Định giá ACB 2024

1. Tóm tắt tình hình hoạt động kinh doanh

Thu nhập lãi thuần trong Q4/2024 của ACB là 12.515 tỷ, tăng trưởng 5% svck. Nhưng do tốc độ tăng trưởng chi phí trả lãi cho các khoản huy động tăng nhanh hơn thu nhập từ lãi, cho nên thu nhập lãi thuần của ACB sụt giảm 3% svck (so với cùng kỳ).

Trong Q4/2024 ACB lãi hơn 1.358 tỷ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư. Mặt bằng lãi suất tăng cũng làm cho lãi suất trái phiếu tăng nên ACB được hưởng lợi từ điều này, ngoài ra chất lượng trái phiếu của ACB rất tốt khi ACB không nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, ACB chỉ sở hữu trái phiếu chính phủ và các tổ chức tín dụng.*

Sau khi trừ đi các khoản thu nhập và các chi phí khác thì lợi nhuận sau thuế của ACB trong Q4/2024 là 4.006 tỷ, tăng trưởng 14%. Trong một bối cảnh không mấy tích cực của ngành thì sự tăng trưởng trên 2 con số là điều khá là ấn tượng.

2. Chất lượng tăng trưởng tín dụng tốt

Tổng mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 của Việt Nam là 13.5%. Trong con số 13.5% này thì phần lớn đến từ việc tái cấp tín dụng để đảo nợ cho các doanh nghiệp BĐS. Đối với ACB thì chất lượng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này rất tốt, bởi ACB cho vay đa dạng các ngành nghề chứ không tập trung nhiều vào cho vay BĐS.

3. Áp lực chi phí trả lãi vay 2023 lớn.

Tổng tiền gửi khách hàng của ACB trong năm 2023 là 482 nghìn tỷ, tăng trưởng 16.6% svck. Tuy nhiên, lãi trả tiền gửi của ACB trong năm 2023 lại tăng đến 60% svck. Nguyên nhân đến từ việc ACB phải trả lãi cao hơn cho tiền gửi của khách hàng.

Mặt bằng lãi suất 2023 cao hơn 1,5 điểm phần trăm so với lãi suất 2022, làm cho chi phí của các ngân hàng cao hơn.

Nhưng tới năm 2024, mặt bằng lãi suất huy động đầu vào đã hạ nhiệt.

Thậm chí lãi suất 2024 thấp hơn nhiều so với 2022, từ đấy làm cho chi phí của nhóm ngân hàng cũng sẽ được giảm bớt.

4. Áp lực lãi vay trong tương lai phần nào được giảm bớt

Từ đầu năm 2023 NIM của ACB bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, nhưng đến Q4/2023 NIM của ngân hàng này lại bật tăng lên ngưỡng 4.1%. Điều này đã thể hiện cho ta thấy rằng: Việc hạ lãi suất huy động trong giai đoạn vừa rồi bắt đầu có tác động tích cực đối với hoạt động của ngân hàng. Cụ thể là làm cho sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay càng lớn (NIM là sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay, cho nên khi NIM càng lớn thì hiệu suất kinh doanh của ngân hàng càng tốt)

5. Nợ xấu tăng nhưng vẫn an toàn

Trong năm 2023, do bối cảnh chung của nền kinh tế khó khăn, cho nên tốc độ tăng trưởng nợ xấu của ACB khá nhanh. Nhưng do ACB là ngân hàng có hoạt động quản trị và kiểm soát cho vay ở một mức rất tốt, cho nên nợ xấu tại thời điểm kết thúc năm 2023 của ngân hàng này chỉ dừng lại ở mức 1.22% (Thấp hơn rất nhiều khi so với các ngân hàng khác). Còn tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB tại thời điểm kết thúc Q4/2023 là 89%, đây là một tỷ lệ không quá cao nhưng cũng không phải là thấp.

6. CASA ổn định

CASA trong năm 2023 của ACB là 21%, sụt giảm nhẹ so với năm 2022. Nhưng trong một điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, việc ngân hàng giữ chân khách hàng để duy trì lượng tiền gửi không kỳ hạn ở một mức ổn định thì đã là một thành công lớn (CASA: Tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất của các khoản tiền gửi không kỳ hạn rất thấp thường là 0.1%/năm)

7. Định giá

ACB là ngân hàng hiếm hoi vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận 17% trong năm 2023, kỳ vọng năm 2024 ACB tăng trưởng ít nhất 15%, thậm chí với mặt bằng lãi suất đầu vào thấp, NĐT có thể kỳ vọng ACB tăng trưởng từ 20 – 25%.

Để nhận thêm những khuyến nghị và tư vấn. NĐT liên hệ:

MR Trịnh Thế Hoàn
GĐ TVĐT CTCP chứng khoán VPS
Contact: 0366.282.656 hoặc 0345.666.656
Video phân tích:

hóng ACB