Độc quyền ngành điện - câu chuyện nhìn từ china

, ,

Nếu như kinh tế thị trường tư bản luôn có các cuộc khủng hoảng mang tính chất chu kì, tất yếu , thì kinh tế thị trường XHCN phần nhiều phụ thuộc vào thái độ chính trị và khi sự can thiệp không chuẩn xác dẫn đến vi phạm các quy luật khách quan.Qua đó , thông qua các doanh nghiệp chủ chốt nhà nước để điều tiết thị trường , giữ vững quyền lãnh đạo và điều hành đất nước
Case điển hình cho cơ chế độc quyền là Trung Quốc . Năm 2021 chứng kiến cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng do thiếu điện . Quay ngược thời gian từ năm 2000 trở lại đây, nước này đã ít nhất 3 lần xảy ra các cuộc khủng hoảng do thiếu điện và lần gần đây nhất là năm 2011.

Sản lượng điện Trung Quốc được biết ngoài những công trình thuỷ điện kì vĩ thì 75% điện năng đến từ điện than với ⅘ sản lượng than thế giới tập chung ở Đại Lục ,trong khi đó thị trường khai thác than quốc tế mới chỉ chiếm hơn 10% sản lượng than ->>>>
Như vậy việc Trung quốc thiếu điện là chưa phản ánh đúng vấn đề vì nếu muốn nước này vẫn có thể tạo ra điện năng dư dả , đó là còn chưa kể nc này ngoài điện than còn đang sở hữu 6/10 công ty năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới
Có thể nhìn thấy rõ .Nhóm khai thác than cứ tăng giá và giữ giá mà không hề e sợ khách hàng của mình bỏ chạy! Sản xuất điện là 1 phần, truyền tải và phân phối điện lại là chuyện khác, không một công ty tư nhân nào có quyền xây dựng mạng lưới truyền tải riêng ngoài Tập đoàn lưới điện quốc gia. Nói cách khác chỉ có dòng điện thuộc sở hữu của tập đoàn này mới nghiễm nhiên được hòa lưới, còn lại năng lượng tái tạo - vốn là sân chơi nhộn nhịp của khu vực tư nhân không được đối xử ngang bằng
Ngành điện Trung Quốc vận hành tương đồng với Việt Nam, bao trùm là độc quyền cơ sở vật chất và độc quyền giá cả. Tất nhiên, thể chế chính trị buộc có những doanh nghiệp đầu đàn do nhà nước nắm giữ.
Nhiều khi cơn khủng hoảng ngắn hạn nào đó xảy ra không phải vì “cung - cầu” khập khiểng, mà vì lý do… vỡ quy hoạch!

Năng lượng tái tạo ở VN cần 1 con đường

1 Likes

Đợi chính sách từ chính phủ thôi , chứ nước ngoài đầu tư vào rất lớn bọn này rất có tiềm năng

Tiềm năng lớn thật nhưng cơ sở vật chất của mình chưa đáp ứng đủ, hơn nữa quá phát triển sẽ phá thế mạnh của dn nhà nước, nên bấp bênh ghê

1 Likes

Nhưng cgi cũng có 2 mặt mình nên nhìn dưới góc độ đa chiều :smile: , thị trường điện hiện có 4 khâu: sản xuất, truyền tải, phân phối, bán lẻ, mỗi 1 phân khúc sẽ có thị trường riêng .Mà nhắc tới thị trường thì phải có sự cạnh tranh thì mới thu hút đc các nguồn lực tuy nhiên EVN lại đang chiếm 2/3 thị trường tức là đang ko hề có sự cạnh tranh ở đây. Tất nhiên những năm gần đây nhà nước đã giảm độc quyền ngành điện và mở cửa để thu hút đón nhận những dn nc ngoài đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo ở vnam trong quy hoạch điện VIII, và mặc dù EVN đã cổ phần hoá nhưng ko thể để cho EVN tự quyền điều chỉnh giá điện được vì nthe sân chơi sẽ càng độc quyền hơn.Do vậy buộc nhà nc phải có sự điều chỉnh về giá điện để giữ ở mức ổn định, điều này cg khiến cho evn thua lỗ nhưng đổi lại dân kp chịu áp lực bởi cảnh tăng giá điện !