Định giá cổ phiếu DPR: doanh nghiệp giá trị đầy triển vọng

DPR – DOANH NGHIỆP GIÁ TRỊ ĐẦY TRIỂN VỌNG

Kết thúc Q1/2024, DPR ghi nhận doanh thu thuần đạt mức 187 tỷ (+3,8% yoy) và lợi nhuận ròng công ty mẹ 52 tỷ (-5,2% yoy), trong đó doanh thu Q1/2024 tăng nhẹ nhờ giá bán cao su tăng 19% yoy lên 40,9 triệu đồng/tấn mặc dù sản lượng giảm 19% yoy xuống 1.337 tấn, đây cũng là yếu tố giúp biên lãi gộp của DPR tăng từ mức 38% (Q1/2023) lên 43,8% (Q1/2024).

Tương tự các công ty cao su khác, DPR có cơ cấu tài chính cực kỳ an toàn khi tỷ lệ nợ vay hiện tại bằng 0 và lượng tiền mặt ròng là 1.618,3 tỷ, qua đó đưa lượng tiền mặt ròng trên mỗi cổ phiếu đạt mức 18.626 đồng/cp (bằng 44% so với vốn hóa hiện tại). Và theo thời gian lượng tiền mặt này cũng gia tăng rất ổn định nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi vững mạnh và khoản lợi nhuận đột biến nhờ tiền đền bù của tỉnh Bình Phước với 2.000 ha cao su DPR chuyển qua, nhờ đó lượng tiền mặt ròng/cp đã tăng hơn 11.000 đồng/cp chỉ trong vòng 3 năm 2021 – 2024.

Tầm nhìn:

Với tiền thân là Đồn điền Thuân Lợi của Công ty Michelink – Pháp được thành lập vào năm 1927, ngày nay DPR đang có 9.800 ha cao su tại Bình Phước và Đak Nông và gần 6.500 ha tại nông trường Kratie ở Campuchia cũng như 2 nhà máy chế biến mủ cao su với tổng công suất 22.000 tấn/năm.

Và cũng như các doanh nghiệp cao su khác, DPR ban đầu thuần túy chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh ở mảng cao su, song theo thời gian khi nhu cầu và giá đất khu công nghiệp khu vực Bình Dương – Bình Phước gia tăng, DPR cũng cuốn theo và hưởng lợi khi có 2.000 ha được tỉnh Bình Phước đền bù để chuyển sang đất khu công nghiệp, với luật đất đai sửa đổi từ năm 2025 sẽ bỏ quy định về khung giá đất, địa phương sẽ tự quyết định Bảng giá đất và điều chỉnh Bảng giá đất mỗi năm mỗi lần đề phù hợp với giá đất thị trường thay vì căn cứ theo giá đất tối thiểu – tối đa trong khung giá đất Chính phủ ban hành như hiện này, qua đó có thể khiến giá đất bồi thường mới sẽ tăng từ 01/01/2025.

Nhờ đó, các dự án trong quá khứ như VSIP III – Bình Dương (đơn giá đền bù 2,5 tỷ/ha), NTC3 – Bình Dương (2,5 tỷ/ha), Minh Hưng 3 – Bình phước (1,5 tỷ ha), Hiệp Thạnh – Tây Ninh (1,3 tỷ/ha), cộng với khoảng diện tích còn lại chưa bàn giao cho tỉnh Bình Phước, DPR khả năng sẽ thu được khoản tiền đền bù cao hơn mức 1 tỷ/ha đã từng thu được trước đó, như trong năm 2024 dự kiến DPR sẽ chuyển giao cho UBND tỉnh Bình Phước 100ha để phát triển Cụm công nghiệp Tiên Hưng 1 với giá trị 118,6 tỷ đồng.

Không những vậy, DPR cũng đã tự phát triển các khu công nghiệp của riêng mình như KCN Bắc Đồng Phú (189 ha), Nam Đồng Phú (69 ha), KDC Cao Su Đồng Phú khu A – khu B (57 ha) đều đã hoạt động với công suất gần 100%, tư đó DPR tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 của KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú với tổng diện tích xấp xỉ 797 ha và diện tích cho thuê ước tính 558 ha.

Dù chỉ nắm 51% song với giá cho thuê ước tính 75 USD/m2/chu kỳ thuê, DPR vẫn thu được khoản lợi nhuận gấp vài lần so với mức đền bù nhận được khi chuyển giao cho UBND tỉnh Bình Phước.

Định giá:

  • Giá bất tử: 18.600 đồng/cp (tương ứng lượng tiền mặt ròng/cp của DPR đến cuối Q1/2024).

  • Giá an toàn: 27.400 đồng/cp (tương ứng giá trị số sách của DPR cuối Q1/2024).

  • Giá dự phóng 1: 44.500 đồng/cp (tương ứng P/E 10 lần với lợi nhuận kinh doanh mảng cao su trung bình 225/tỷ + 1.618 tỷ tiền mặt ròng cuối Q1/2024).

  • Giá dự phóng 2: 64.800 đồng/cp (tương ứng P/E 10 lần với lợi nhuận kinh doanh mảng cao su trung bình 225/tỷ + 1.618 tỷ tiền mặt ròng cuối Q1/2024 + 1.766 tỷ theo giá đền bù tối thiểu 1 tỷ/ha của UBND tỉnh Bình Phước với 1.766 ha đất của DPR chuyển giao).

5 Likes

DPR bắt đầu ngon dần rồi

E mới lên thêm bài phân tích về nhóm ngành cao su, cơ hội và thách thức nhé anh chị!!!