CHÍNH THỨC: CPI CÔNG BỐ TĂNG 8.2% - CAO HƠN SO VỚI DỰ KIẾN
Trong cuộc họp ngày 13/10, CPI công bố của Mỹ chạm mốc tăng 8.2% so với cùng kì và cao hơn 0.1% so với kì vọng của nhà đầu tư (8.1%).
Điều này cho thấy các chính sách trước đó chưa đủ “mạnh tay” để kiềm chế lạm phát.
Việc lạm phát chưa có dấu hiệu suy giảm cho thấy khả năng FED sẽ diều hâu hơn trong các quyết định về tăng lãi suất. Thị trường chứng khoán thế giới sẽ phản ứng không mấy tích cực trong giai đoạn tới.
FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất và đồng Dollar tiếp tục mạnh lên, cho thấy NHNN việt nam thời gian tới có khả năng sẽ nâng tiếp lãi suất điều hành lên một mức mới nhằm ổn định tỷ giá ( đây là mục tiêu quan trọng nhất mà chính sách đang theo đuổi). Việc này sẽ đẩy trần lãi suất huy động lên một mức mới, tác động xấu đến ttck. Nếu lãi suất huy động liên tục tăng cao thì 1 phần lớn tiền trên thị trường sẽ rút khỏi ttck và mang đi gửi ngân hàng. Sau vụ SCB vừa rồi thì các NHTM lại càng có động lực để tăng mạnh lãi suất huy động bất chấp lợi nhuận đi xuống.
Đồng Dollar mạnh lên sau khi CPI mỹ được công bố hôm nay thúc đẩy khối ngoại rút tiền khỏi thị trường mới nổi do lo ngại đồng tiền nước sở tại sẽ yếu đi đáng kể, thâm hụt dự trữ ngoại hối.
Lượng đáo hạn trái phiếu quý 4/2022 ước lên tới 59.000 tỷ đồng, trong khi nghị định 65 về trái phiếu đã chặn cửa phát hành trái phiếu qua cty con để đảo nợ của các cty mẹ, trong khi tình hình kinh doanh quý 4 này của nhiều doanh nghiệp k mấy khả quan, tín dụng thắt chặt,… gây lên tình trạng nhiều doanh nghiệp k thể trả nợ trái phiếu. Các ngân hàng, công ty chứng khoán, hay những doanh nghiệp đang cầm nhiều trái phiếu để đầu tư có khả năng mất trắng do trái chủ k có tiền trả nợ. TCB, TPB là 2 bank lớn ôm cực nhiều trái phiếu nên đợt vừa rồi giảm mạnh là điều dễ hiểu nhưng còn giảm nữa.
=> Nói tóm lại, VNi chưa có đáy, mọi thứ mới chỉ bắt đầu và điều tồi tệ nhất đang còn ở phía trước. Tôi biết nhiều ae vẫn còn kẹt hàng hoặc hưng phấn vào bắt đáy sớm nhưng k phải lúc nào ôm cổ cũng tôt.
Tại sao Tư bản thích khủng hoảng, bởi khi khủng hoảng thì chúng mới mua được tài sản với giá rẻ mạt, thâu tóm cty với giá cho không. Khủng hoảng kinh tế Thái Lan năm 1997 là ví dụ:
Chiêu bài của Tài phiệt thì vẫn 1 chiêu và luôn rình rập sơ hở để tấn công. Vẫn là một chiêu bơm tiền xuôi theo dòng chảy dịch chuyển tài chính, để cho con mồi mất cảnh giác, tăng niềm tin và rồi khi ng ta mất cảnh giác, lạc quan nhất thì đó là lúc dễ bị tấn công.
Nền tài chính Việt nam còn non trẻ, mặc dù có những bài học từ TG nhưng chưa trải qua 1 cú tấn công nào về tài chính của giới đầu cơ, nên vẫn có những rủi ro chứ k đơn giản chỉ là màu hồng.
Vụ SCB khiến dân mất niềm tin vào ngân hàng, điều này thúc đẩy nhiều ngân hàng thương mại tăng kịch trần lãi suất huy động để lấy lại niềm tin. Lãi suất huy động tăng mạnh khiến kênh gửi ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn, sắp tới lãi suất huy động còn tăng mạnh nữa nên tiền sẽ còn rút tiếp từ ttck ra gửi bank.
Tỷ giá tăng mạnh thúc đẩy NHNN tiếp tục tăng lãi suất điều hành, lãi suất qua đêm giảm để phòng trường hợp vụ SCB sẽ khiến dân đi rút tiền hàng loạt ở các bank khác chứ k có mục đích bơm tiền.
Nhiều bố thấy tin NHNN giảm lãi suất cho vay qua đêm tưởng đang bơm tiền thật vào húc xúc ngay coi chừng Vn 1000đ chưa phải đáy. Nếu k tin thì đi vay thử ngân hàng xem dễ hay khó.
VNi mai vẫn có thể đi bụi đấy vì chứng sĩ Việt nam rất thích làm ngược lại. Mai phải đánh xuống bằng mọi giá để còn kịp gom cổ ngon. Chứ không trâu chậm uống nước đục liền. Dj tăng phải kéo sâu để đám nhỏ lẻ, nhát cái hoảng loạn bán tháo trước rồi mới hốt và đẩy lại đu vào và dính lại. Tự nhiên kiểu sẽ hết sợ lạm phát và suy thoai thôi . Giờ mà còn sợ gì nữa. Người ôm tiền thì sợ cái gì. Người ôm cổ phiếu còn cái nịt gì nữa mà bán. Đã ôm đến giờ thì đa phần là tiền tươi thóc thiệt. Người masgin bây giờ ít rồi. Người ôm tiền chủ yếu. Vì vậy đáy đang sắp hình thành thời gian tới chị có tăng trưởng. Bất chấp suy thoái.