã hội trong quá trình đầu tư tại Việt Nam; khẩn trương điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển thị trường bất động sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6:

Lãi suất giảm là cơ hội cho BĐS

Từ giữa tháng 2/2023, tôi vừa trong vai chủ doanh nghiệp, vừa là nhà đầu tư BĐS muốn vay vốn nên đã liên hệ nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất khi đó về cho vay BĐS còn rất cao, gần đây vẫn rơi vào khoảng 12%/năm; còn các doanh nghiệp có mối quan hệ uy tín với ngân hàng may mắn khoảng 11%/năm. Nhưng dù lãi suất cao thì việc vay vốn cũng không dễ vì nhiều điều kiện rất khắt khe. Tín hiệu giảm mạnh lãi suất thực tế này và việc mở room cho vay với BĐS sẽ nhanh chóng giúp thị trường ấm lên.

Theo kinh nghiệm của tôi, cứ lãi suất cho vay bất động sản xuống khoảng 9%/năm thì chủ đầu tư, nhà đầu tư sẽ mạnh dạn vay vốn.

Sắp tới, NHNN sẽ tiếp tục có các động thái quyết liệt giảm lãi suất hơn nữa vì vậy lãi suất cho vay năm đầu tiên chỉ rơi vào khoảng 7 - 8%/năm và lãi suất thị trường từ năm thứ 2 chỉ rơi vào khoảng dưới 10,5%/năm. Cùng với việc giảm lãi suất cho vay thì lãi suất huy động cũng được giảm mạnh, các nhà đầu tư cũng rục rịch rút tiền để đầu tư, kinh doanh.
Theo Minh Phương

Báo tin tức

2 Likes

Tiền bơm ra, có nhồi nhét được vào mồm bọn tôm cá, giày dép đâu. Có mỗi thằng bds cần thì lại cho nó móm.

thằng nào đói nhất nó sẽ đốp hết, bđs cầu trong dân mênh mông, có room là cầu vào ầm ầm, Dic Corp chuẩn bị bung hàng ngay thời điểm là lụm lúa thôi, còn mấy thằng kia cho cũng không dám ăn vì nó không ị ra được thì sao ăn vào

Thời tới cản không nổi mà kkkkk

Hơn 66 tỷ USD vốn ngoại rót vào 1.100 dự án bất động sản

14/07/2023
Việt Nam thu hút vốn FDI vào bất động sản nhờ có nhiều lợi thế so với các quốc gia trong khu vực để thu hút đầu tư bởi chính trị ổn định, an toàn; tăng trưởng kinh tế cao; chi phí sản xuất cạnh tranh.

Hơn 66 tỷ USD vốn ngoại rót vào 1.100 dự án bất động sản
(Ảnh minh họa. Hồng Đạt/TTXVN)

Tính đến nay, cả nước đã thu hút được hơn 37.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đạt gần 450 tỷ USD; trong đó FDI vào lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ thông tin trên tại Hội thảo Quốc tế “Tiềm năng Phát triển Thị trường Bất động sản tại Việt Nam” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 13/7, tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút FDI, xếp sau lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; trong đó đã có 48 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dẫn đầu là Singapore, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản…

Trong cả nước hiện có 45 tỉnh, thành phố có đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Đánh giá về mô các dự án, ông Nguyễn Anh Tuấn nhận xét phần lớn doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn.

Nhiều dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có quy mô lên đến hàng tỷ USD. Tiêu biểu như dự án của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồ Tràm tại Bà Rịa-Vũng Tàu; Thành phố thông minh tại Hà Nội; Khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Nam Hội An tại Quảng Nam,…

Lý giải về sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI vào bất động sản, ông Nguyễn Anh Tuấn phân tích Việt Nam có nhiều lợi thế so với các quốc gia trong khu vực để thu hút đầu tư bởi chính trị ổn định, an toàn; tăng trưởng kinh tế cao; chi phí sản xuất cạnh tranh; nguồn nhân lực dồi dào; thị trường tiềm năng; vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của khu vực, dễ dàng kết nối với các nền kinh tế lớn…

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài thuận lợi cho xây dựng các bất động sản nghỉ dưỡng. Hệ thống luật pháp, chính sách và môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, minh bạch và đang tiếp tục được hoàn thiện…

Đặc biệt, hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được chú trọng đầu tư, hoàn thiện. Hiện nay, Chính phủ đang triển khai quyết liệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư phục vụ phục hồi phát triển kinh tế xã hội; trong đó, sẽ tập trung đầu tư phát triển nhiều công trình hạ tầng quan trọng như đường cao tốc, các trục ven biển, sân bay, cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành bất động sản.

Trong 35 năm qua, đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vai trò là khu vực kinh tế năng động, có đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định hoạt động này cũng tác động tích cực đến cải cách, đổi mới thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bộ máy quản lý nhà nước; cải thiện rõ rệt uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Riêng với bất động sản, 35 năm qua, với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lĩnh vực này đã có những bước phát triển quan trọng. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đã góp phần chuẩn hóa thị trường này tại Việt Nam. Từ đó, tạo ra những giá trị theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp Việt Nam có những công trình bất động sản đạt tiêu chuẩn tương đương với các nước trong khu vực và thế giới.

Hơn 66 tỷ USD vốn ngoại rót vào 1.100 dự án bất động sản
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Không chỉ bất động sản công nghiệp mà cả các phân khúc khác như nhà ở, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… của Việt Nam cũng đang thu hút sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhất là khi một số dự án bất động sản hiện đã có xu hướng tích hợp được các tiêu chí xanh, công năng xanh vào chu trình phát triển và vận hành.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, ông Nguyễn Anh Tuấn lưu ý, một số dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn tình trạng kém hiệu quả, dự án quy mô đất lớn nhưng chậm triển khai cũng như nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự xã hội.

Hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, rõ ràng và còn phức tạp, sửa đổi không kịp thời. Thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đặc biệt là đất đai vô cùng phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư bị kéo dài…

Ông Tuấn cảnh báo tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới và cần nhanh chóng được khắc phục.

Dưới góc độ nhà đầu tư, ông Joseph Low - Chủ tịch Bộ phận Bất động sản Tập đoàn Keppel tại Việt Nam, nhận định trong hành trình hướng tới một ngành bất động sản bền vững cho Việt Nam là giải quyết đủ nhu cầu thị trường, xuất phát từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng tại Việt Nam.

Hiện nay, nguồn cung nhà ở tại Việt Nam đang bị hạn chế bởi các thách thức đa dạng như vấn đề thanh khoản, thủ tục phê duyệt dự án không rõ ràng và phức tạp. Nếu không giải quyết, các vấn đề này sẽ làm tăng sự không ổn định trên thị trường, dẫn đến tăng chi phí xây dựng và cuối cùng là giá nhà cao hơn cho người dân Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam đang cố gắng tinh gọn và tăng tốc quy trình phê duyệt, nhưng điều quan trọng là đảm bảo những nỗ lực này sẽ giúp giảm khoảng cách giữa nhu cầu và nguồn cung nhà ở” - ông Joseph Low nhận xét.

Do đó, ngoài việc đưa nguồn cung vào thị trường một cách kịp thời, việc đảm bảo rằng các tòa nhà cũ vẫn phù hợp với thị trường cũng là vấn đề không kém phần quan trọng trong thời gian tới.

Cùng với tiệc cải tạo lại chung cư cũ, đô thị…, Việt Nam cần tối ưu hóa việc sử dụng đất ở khu vực trung tâm; cung cấp đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu thị trường; duy trì các tiêu chuẩn và kiểm soát về đất đai, đồng thời nâng cao chất lượng cảnh quan của thành phố.

Đây cũng là một trong những vấn đề cần cân nhắc nhằm cùng với các nhà đầu tư trong ngành bất động sản thức đẩy để đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển của quốc gia và bảo vệ môi trường./.

Theo Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Theo ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), trong những năm qua, đóng góp của lĩnh vực BĐS đối với GDP có xu hướng tăng (ngành kinh doanh BĐS khoảng 3,6%; ngành xây dựng khoảng 10,6% - theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến năm 2022). Giá trị vốn hóa ngành BĐS ước tính khoảng 1,7 - 1,8 triệu tỷ đồng. Tính trung bình đóng góp của ngành xây dựng và BĐS các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách nhà nước (trong đó ngành BĐS chiếm khoảng 4,5%, đóng góp trung bình khoảng 0,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP).

Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam dự báo, đến năm 2025, tỷ trọng BĐS/tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 21,2% và đến năm 2030 là 22%.

2 Likes

Nhìn biểu đồ tuần mới thấy DIG đã tích luỹ chặt hơn 10 tuần rùi, đẹp quá mà

2 Likes

Từ giờ đến cuối năm, cứ DIG mà chỉnh mạnh thì cứ MÚC, nền 20-21 quá vững

1 Likes

làm cái nấc 3x xong tích lũy tiếp 10 tuần là đẹp

2 Likes

giờ này mà ai còn đem hàng ra bán nữa thì xứng đáng nghèo đói.

1 Likes

mấy tay lướt t+ ăn line thôi, chứ nđt có view trung dài hạn thì mua nền này là đẹp

topic im ắng là tốt, chứ giờ mà hưng phấn giống lúc 23k thì không lên được. Bắt đầu từ bây giờ DIG sẽ bay cao thôi.

2 Likes

những ae lướt t+, ăn line, thiếu kiên nhẫn, … nhảy tàu gần hết rồi, từ từ chỉ còn lại nhà đầu tư trung dài hạn… đây là quá trình thanh lọc tự nhiên của cổ phiếu và chuẩn bị hình thành 1 cơn đại sóng đấy

1 Likes

hôm nay cafe cùng mấy ae trung thành với CEO mà trước đây mình khuyên không nên hold CEO chu kỳ này nhưng họ không nghe, gần đây lại quyết định bỏ về đội DIG của mình vùng 21.x-22.x rồi đấy. Ae thấy chưa, chọn đúng doanh nghiệp theo chu kì và đi đúng hướng mới có thành quả

2 Likes

bài học cho mấy đệ của mình là đầu tư không nên quá cứng nhắc (mặc dù mấy đệ này luôn sát cánh với mình chu kì trước khi đánh con CEO (nửa 2020-2022, từ vùng 10.x-14.x —> 1xx), phải biết phân tích nội tại doanh nghiệp và có tầm nhìn xa, + linh cảm, … kkkk

1 Likes