Đợi chờ sự thể hiện của nhóm thép 2023

, ,

Năm 2022 đối với ngành thép Việt Nam là một năm đầy thách thức, đó là thị trường tiêu thụ nội địa giảm sút, giá cả nguyên liệu sản xuất thép diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ.

Nhiều khoản lỗ lớn

  • HPG doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 26.000 tỷ đồng, giảm tới 42% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ ròng 2.000 tỷ đồng. Cùng với khoản lỗ hơn 1.700 tỷ đồng quý trước đó, HPG đã trải qua 2 quý lỗ liên tiếp.

  • TVN cũng ghi nhận khoản lỗ ròng kỷ lục 410,4 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022. Cả năm 2022, Tổng công ty Thép lỗ ròng gần 822,4 tỷ đồng. - - - NKG báo lỗ ròng 356,3 tỷ đồng trong quý IV/2022, cả năm 2022 thua lỗ 67 tỷ đồng. HSG công bố khoản lỗ 680 tỷ đồng quý IV/2022, trong khi quý trước đó lỗ 887 tỷ đồng. Tính chung năm 2022, Hoa Sen lỗ 1.068 tỷ đồng.

ĐỘNG LỰC NÀO CHO CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP?

Dù bức tranh ngành thép nói chung chưa thể khiến thị trường yên tâm, song cổ phiếu thép lại đang cho thấy điều ngược lại. Sau khi chạm đáy vào giữa tháng 11, thị trường đang ghi nhận những tín hiệu hồi phục rõ nét từ cổ phiếu thép, thanh khoản sôi động bù cho những ngày ảm đạm trước đó, có những phiên các mã đua nhau tăng hết biên độ, thậm chí làm luôn nhiệm vụ dẫn dắt thị trường

[IMG]

Những cái nhìn tích cực:

1. Động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép tại quốc gia này phục hồi. Đây là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các DN thép trong năm 2023.

Cùng với đó, nhu cầu sản xuất công nghiệp tăng tại Trung Quốc cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục và các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ được hưởng lợi gián tiếp. Những công ty tôn mạ như HSG, NKG sẽ có cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu trong bối cảnh sản xuất công nghiệp toàn cầu phục hồi.

Trong khi đó, HPG có khả năng xuất khẩu thép sang Trung Quốc nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh. Trong giai đoạn 2020 - 2021, HPG đã bán lần lượt 1,7 và 1,2 triệu tấn phôi thép sang Trung Quốc.

Ngoài ra xuất khẩu thép của Hòa Phát đón tín hiệu vui với nhiều đơn hàng xuất khẩu tới các thị trường khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Úc.

2. Các công ty thép đã giảm mức tồn kho xuống chỉ còn 2 - 3 tháng trong quý IV/2022, so với mức 4 - 5 tháng tại thời điểm cuối quý II và điều này sẽ làm giảm rủi ro từ việc trích lập giảm giá hàng tồn kho. Bên cạnh đó, giá giao ngay của các nguyên vật liệu đầu vào cũng đang dần quay về mức trung bình. Vì vậy, lợi nhuận của các công ty thép sẽ sớm chạm đáy, mặc dù tốc độ phục hồi sẽ khá chậm do nhu cầu thép yếu.

[IMG]

3. Chính phủ đang quyết tâm đẩy mạnh đầu tư công, tạo sức cầu lớn cho sản phẩm sắt thép, phần nào bù đắp cho thị trường bất động sản trì trệ.

Theo kế hoạch năm 2023, dự kiến sẽ có 793.000 tỷ đồng dành cho giải ngân đầu tư công, tăng 34% so với kế hoạch đầu tư công năm 2022. Thị trường kỳ vọng rằng, Chính phủ sẽ có những biện pháp đẩy nhanh tiến độ cũng như hỗ trợ doanh nghiệp thép nội địa giữ vững được thị phần và có động lực phát triển trong giai đoạn ngành thép còn gặp nhiều trắc trở. HPG với vai trò là nhà cung cấp thép xây dựng hàng đầu sẽ là cái tên đầu tiên được nghĩ tới.

[IMG]

#thep #chungkhoan #dautu #taichinh