Dòng tiền khủng từ Mỹ và TG đổ vào VN....khẳng định vị thế chuỗi cung ứng....Cổ KCN ngược dòng

Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng - Dòng cổ phiếu KCN siêu hưởng lợi sẽ ngược dòng hôm nay…Cuối phiên hôm qua Leader KBC đã phát tín hiệu…

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của nhiều trang báo quốc tế tuần qua.

Đặc biệt trước những biến động của nền kinh tế thế giới hiện nay, nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra rất cấp bách, những hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế khiến Việt Nam tiếp tục được lựa chọn là một điểm đến hấp dẫn.

Báo Thế giới thị trường tài chính - Finanzmarktwelt của Đức đã dùng từ “Bùng nổ” để nhấn mạnh về sức bật của kinh tế Việt Nam, khi nhắc tới các ngành sản xuất, ngoại thương và du lịch nội địa. Bài báo cho biết, nhiều doanh nghiệp quốc tế muốn chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam.

“Tôi cho rằng xu hướng trước dịch đang chuyển dịch hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng về Việt Nam, lại được tái khởi động trở lại. Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong Đông Nam Á trong tiến trình mở cửa trở lại hậu COVID-19”, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, nhận định.

4 Likes

Nữa hả mại?

Tránh xa các DN tăng vốn bán giấy hàng năm…tập trung DN cô đặc 3-5 năm ko tăng vốn, LN vẫn tăng trưởng, cổ tức tiền mặt…ngành thiên thời…Kim cương đó…

2 Likes

Đúng đúng, tránh xa bọn bán zái lấy tiền ra!!!

1 Likes

https://baochinhphu.vn/ty-le-lap-da…t-dong-san-cong-nghiep-102220506095900862.htm

Tỷ lệ lấp đầy cao, dự báo lạc quan về bất động sản công nghiệp
[​IMG]
Bất động sản công nghiệp đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư - Ảnh: VGP/ Toàn Thắng

Theo đánh giá của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), một số dự án khu công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư và triển khai thực hiện trong quý I/2022 trên địa bàn cả nước sẽ góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường trong tương lai.

Cụ thể như dự án nhà xưởng và nhà kho quy mô 13,4 ha tại Khu công nghiệρ Phú An Thạnh (Long An), Capita Land Development (CLD) đầu tư 1 tỷ USD để phát triển khu công nghiệp, khu hậu cần và khu đô thị đầu tiên của CLD tại Việt Nam.

Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp phía bắc và phía nam đều duy trì ở mức cao. Theo đó, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp phía bắc trong quý này duy trì ở mức 80%.

Dù tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại phía bắc cao nhưng giá thuê đất và nhà xưởng không có biến động. Giá đất công nghiệp trung bình trong quý I/2022 đạt 109 USD/m2/chu kỳ thuê, giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm 2021do giá thuê ưu đãi hơn tại một số khu công nghiệp ở vị trí kém thuận lợi và muốn đẩy nhanh tốc độ lấp đầy, nhưng vẫn giữ đà tăng nhanh với mức tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.

TIN LIÊN QUAN

Tại khu vực phía nam, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn ấn tượng hơn, đạt 85%. Giá thuê trung bình là 120 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 9% so với cùng kỳ năm trước) nhờ vào làn sóng đầu tư FDI mới đổ vào Việt Nam trong trạng thái bình thường mới sau khi dịch COVID-19 được khống chế hiệu quả và nhu cầu mở rộng sản xuất của những doanh nghiệp hiện hữu.

Với đà phục hồi chung của nền kinh tế, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam dự báo: Năm 2022, các phân khúc như bất động sản công nghiệp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là các phân khúc đang hút hoạt động đầu tư sẽ tiếp tục có tăng trưởng tốt và có dự báo phát triển tích cực hơn.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 575 khu công nghiệp được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm. Hệ thống khu công nghiệp của Việt Nam đang là điểm đến của hàng ngàn doanh nghiệp từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

3 Likes

Cơ hội cho bất động sản khu công nghiệp phục hồi mạnh mẽ

Doãn Thành 06:30 10/05/2022

Chia sẻ

[image]

Kinhtedothi - Quý I/2022, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) tăng trưởng mạnh mẽ, đưa BĐS trở lại với ngôi vị thứ 2 về các ngành nghề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau một khoảng thời gian “rớt đài” xuống vị trí thứ 3.

TIN LIÊN QUAN

“Bắt sâu, nhổ cỏ” nhưng không chặn cửa huy động vốn bất động sản

TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN21:01 09/05/2022

Bản tin tổng hợp xây dựng – bất động sản từ 2/5 – 8/5

BẤT ĐỘNG SẢN10:03 08/05/2022

Việc nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào lĩnh vực BĐS mang lại nhiều cơ hội phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhưng cũng kèm theo không ít thách thức.

Khối ngoại rầm rộ đầu tư

Quý I/2022 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của DN vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài “đổ bộ” vào các khu công nghiệp (KCN). Cụ thể, vào cuối tháng 2 Tập đoàn Framas - nhà sản xuất máy ép phun hàng đầu của Đức, đã thuê một cơ sở xây sẵn rộng 20.000m2 tại KCN Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai), hợp đồng thuê thời hạn 10 năm. Giữa tháng 3, tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) dự án thuộc KCN VSIP III, tổng vốn hơn 1 tỷ USD.

Vốn đầu tư FDI vào KCN tăng mạnh tạo lợi thế lớn cho BĐS KCN bứt phá. Ảnh: Phạm Hùng

Cuối quý I, Tập đoàn Fuchs (Đức) thuê khu đất đất rộng 20.000m2 để xây dựng nhà máy mới tại KCN Phú Mỹ 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu) hay CapitaLand Development ký biên bản ghi nhớ đầu tư 1 tỷ USD với tỉnh Bắc Giang phát triển KCN, hậu cần, đô thị.

Cùng với đó, Công ty CP Phát triển Công nghiệp BW mua lại KCN DEEP C, quy mô khoảng 74.000m2 tại KCN Bắc Tiên Phong (Quảng Ninh). Còn tại KCN WHA 1 (Nghệ An), Tập đoàn HuaLi xây nhà máy trên diện tích 7,3ha tổng mức đầu tư 38 triệu USD…

Với sự trở lại của DN nước ngoài, tỷ lệ lấp đầy các KCN phía Bắc trong quý này duy trì ở mức 80%, giá thuê đất và nhà xưởng không có biến động, bình quân đạt 109 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Tại khu vực phía Nam, tỷ lệ lấp đầy KCN ở mức 85%, giá thuê trung bình 120 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9% so với cùng kỳ.

Có thể thấy, ngay sau khi Chính phủ Việt Nam chính thức mở cửa trở lại tất cả hoạt động nền kinh tế, vốn FDI đã bứt phá mạnh mẽ. Số liệu từ Bộ Xây dựng tại báo cáo thị trường BĐS quý I/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh, góp vốn mua cổ phần… của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 8,9 tỷ USD, bằng 87,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành kinh doanh BĐS đứng thứ hai với gần 2,7 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 213% so với cùng kỳ.

“Số liệu trên cho thấy, mặc dù nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam theo hướng giảm số lượng, tăng về chất lượng, loại bỏ dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng bắt đầu phát huy tác dụng.

Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn, tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài và có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh BĐS” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho hay.

Cơ hội song hành thách thức

Từ đầu năm 2021, bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, quá trình chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, cùng với một loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết đã làm tăng nhu cầu về đất công nghiệp ở Việt Nam. Nhiều KCN mới được quy hoạch hoặc xây dựng nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu này.

Tính từ quý III/2021 đến nay, hàng chục KCN tại 13 tỉnh, thành được phê duyệt thành lập mới. Đơn cử tại Hà Nội, UBND TP đã ký quyết định phê duyệt thành lập 2 - 5 KCN giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến gồm: KCN sạch Sóc Sơn, KCN Đông Anh, KCN Bắc Thường Tín; KCN Phú Nghĩa mở rộng (huyện Chương Mỹ), KCN Phụng Hiệp (huyện Thường Tín).

Tỉnh Bắc Ninh thành lập mới KCN Quế Võ II, KCN Gia Bình; tỉnh Quảng Trị là KCN Quảng Trị, KCN Triệu Phú; tỉnh Đồng Nai có KCN Long Đức 3, KCN Bàu Cạn - Tân Hiệp, KCN Xuân Quế - Sông Nhạn…

Tuy nhiên, theo đánh giá, bên cạnh những yếu tố tích cực, mô hình KCN Việt Nam hiện nay đã lỗi thời. Để bắt kịp làn sóng đầu tư trong tương lai việc thay đổi mô hình theo quy hoạch mới là điều cần thiết.

Cùng với đó, phần lớn diện tích cho thuê dành cho sản xuất, thường hạn chế nhà đầu tư trung tâm dữ liệu và logistics; thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư còn chồng chéo, phức tạp…

“Chúng ta đang nói nhiều đến BĐS đón dòng vốn đầu tư FDI. Với bối cảnh kinh tế của Việt Nam như hiện nay, đặt ra câu hỏi chúng ta nên đón dòng vốn này như thế nào thì phải có cái nhìn toàn diện.

Thời gian tới, cần các chính sách thông suốt, hệ thống luật pháp thuận lợi, tạo điều kiện cho đầu tư và DN nước ngoài rót vốn vào thị trường Việt Nam” - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), TS Phan Hữu Thắng nhìn nhận.

Các chuyên gia đều cho rằng, bên cạnh những khó khăn về dịch Covid-19, BĐS KCN của Việt Nam còn đối diện với nhiều thách thức khác, đó là việc các quốc gia trong khu vực cũng đang nỗ lực thu hút nguồn vốn này.

Những hạn chế về kết cấu hạ tầng và vướng mắc liên quan đến pháp lý, đang gây ra tác động không tốt đối với nhà đầu tư nước ngoài. Số liệu thống kê từ Bộ KH&ĐT chỉ ra rằng, 16% DN khối FDI chuyển đơn hàng sang nước khác, khoảng 18% DN cân nhắc chuyển đơn hàng.

Vì vậy, việc phát triển BĐS KCN cần phải hợp nhất các dự án theo ngành để tạo ra mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, làm giảm sự mất cân bằng trên phạm vi cả nước.

Cùng với đó, đẩy mạnh mô hình KCN mới, ưu tiên dự án công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh, ít sử dụng đất, tránh phát triển KCN chỉ với mục tiêu khai thác tiềm năng, nguồn lực đất đai. Quan trọng hơn là phải sớm hoàn thiện cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý nhằm tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài.

“Việc mở cửa trở lại nền kinh tế là yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin cho DN, nhà đầu tư quốc tế, đồng thời hứa hẹn một năm 2022 phát triển thành công của lĩnh vực BĐS nói chung và BĐS KCN nói riêng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như khả năng phục hồi, thích ứng tuyệt đối của DN trong nước cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn, thị trường BĐS có thể trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.” - Phó Giám đốc Savills Việt Nam John Campbell

2 Likes

Tôi tin bạng!

Anh em cổ đông IDC tin bạng!

Cả cái F này tin bạng!

Dòng tiền thông minh đang tìm đến các DN cô đặc, chia tiền mặt, LN tăng trưởng bằng lần và ngành nghề đúng định hướng phát triển của Chính phủ…

1 Likes

Xanh cả họ thôi…

Cách đây 8 năm, Việt Nam từng không sản xuất nổi linh kiện đơn giản nhất của Samsung, giờ tình hình đã thay đổi ra sao?

09-05-2022 - 10:37 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

[Chia sẻ41](javascript::wink:

BÁO NÓI - 4:10

Cách đây 8 năm, Việt Nam từng không sản xuất nổi linh kiện đơn giản nhất của Samsung, giờ tình hình đã thay đổi ra sao?

Theo Cục Công nghiệp, năm 2014, Tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện doanh nghiệp Việt Nam có thể cung ứng cho sản phẩm GalaxyS4 và Tab, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã không thể đáp ứng được dù chỉ là linh kiện đơn giản nhất và phải chấp nhận thất bại ngay trên sân nhà.

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, ngành công nghiệp hỗ trợ đang được quan tâm, thúc đẩy tăng cường liên kết, nâng cao sự vững chắc trong chuỗi cung ứng cho những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến nông sản… Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng đang dần được cải thiện.

Trong đó, thị trường xuất khẩu cho các ngành công nghiệp Việt Nam chủ yếu là các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật. Các doanh nghiệp trong nước đã có thể cung cấp một số phụ tùng, linh kiện như linh kiện, phụ tùng nhựa, cao su cho các sản phẩm điện tử, ô tô xe máy, phụ tùng linh kiện nhôm và kim loại cho ô tô, xe máy và các sản phẩm máy móc thiết bị.

Nhờ khả năng cung cấp một số linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cũng từng bước nâng cao trình độ, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, độ chính xác cao, góp phần tăng giá trị gia tăng.

Nhờ đó, năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt, đồng thời nhanh chóng phục hồi khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Do đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã đần phục hồi và đóng góp vào phát triển công nghiệp nội địa.

Đã có những doanh nghiệp sản xuất linh kiện của Việt Nam có năng lực tốt ở các lĩnh vực như: Sản xuất khuôn mẫu các loại; Linh kiện xe đạp, xe máy; Linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; Dây cáp điện; Linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; Săm lốp các loại… Các sản phẩm này đã đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo, trong đó đã hình thành và phát triển được các tập đoàn kinh tế lớn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản, vật liệu, cơ khí chế tạo như: Viettel, Vingroup, Trường Hải, Thành Công, Hòa Phát…, đã tạo nền tảng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từng bước tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặc biệt, có thể thấy được thành công rõ nét của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhìn từ trường hợp Samsung.

Theo Cục Công nghiệp, năm 2014, Tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện doanh nghiệp Việt Nam có thể cung ứng cho sản phẩm GalaxyS4 và Tab, nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã không thể đáp ứng được dù chỉ là linh kiện đơn giản nhất và phải chấp nhận thất bại ngay trên sân nhà.

Nhưng chỉ một năm sau, để không bỏ lỡ cơ hội, 4 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã đạt cấp độ nhà cung ứng cấp 1 của Samsung và tiếp tục gia tăng số lượng nhà cung ứng cho Samsung trong những năm sau đó.

Thời gian ngắn sau đó, số lượng nhà cung ứng cấp 1 của Samsung tăng từ 35 doanh nghiệp năm 2018 lên 42 doanh nghiệp. Số lượng nhà cung ứng cấp 2 cũng tăng từ 157 doanh nghiệp năm 2018 lên 170 doanh nghiệp. Đã có 240 doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới cung ứng của Samsung.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á vào đầu năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp một lần nữa khẳng định chiến lược phát triển lâu dài của Samsung. Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021, hiện nay, Việt Nam đã trở thành nơi sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung, chiếm tới 60% tổng lượng điện thoại bán ra của Tập đoàn này trên toàn cầu.

Ngoài Samsung, đến năm 2020, Toyota Việt Nam có tổng cộng 33 nhà cung cấp thì đã có 5 nhà cung cấp Việt Nam (chiếm 15,15%).

Theo khảo sát của Qima với hơn 700 doanh nghiệp trên toàn cầu trong tháng 3/2021 cho thấy, Việt Nam tiếp tục được nhiều doanh nghiệp Mỹ và châu Âu lựa chọn vào chuỗi cung ứng. 25% doanh nghiệp có trụ sở tại châu Âu trong cuộc khảo sát này đã bình chọn Việt Nam là một trong 3 quốc gia cung ứng hàng đầu của họ trong quý I/2021, riêng với doanh nghiệp ở Mỹ, con số này thậm chí còn cao hơn, ở mức 43%.

ủa chưa đóng pic nữa hả mại?

1 Likes

bài viết hay!

em xin mấy dn như vậy bác

IDC nhé bạn!

1 Likes

đồng quan điểm BDS, KCN lead TT

BDS KCN sao lead được. 1 ngành ăn theo, 1 ngành ko đột biến. Tôi không tin :smiley:

chưa có sóng thì tăng là bt thôi bác , mấy con than lèo tèo còn có sóng huống chi KCN có chủ trương của triều đình