Đường xu hướng (Trendline)
Khái quát
Trendline hay còn được gọi là đường xu hướng là một đường thẳng giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng giá trong một khoảng thời gian tương ứng. Đường trendline được tạo ra bằng cách nối hai hoặc nhiều điểm.
Cách xác định đường trendline:
Để vẽ đường trendline đúng, tất cả những điều bạn cần làm là tìm 2 đỉnh chính hoặc đáy chính và nối chúng lại với nhau mà thôi.
Ví dụ:
Cách vẽ trendline khi có 2 đỉnh hoặc 2 đáy
Như trong định nghĩa đã thể hiện cách vẽ trendline rồi đúng không, ví dụ minh họa:
Trong ví dụ này, cấu trúc xu hướng đã thay đổi từ giảm sang tăng sau khi đáy 2 và đỉnh 2 hình thành cao hơn đáy 1 và đỉnh 1.
Sau khi hình thành đáy 2 và đỉnh 2, đường thẳng nối 2 đáy 1-2 chính là đường trendline tăng trong xu hướng tăng.
Cách vẽ trendline khi có nhiều đỉnh đáy
Cũng như ví dụ trên, cấu trúc xu hướng đã thay đổi từ giảm sang tăng. Sau khi hình thành đáy 2 và đỉnh 2 cao hơn đáy 1 và đỉnh 1. Qua đáy 1 và đáy 2 bạn sẽ vẽ được đường trendline tăng.
Sau khi tạo đỉnh 2, thị trường đảo chiều giảm phá qua trendline tăng nối đáy 1-2 và tạo thành đáy 3 (đáy tạm thời), bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
Đường trendline nối đáy 1-2 là đúng hay sai? Nếu sai thì vẽ như thế nào là đúng?
Khi giá phá vỡ trendline nối đáy 1-2, thị trường đã đảo chiều từ tăng sang giảm, đúng hay sai?
Trả lời như sau:
Đường trendline nối đáy 1-2 là ĐÚNG, nhưng CẦN ĐIỀU CHỈNH khi xuất hiện đáy 3. Cách vẽ đúng sẽ hướng dẫn phần sau.
Khi giá phá vỡ trendline nối đáy 1-2, thì trường chưa đảo chiều từ tăng sang giảm VÌ CẤU TRÚC XU HƯỚNG CHƯA THAY ĐỔI (đáy 3 vẫn cao hơn đáy 2).
Có một lưu ý vô cùng quan trọng khi vẽ trendline : Đáy được sử dụng để vẽ trendline tăng bắt buộc phải là điểm bắt đầu một đoạn giá tăng có đỉnh cao hơn đỉnh cũ. Ngược lại, đỉnh được sử dụng để vẽ trendline giảm bắt buộc phải là một điểm bắt đầu một đoạn giá giảm có đáy thấp hơn đáy cũ.
Giải thích bằng hình ảnh:
Hãy nhìn vào hình ảnh, nét liền màu đỏ đại diện cho chuyển động giá trong quá khứ, nét đứt màu đỏ đại diện cho chuyển động giá trong tương lai.
Chúng ta hãy quay ngược thời gian một chút, tôi sẽ mô tả các giai đoạn của thị trường:
Thị trường trước vùng đáy 1: là thị trường có xu hướng giảm với cấu trúc xu hướng đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước.
Thị trường từ đáy 1 tăng đến vùng giá x: là thị trường có xu hướng giảm vì cấu trúc xu hướng giảm chưa thay đổi (chưa bị phá vỡ).
Thị trường sau khi giá vượt qua vùng giá x: xu hướng giảm bị phá vỡ vì cấu trúc xu hướng giảm đã thay đổi, thị trường tạo đỉnh mới (đỉnh 1) cao hơn đỉnh cũ (đỉnh vùng giá x).
Thị trường sau khi tạo đỉnh 1 giảm điều chỉnh tạo đỉnh 2 (tạm thời). Từ đây có 2 trường hợp xảy ra: thị trường vượt đỉnh 1 (vùng giá y) hoặc thị trường giảm xuống vượt qua đáy 1.
Đường trendline xu hướng tăng là đường thẳng nối các đáy mà khi chạm đến nó giá sẽ bật lên, được gọi là đường hỗ trợ
Đường trendline xu hướng giảm là đường thẳng nối các đỉnh mà khi chạm đến nó giá sẽ giảm xuống, được gọi là đường kháng cự
Trong xu hướng đi ngang, các đỉnh và đáy bằng nhau nên đường trendline nối các đáy là đường hỗ trợ, đường thẳng nối các đỉnh là đường kháng cự.
Xu hướng (trend) có 3 cấp:
Xu hướng chính: Có thể kéo dài 1 năm trở lên
Xu hướng trung gian: Kết dài từ 1 tháng trở lên
Xu hướng ngắn hạn: Kéo dài dưới 1 tháng
Hầu hết các hệ thống chỉ báo xu hướng là theo dõi xu hướng trung gian.
Các trạng thái (các kiểu) của thị trường:
- Uptrend: Thị trường có xu hướng tăng giá, tức là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Là thời điểm mua vào và chờ đợi giá tăng tiếp
- Downtrend: thị trường có xu hướng giảm giá, ngược với uptrend, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Là thời điểm bán hoặc bán khống với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xuống và mua lại nhằm thu lợi nhuận.
- Sideways : Là thời kỳ xu hướng đi ngang, giá sẽ biến động trong một khoảng xác định, đỉnh sau = đỉnh trước, đáy sau = đáy trước. Thường NĐT sẽ không tham gia giai đoạn này, còn nếu tham gia thì mua ở mức đáy cũ và bán ở mức đỉnh cũ.
Các tính chất của đường xu hướng:
• Càng nhiều điểm vẽ xác định thì đường trendline càng có ý nghĩa.
• Càng tồn tại lâu thì đường trendline càng có hiệu lực.
• Càng có độ dốc càng lớn, đường xu hướng càng dễ bị phá vỡ. Ngược lại nếu độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì ít có ý nghĩa. Trường hợp này, ta nên vẽ lại đường xu hướng để tăng tính hiệu quả.
• Khi đường xu hướng bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau. Ngưỡng kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ và ngưỡng hộ trợ sẽ trở thành kháng cự.
Các chỉ báo kết hợp để xác định TrendLine
Chỉ báo Volume
Volume dùng để xác định các xu hướng đang hé lộ. Bởi các cặp tỷ giá sẽ bắt đầu đi theo xu hướng sau khi volume tăng. Khi đó, sóng thuận xu hướng sẽ xuất hiện khi volume tăng, còn sóng điều chỉnh xuất hiện khi volume giảm bớt.
Thời điểm volume cao cũng là lúc thị trường có nhiều biến động. Do đó, volume cao thường báo hiệu sự xuất hiện của sóng thuận xu hướng.
Chỉ báo MACD
Một trong những chỉ báo hỗ trợ chiến lược giao dịch theo xu hướng đó là chỉ báo Moving Average Convergence Divergence (MACD – trung bình động hội tụ phân kỳ). Hãy cùng tìm hiểu một chút về MACD nhé.
Chỉ báo MACD bao gồm hai đường Trung bình động tương tác lẫn nhau phía trên và dưới một mức 0. Khi đường nhanh hơn cắt đường chậm hơn theo hướng đi xuống trong khi vẫn đang ở trên mức 0, chúng ta mong đợi giá sẽ bắt đầu đi theo xu hướng giảm. Khi đường nhanh hơn cắt đường chậm hơn theo hướng đi lên trong khi đang ở dưới mức 0, chúng ta kỳ vọng giá sẽ bắt đầu đi theo xu hướng tăng.
Nếu biểu đồ là dương, đường nhanh hơn sẽ ở trên đường chậm hơn – tín hiệu mua. Nếu biểu đồ là âm, đường nhanh hơn sẽ ở dưới đường chậm hơn – tín hiệu bán.
Chỉ báo MACD cũng rất hữu ích trong việc phát hiện sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo. Nếu giá đang tăng và MACD đang giảm, ta có một bearish divergence (phân kỳ âm), báo hiệu rằng xu hướng nhiều khả năng sẽ đảo chiều.
Tương tự với mô hình bullish divergence (phân kỳ dương) theo hướng ngược lại. Nếu giá đang giảm và MACD đang tăng, chúng ta có một phân kỳ dương. Theo đó, chúng ta kỳ vọng xu hướng giảm sẽ chuyển sang tăng.
Phương pháp giao dịch với TrendLine
Giao dịch với Trend Impulse
Trend impulse (sóng thuận xu hướng) là hành động của giá xảy ra sau một tương tác với TrendLine và biến động thuận chiều xu hướng. Trend Impulse dẫn tới các biến động giá lớn hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Khi một TrendLine được xác nhận, chúng ta có thể chuẩn bị để giao dịch với trend impulse.
Theo đó, nếu xu hướng tăng được xác nhận, bạn có thể vào lệnh tại bước sóng tiếp theo.
Đường màu xanh da trời là TrendLine của một xu hướng giảm. Ba mũi tên là ba điểm nền tảng hình thành nên xu hướng. Hãy chú ý mũi tên thứ ba màu xanh lá.
Nó chỉ ra vùng mà xu hướng được xác nhận. Bạn có thể vào lệnh short tại điểm mà mũi tên xanh lá chỉ ra. Chúng ta thấy một nến đỏ rất mạnh sau khi giá tiếp cận TrendLine. Điều nay cung cấp một tín hiệu vào lệnh rất tốt.
Sau khi xu hướng được xác nhận (mũi tên xanh lá), tạo ra một xu hướng di chuyển đi xuống. Sau đó chúng ta thấy một đáy thấp hơn mới và một sự điều chỉnh mới cho xu hướng. Giá phản ứng với đường TrendLine xanh da trời và một lần nữa nảy vòng cung theo hướng đi xuống. phá đáy trước đó, tạo một đáy thấp hơn.
Bước sóng tiếp theo của TrendLine được xem như bước di chuyển cuối cùng. Giá phá vỡ xu hướng sau đó với một nến xanh rất mạnh. Đây là tín hiệu cho thấy giai đoạn cuối của xu hướng. Trong trường hợp này, những người bán có thể sẽ muốn chốt các giao dịch thành công của họ.
Giao dịch với Trend Correction
Trend correction (sóng điều chỉnh) là một động thái xuất hiện sau một trend impulse (sóng thuận xu hướng) và đưa giá trở lại vùng TrendLine. Sóng điều chỉnh thường nhỏ hơn sóng thuận xu hướng.
Trong đa số trường hợp, sóng điều chỉnh cần nhiều thời gian để hoàn thành hơn so với sóng thuận xu hướng. Kết quả là, sóng điều chỉnh thường nhiều rủi ro hơn và ít hấp dẫn hơn. Hãy xem ví dụ dưới đây:
Hãy chú ý hai TrendLine song song màu xanh da trời. Các ô tròn đen kèm chữ số cho bạn thấy các pha xu hướng tương ứng. Các mũi tên xanh lá cho bạn thấy sóng thuận xu hướng trong kênh, còn các mũi tên đỏ chỉ ra các bước sóng điều chỉnh.
Khi có một kênh, chúng ta thường xác nhận mô hình với bước biến động giá thứ ba. Nói cách khác, chúng ta chỉ cần hai đáy cho một xu hướng tăng mà không phải là ba như mô tả phía trên. Lý do là sau cú biến động giá thứ ba, chúng ta có hai đáy trên một đường đi lên và hai đỉnh trên một đường đi lên khác, song song với đường thứ nhất. Theo đó, mô hình kênh được xác nhận.
Điểm đầu tiên có thể giao dịch là điểm số 4. Bạn sẽ nối điểm 1 và 3 trên biểu đồ để vẽ đường trên, rồi qua điểm 2 bạn vẽ một đường song song và kéo ra nó ra. Đây là một kỹ thuật phổ biến mà nhiều trader không mấy để ý. Hầu hết trader sử dụng sự tái xác nhận tại điểm 5 như một phương án giao dịch tiềm năng.
Hãy lưu ý rằng sóng điều chỉnh thường có biến động giá nhỏ hơn, vì chúng đi ngược với xu hướng chính. Một trader ngược xu hướng sẽ bán tại đỉnh của đường TrendLine phía trên, với các mục tiêu mua gần đáy kênh.
Giao dịch với Phá ngưỡng và Đảo chiều
Ví dụ, nếu giá đi theo một chiều và thể hiện xu hướng của các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, chúng ta có một xu hướng tăng. Song, như chúng ta đã biết, mô hình này sẽ dừng và đảo chiều tại một điểm nào đó. Khi điều này xảy ra, giá đổi chiều và bắt đầu đi theo hướng ngược lại.
Trader nên theo dõi các cú phá ngưỡng tiềm ẩn, vì đây là một cách hấp dẫn để nắm bắt được giai đoạn đầu của một biến động giá mới. Tuy nhiên, mỗi cú phá vỡ TrendLine không đủ để xác nhận một mô hình đảo chiều. Việc giá hơi đi ra ngoài phạm vi của TrendLine là phổ biến, và không nên xem TrendLine là một đường chính xác. Về cơ bản, TrendLine hỗ trợ và kháng cự nên được xem là một vùng hơn là một đường không thể xuyên thủng.
Cấu trúc điển hình của một cú phá ngưỡng TrendLine được chia thành bốn giai đoạn:
Bản phác họa trên cho thấy bốn tín hiệu bạn cần để xác nhận một cú đảo chiều. Hãy cùng tìm hiểu thông qua ví dụ về một xu hướng tăng.
Một cú phá ngưỡng xảy ra. Chúng ta có một cú phá ngưỡng khi giá đóng nến bên dưới TrendLine.
Giá tiếp tục giảm sâu và tạo một đáy thấp hơn các giá cũ bên trong TrendLine. Ta vẽ một đường hỗ trợ nằm ngang tại đáy đảo chiều, nơi sẽ là khởi điểm cho sự xác nhận đảo chiều.
Giá sau đó tăng lên và thử đường trend bị phá vỡ như một ngưỡng kháng cự. Việc thử lại không nhất thiết phải chạm đường trend. Lý do là TrendLine cần được xem là một khu vực chứ không phải một đường thẳng. Hơn nữa, giá thậm chí có thể tăng vượt khỏi khu vực TrendLine.
Giá lại giảm lần nữa và phá ngưỡng hỗ trợ vừa vẽ (đường màu đỏ). Đây là tín hiệu xác nhận đảo chiều. Bạn có thể bán gặp tỷ giá này dựa trên niềm tin đảo chiều mạnh mẽ. Nhiều trader có thể tìm cách bán ở điểm thử lại TrendLine. Cách này mang lại tiềm năng lợi nhuận cao hơn, và các trader price action giàu kinh nghiệm thường thích cách vào lệnh này.
Hãy cùng xem quy tắc bốn giai đoạn này được áp dụng như nào vào biểu đồ
Đây là hai TrendLine song song được vẽ như một kênh trên biểu. Tuy nhiên, lần này chúng ta hướng chú ý vào những sự kiện xảy ra sau khi TrendLine bị phá vỡ.
Chúng ta có bốn ô tròn được đánh số tương ứng với bốn giai đoạn của quá trình đảo chiều. Ô số 1 chỉ ra thời điểm giá phá vỡ đường xu hướng đi lên. Hãy xem cây nến đỏ lớn đóng bên ngoài TrendLine. Đây được xem là cú phá ngưỡng xung lượng lớn xuống phía dưới.
Ô số 2 cho thấy giá giảm sâu hơn đáy liền trước nó, đồng thời đáy đảo chiều được hình thành. Ô số 3 chỉ ra cú thử lại TrendLine bị phá vỡ, giờ đây được xem như ngưỡng kháng cự.
Các trader bạo gan sẽ tìm cách vào lệnh tại khu vực này. Chờ cây nến đỏ lớn (đứng liền sau cây doji) đóng xong sẽ là một điểm vào tốt. Và ô số 4 cho thấy cú sụt giá phá ngưỡng mạnh mẽ bên dưới đáy đảo chiều.
Lưu ý về đường xu hướng
Một số điều quan trọng các nhà đầu tư cần nhớ về đường xu hướng:
- Cần ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh để vẽ 1 đường xu hướng đúng nhưng phải cần 3 điểm để xác nhận 1 đường xu hướng.
- Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.
- Cũng giống như mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng sẽ mạnh hơn nếu nó được chạm vào nhiều lần nhưng không phá vỡ
- Một điều quan trọng là KHÔNG BAO GIỜ cố gắng vẽ đường xu hướng cho vừa vặn thị trường. Đơn giản là nếu đường xu hướng không phù hợp với thị trường thì nó đã bị sai, dừng cố gắng điều chỉnh cho nó phù hợp