Định giá rẻ từ nhóm ngân hàng trong 2025

, , , ,

Trừ hai Ngân hàng quốc doanh BID, VCB và LPB có P/B cao hơn trung bình ngành, đa số các Ngân hàng đều giao dịch ở mức P/B thấp hơn trung bình ngành. TPB là mã thấp hơn mức trung bình nhất.

• Hệ số định giá P/B ngành Ngân hàng dao động trong biên độ hẹp 1,4x-1,6x trong 2 năm gần đây và thấp hơn mức trung bình trong giai đoạn 2012- 2024. Hiện P/B ngành Ngân hàng đang là 1,5x, thấp hơn 13% so với định giá P/B trung bình.

• So sánh tương quan tại thời điểm cuối Q3.2024, trừ hai Ngân hàng quốc doanh BID, VCB và LPB có P/B cao hơn trung bình ngành, đa số các Ngân hàng đều giao dịch ở mức P/B thấp hơn trung bình ngành. CTG có P/B 1,37x, thấp nhất trong nhóm Ngân hàng Quốc doanh.

• Trong giai đoạn 2014-2024, trừ LPB, đa số PB các Ngân hàng ở thời điểm hiện tại đang thấp hơn hoặc tương đương mức trung vị. TPB là Ngân hàng có mức PB thấp hơn mức trung vị cao nhất (22,5%), tiếp theo là VPB (22,4%).

Để xem báo cáo đầy đủ nhất anh chị có thể nhắn trực tiếp cho mình.

:point_right: RA MẮT CHỨC NĂNG VAY MARGIN CỰC CAO X3 X4 SỐ VỐN - ÁP DỤNG TẤT CẢ CÁC MÃ CỔ PHIẾU NGAY CẢ UPCOM SẼ LÀ VŨ KHÍ MẠNH MẼ CHO NĐT CHUYÊN NGHIỆP.

  • Tận dụng đòn bẩy mạnh mẽ (vốn 100 triệu có thể mở rộng lên đến 300 - 400 triệu đồng)

[​IMG]

4 Likes

TPB đợi nhịp chỉnh ngắn gom 1 ít cũng ngon đấy

3 Likes

Ngân hàng cuối năm đang chạy đua tăng trưởng tín dụng, gom một số mã cũng ổn anh ạ

1 Likes
1 Likes

Từ sau thương vụ “đình đám” của VPBank năm 2023, hoạt động phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của các ngân hàng năm 2024 diễn ra khá ảm đạm. Nhiều kế hoạch bán vốn cho cổ đông ngoại phải tạm dừng, đồng thời năm qua cũng có khá nhiều cuộc “chia tay” giữa cổ đông chiến lược nước ngoài và ngân hàng Việt.

Tại VIB, trong 2 tháng (9-10/2024), cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã giảm tỷ lệ sở hữu tại VIB từ 19,8% xuống 4,7% và không còn là cổ đông lớn của VIB. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tháng 6, VIB đã thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 20,5% xuống còn 4,99%. CBA cho biết việc thoái vốn tại VIB là phù hợp với chiến lược tập trung vào mảng ngân hàng tại khu vực Australia và New Zealand.

Động thái này đánh dấu sự kết thúc mối quan hệ đối tác chiến lược 15 năm giữa CBA và VIB. Được biết, CBA tham gia vào VIB năm 2010 khi mua lại 15% vốn cổ phần với giá khoảng 4.000 tỷ đồng, sau đó tiếp tục nâng sở hữu tại VIB lên 20%.

Một mối quan hệ lâu năm khác là giữa IFC và ABBank cũng kết thúc trong năm nay. Hồi cuối tháng 5/2024, IFC đã bán hơn 84 triệu cổ phiếu ABBank, tương đương 8,2% cổ phần ngân hàng.

Trong khi đó, kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài của nhiều ngân hàng khác chưa thể thực hiện. Chẳng hạn như tại Vietcombank, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tháng 8/2024, nội dung “Thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ” đã được rút lại. Đây là kế hoạch chào bán 6,5% cổ phần cho đối tác Mizuho Bank đã được Vietcombank đưa ra từ năm 2019 song đến nay chưa thể tiến hành.

Tương tự, BIDV cũng chưa thực hiện kế hoạch chào bán riêng lẻ được đề ra từ năm 2022. Ban đầu ngân hàng dự kiến phát hành với tỷ lệ 9%, nhưng vẫn chưa thực hiện được do tình hình chưa thuận lợi. Tại ĐHĐCĐ thường niên tháng 4/2024, nội dung này tiếp tục được đưa vào cuộc họp, trong đó dự kiến tỷ lệ phát hành là 2,89%.

Một trong những thương vụ được kỳ vọng nhất trong năm 2025 của ngành ngân hàng là ở Techcombank. Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp trên Bloomberg TV mới đây, ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank tiết lộ ngân hàng đang cân nhắc bán 10 - 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược dài hạn phù hợp. “15% có lẽ là con số mà chúng tôi thực sự có thể đưa ra”, ông Lottner cho biết ngân hàng đang tìm kiếm đối tác có năng lực, đặc biệt là công nghệ. Cùng với đó, một nhà đầu tư đang sở hữu 8 - 9% vốn của ngân hàng đã sẵn sàng rời đi, bởi vậy, tỷ lệ 15% là hợp lý ở thời điểm này.

1 Likes

Các nhà đầu tư nước ngoài hiện nắm giữ khoảng 22% cổ phần tại Techcombank, vẫn thấp hơn mức trần sở hữu nước ngoài 30% đối với các ngân hàng.

Do vậy, sẽ có cổ đông bán ra cổ phiếu trước khi Techcombank có thể chào bán 15% cổ phần. Cũng theo ông Lottner, Techcombank đang tìm kiếm các công ty có thể giúp ngân hàng “tham gia vào các hành lang thương mại trong bối cảnh có rất nhiều tiền đổ vào từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Vietcombank sau một thời gian tạm hoãn kế hoạch phát hành riêng lẻ, có thể sẽ hoàn tất trong năm 2025. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường tháng 8/2024, Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết, việc rút nội dung “Thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ” là để điều chỉnh, không ảnh hưởng tới tiến độ kế hoạch. Ngân hàng kỳ vọng có thể hoàn thành trong nửa đầu năm 2025 nếu thị trường diễn biến thuận lợi. Trong tháng 06/2024, với sự hỗ trợ của tư vấn quốc tế, Vietcombank đã tổ chức nhiều Hội thảo (Non-deal roadshow) để tiếp xúc với các nhà đầu tư tiềm năng tại Singapore, Anh, Hồng Kông …

1 Likes

Khi tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt thì động thái của SBV - ngân hàng nhà nước có bài chỉ đạo về việc ổn định lãi suất huy động và phấn đấu giảm lãi suất cho vay, điều đó vẫn cho thấy trọng tâm của việc kiểm soát tỷ giá là chìa khóa của việc điều hành chính sách tiền tệ ở VN.