DPM đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới – Bạn đã sẵn sàng nắm bắt chưa?!

I. Tổng quan doanh nghiệp

1. Giới thiệu doanh nghiệp:

DPM là doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất phân bón. Hiện nay sản phẩm chủ lực của DPM là phân đạm (urê) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/Formaldehyde, CO2, hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí. Sản lượng Đạm Phú Mỹ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân đạm trong nước.

  1. Mô hình kinh doanh DPM:

Đạm Phú Mỹ là một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón hàng đầu Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mô hình kinh doanh của DPM tập trung vào các hoạt động sau:

  • Sản xuất phân bón: DPM sở hữu nhà máy sản xuất phân đạm quy mô lớn, sản xuất các loại phân bón như urê, NPK,… đáp ứng nhu cầu của nông dân cả nước.
  • Kinh doanh phân bón: Sản phẩm phân bón được phân phối rộng khắp qua hệ thống đại lý, cửa hàng, đảm bảo phân bón đến được tay người nông dân.
  • Đầu tư phát triển: DPM không ngừng đầu tư để nâng cấp công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm.
  • Hóa chất: Bên cạnh phân bón, DPM còn sản xuất các loại hóa chất phục vụ cho nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác.

II. Điểm nhấn đầu tư:

1. Kết quả kinh doanh khả quan:

Trong năm 2024, DPM ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 13.500 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng đạt 574 tỷ đồng, tăng 1%, nhờ vào sản lượng tiêu thụ gia tăng và biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 12,2% lên 14,1%. Với kết quả này, DPM đã vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế gần 13%, phản ánh sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

Bảng cân đối kế toán cũng thể hiện tình hình tài chính vững chắc của DPM. Cuối năm 2024, ông lớn phân bón nắm giữ 13,200 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó có gần 10,500 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Trong khi đó, nợ ngắn hạn chỉ gần 5,100 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính ngắn hạn hơn 3,400 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty có dòng tiền dồi dào, giúp đảm bảo khả năng thanh toán, giảm rủi ro tài chính và có thể tận dụng để đầu tư mở rộng hoặc chi trả cổ tức cao.

2. Kỳ vọng cú huých từ thuế VAT và giá phân bón:

Bước sang năm 2025, triển vọng kinh doanh của Đạm Phú Mỹ được đánh giá tích cực đến từ nhiều yếu tố thuận lợi. Trước hết là sự tăng mạnh của giá urê - sản phẩm chủ lực của công ty. Từ đầu năm đến nay, giá phân urê trên thị trường quốc tế đã tăng 19.26%, tương đương mức tăng 65 USD/tấn lên 402.5 USD/tấn. Xu hướng tăng giá này, nếu được duy trì, sẽ hỗ trợ đáng kể cho biên lợi nhuận của doanh nghiệp trong các quý tới.

Một yếu tố quan trọng khác là việc áp dụng thuế VAT 5% cho mặt hàng phân bón từ tháng 7/2025 cũng được cho là yếu tố tích cực với DPM. Việc được khấu trừ thuế đầu vào sẽ giúp Đạm Phú Mỹ không chỉ cải thiện biên lợi nhuận mà còn có dư địa để điều chỉnh giảm giá bán, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

III. Kết luận:

DPM là một lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn nhờ nền tảng tài chính mạnh mẽ, tiềm năng tăng trưởng rõ ràng và chính sách cổ tức tiền mặt ổn định.

Vùng giá hợp lý để mua gom: quanh 36.000 đồng/cổ phiếu, kỳ vọng tăng trưởng lên 42.000 - 45.000 đồng/cổ phiếu trong năm 2025 khi các yếu tố hỗ trợ được phản ánh vào giá.chữ in đậm