Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ: Ngành nào hưởng lợi?

, , , , , , , ,

Kể từ ngày 10/9/2023 Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức trở thành " Đối tác chiến lược toàn diện". Hoa Kỳ là quốc gia thứ 5 sau Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và Hàn Quốc (2022) trở thành Đối tác chiến lược toàn diện.

Năm 2022, thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD trở thành thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu là máy móc thiết bị phụ tùng và các mặt hàng tiêu dùng:
Trong đó,

  • máy móc, thiết bị và phụ tùng là nhóm hàng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất, với kim ngạch xuất khẩu đạt 20,1 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong năm 2022.
  • Tiếp theo là nhóm hàng dệt, may với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,3 tỷ USD, chiếm 15,8%.
  • Theo sau là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện, với kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt 15,9 tỷ USD và 11,8 tỷ USD.

Theo phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mới chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu thô, hàng hoá thiết yếu, bổ trợ cho nhu cầu thị trường Hoa Kỳ nên bị tác động không đáng kể bởi các yếu tố khó khăn của thị trường.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn gặp cạnh tranh của hàng hoá từ các quốc gia đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông thuỷ sản, dệt may, da giày, trong khi năng lực sản xuất ở một số ngành khó có khả năng tăng trưởng cao. Doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm…

Điểm qua một số ngành hưởng lợi khi Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức trở thành " Đối tác chiến lược toàn diện".
Ảnh chụp màn hình 2023-10-04 222209

Sơ qua nhìn vào xuất khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ có lẽ nhóm hưởng lợi trực tiếp và nhóm xuất khẩu hàng tiêu dùng: Thủy sản và Dệt may. Mỹ là thị trường lớn nhất của 2 ngành này và kim ngạch xuất khẩu đều đạt trên 1 tỷ USD.

Nhóm công nghệ thông tin, viên thông, chất bán dẫn, bia data, giáo dục, bán lẻ sẽ là nhóm cần xem xét đánh giá đến từng doanh nghiệp.

Nhóm vận tải là nhóm ăn theo phụ thuộc nhiều vào cung cầu những nhóm trên.

Phần sau mình sẽ bắt đầu với nhóm Dệt may, xem xét chuỗi giá trị ngành dệt may. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, luận điểm nào để đầu tư và đầu tư mã nào?

Phân tích chuẩn!

này VHC chả mấy 100

GIL là mã rất đáng quan tâm, cả về dệt may và bđs KCN.