DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Trên thị trường, chúng ta thường nghe đến khái niệm Dòng tiền thông minh, đây là dòng tiền của NĐT chuyên nghiệp, những NĐT lớn, tổ chức và quỹ đầu tư lớn,… Và dòng tiền chỉ chảy vào những nơi có cơ hội, đó là Một yếu tố Vĩ mô tốt, đó là sự kiểm soát dịch tốt, đó là khi VNIndex đã rơi về vùng giá hấp dẫn, hay có thể là sự “nóng lên” của dòng tiền đầu cơ ngắn hạn… nên khi những yếu tố kể trên không còn, thì dòng tiền sẽ có dấu hiệu rút ra.
DÒNG TIỀN HIỆN TẠI
Vốn vay tăng mạnh
Báo cáo tài chính quý II của các công ty chứng khoán cho thấy, nhu cầu sử dụng margin đã gia tăng khá mạnh. Số liệu tổng hợp của FiinTrade từ báo cáo tài chính của 40 CTCK ước tính mức cho vay ký quỹ toàn thị trường ở mức 143.500 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý II, tăng 24.400 tỷ đồng (tương đương 20,5%) so với cuối quý I và tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2022.
Thông thường, thị trường càng tăng cao hơn thì nhu cầu sử dụng margin càng lớn do 2 yếu tố.
- Thứ nhất là nhu cầu tối đa hóa nguồn lực để kiếm lời theo xu hướng thị trường.
- Thứ 2 là giá trị tài sản đảm bảo tăng theo giá Cổ phiếu làm tăng năng lực đi vay của NĐT.
Một thống kê khác có thể giúp củng cố quan điểm này là thanh khoản, trong tháng 7 thanh khoản trung bình mỗi phiên đạt 18.361 tỷ đồng, tăng 8% so với tháng trước, và tăng 53,2% so với 5 tháng trước. Mức tăng thanh khoản không quá lớn, nhưng cần đặt trong bối cảnh lượng vay margin đã được sử dụng ở mức cao và phần tăng thêm lúc này phụ thuộc vào mức tăng của giá trị tài sản cầm cố (cổ phiếu).
Việc NĐT sử dụng đòn bẩy lớn là bình thường trong bối cảnh thị trường đang tăng tốt. Các CTCK đã tăng vốn mạnh mẽ trong năm 2022 giúp năng lực vốn cho vay cũng nhiều hơn. Mức margin tăng chỉ là một tín hiệu cho thấy thị trường đang có dòng tiền dồi dào và NĐT bắt đầu “say” khi duy trì vốn vay trong thời gian dài (nắm giữ CP bằng vốn vay).
Hiệu ứng dòng tiền
Số liệu tháng 6 vừa qua cho thấy, hoạt động mời chào mở tài khoản chứng khoán lại sôi động, tiêu chí KPI về mở tài khoản bắt đầu được áp dụng. Số lượng tài khoản mở mới đạt 146.060, trong đó 145.856 tài khoản của NĐT cá nhân trong nước.
Mặc dù cần thời gian thị trường mới quay lại giai đoạn 2021-2022 về mức độ quan tâm của NĐT mới, nhưng lượng tài khoản mở mới đã tăng mạnh so với đầu năm 2023.
Điều này cũng không khó đoán, vì khi lãi suất tiết kiệm quá thấp thì những cuốn sổ đáo hạn sẵn sàng chuyển vào tài khoản đầu tư, nhất là khi lợi nhuận trên thị trường đang rất tốt.
Thực tế, nếu có dòng tiền nhàn rỗi lúc này, việc gửi tiết kiệm không phải là lựa chọn của những cá nhân năng động. Lãi suất tiết kiệm 12 tháng hiện chỉ còn khoảng 6,5-6,7%. Đồng thời, một số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý II của 40 CTCK cho thấy số dư tiền gửi của NĐT trên tài khoản ở các CTCK tăng 8.200 tỷ đồng, tương ứng tăng 14% so với cuối quý I/2023.
=> Mức gia tăng thanh khoản trong những tháng gần đây đến từ cả vốn vay tăng lẫn vốn tự có tăng. Nói cách khác, TTCK thật sự nhận được một lượng vốn mới đi cùng với mức tăng năng lực mua nhờ vốn vay.
Đây là xu hướng đã được dự báo từ cuối quý I, khi Ngân hàng Nhà nước khởi động chu kỳ cắt giảm lãi suất liên tục. Dưới sức ép thúc đẩy tăng trưởng, mặt bằng lãi suất thấp chắc chắn sẽ còn kéo dài, thậm chí có thể xuống thấp hơn nữa. Nếu như giai đoạn khủng hoảng 2022 thổi bay tài sản của rất nhiều NĐT, thì những tài khoản mới mở có thể xem là nguồn vốn “tươi mới”.
TTCK trong quá khứ đã chứng minh một điều, dòng tiền một khi đã chảy vào thì rất khó chảy ra, trừ phi thị trường bước vào giai đoạn suy thoái. Trong khi đó, hiện tại thị trường vừa mới chạm đáy (tháng 11/2022) nên khả năng cao dòng vốn mới sẽ tiếp tục nằm lại. Sóng tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam còn ở phía trước. Do đó, đây là lúc Qúy nhà đầu tư cần có kế hoạch và tâm lý sẵn sàng tham gia đầu tư.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487