Dòng tiền ngoại sao lại rút đi liên tục vậy ? Rút đi thì nó đi đâu trong khi VN mình đang thu hút FDI nhiều, GDP mình tăng trưởng ổn định vậy cơ mà?
Xu thế này thì chẳng riêng gì Việt Nam mà đa phần các thị trường mới nổi và cận biên như khu vực Đông Nam Á, TQ, HQ… đều phải thích ứng với xu hướng này. Chỉ có 3 lí do chính:
1. Nền lãi suất Mỹ hiện vẫn đang duy trì ở mức cao 4,25%-4,5% sau đợt cắt giảm lãi suất ngày 18/12. Chủ tịch FED phát biểu diều hâu rằng FED có thể chỉ cắt giảm lãi suất 2 lần vào năm 2025 mà chẳng có số liệu cụ thể. Nếu dựa trên các yếu tố hiện tại thì sức khoẻ kinh tế Mỹ vẫn được đánh giá là tăng trưởng tốt sau đại dịch, trợ cấp thất nghiệp giảm còn 220k MoM, PMI dịch vụ (58.5) tăng vượt dự báo (55.7)… càng củng cố cho quyết định chậm lại trong đà cắt giảm lãi suất của FED trong năm 2025. Tỷ giá áp lực lên liên thị trường đặc biệt là thị trường cận biên và mới nổi, ví dụ: VND mất giá 4.5% là mức mất giá thấp nhất khu vực ĐNÁ
*2. QT (Quantitative tightening) THẮT CHẶT ĐỊNH LƯỢNG đây là lí do chính tại sao Mỹ đang trong chu kỳ giảm lãi suất nhưng dòng vốn liên tục bị rút ra khỏi các thị trường cận biên và mới nổi. Chúng ta hiểu đơn giản cắt giảm lãi suất là định tính, giống như nguồn nước được mở rộng ống thông nhưng chưa hề bơm nước. QT thì giống một chiếc máy hút nước về nguồn thực chất được đong đếm bằng số lít (Số lượng tài sản được bán => giảm tài sản trên bảng cân đối) để giảm lượng nước lưu hành trong ống tránh làm ngập úng (Lạm phát) cũng như chuẩn bị cho một đợt hạn hán. *
3. Bất ổn chính trị leo thang khiến dòng vốn buộc phải tìm đến những loại tài sản có tính ổn định và an toàn. US bond 10y được ủng hộ bởi 2 điều trên lợi suất quanh 4%-4.5% đủ sức hấp dẫn với các Quỹ đầu tư toàn cầu với mức độ rủi ro gần như bằng 0. So sánh lợi suất và rủi ro cho giai đoạn này, cổ phiếu hay trái phiếu, bất động sản tại các Quốc gia mới nổi trung bình chỉ nhỉnh hơn vài phần trăm so với US bond 10y => phần bù rủi ro kém hấp dẫn so với việc mất giá của các đồng tiền. Hiểu đơn giản là đầu tư tài sản vào mấy ông chịu áp lực tỷ giá giai đoạn này giống như gửi tiết kiệm 5% mà lạm phát 4% thì sau 1 năm lãi tiết kiệm chỉ đủ mua thêm phở chan nước lèo chẳng có nổi miếng thịt
Tác động lên môi trường đầu tư tại Việt Nam: Lãi suất cao của Mỹ sẽ tác động lên quyết định nền lãi suất của SBV. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện chỉ 2.8 tháng xuất khẩu thấp hơn tiêu chuẩn của IMF là 3 tháng, nếu áp lực tỷ giá tiếp tục gia tăng SBV không thể tiếp tục bán đô và giữ nền lãi suất thấp => lãi suất tăng => áp lực lên DN và người dân.
Vậy thì 2025 thị trường tiếp tục đi ngang ? Đúng, nếu Việt Nam không đạt GDP trên 7% như mục tiêu đã đề ra thì chúng ta lại tiếp tục là cô gái không chịu lớn, các anh trai nhiều tiền ngoài kia đâu dám chọn về làm vợ
Bạn nghĩ sao về xu thế này cùng để lại comment để thảo luận nhé !