DPM xứng đáng leader ngành phân bón, định giá 25


Cập nhật KQKD Q4/2020: Doanh thu thuần và LNST của DPM trong Q4/2020
lần lượt đạt 1.930 tỷ đồng (-15,5% YoY; -1,3% QoQ) và 103 tỷ đồng (-55,8%
YoY; -43,2% QoQ). Doanh thu và LNST đều giảm so với cùng kỳ do
(i) Sản lượng bán hàng Urea giảm xuống 171.000 tấn (-28% YoY)
(ii) Giá khí đầu vào tăng khoảng 10% YoY khiến biên lợi nhuận bị ảnh hưởng, nguyên nhân chính
là do phí vận chuyển tăng so với cùng kỳ dù giá dầu không thay đổi nhiều so với cùng kỳ
(iii) Giá bán phân bón Urea và Kali ước giảm lần lượt 2,5% và 11,7% so với cùng kỳ
(iii) Cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng.
Tổng số tiền bảo hiểm DPM được nhận do gián đoạn sản xuất và bồi thường
cho thiết bị ước tính khoảng 200 tỷ đồng. Sau khi ghi nhận 87,8 tỷ đồng, dự
kiến DPM sẽ tiếp tục ghi nhận khoản thu nhập khác khoảng 112,2 tỷ đồng trong
năm 2021.
Dự báo KQKD 2021: DTT và LNST ước đạt 8.110 tỷ đồng (+4,5% YoY) và 666 tỷ đồng (-3,8% YoY). Doanh thu dự báo tăng trưởng so với 2020 nhờ
(i) Sản lượng tiêu thụ phân bón Urea, NPK và NH3 ước tính tiếp tục tăng nhờ nhu cầu phân bón hồi phục
(ii) Giá bán phân bón cũng hồi phục do nhu cầu tăng cao.
Tuy nhiên lợi nhuận lại suy giảm do giá dầu tăng cao. Theo giả định của chúng
tôi, giá dầu FO trung bình tăng lên mức 320 USD/mmBTU (+32% YoY) khiến
giá bán Urea và NPK hồi phục nhưng vẫn không đủ bù đắp chi phí tăng do giá
dầu.
Đề xuất thuế VAT 5% áp dụng lên các mặt hàng phân bón sẽ được trình trong
kỳ họp quốc hội vào tháng 03/2021. Nếu luật thuế VAT mới được thông qua sẽ
giúp DPM hoàn thuế VAT các chi phí nguyên vật liệu đầu vào, theo ước tính
thuế VAT sẽ giúp DPM tiết kiệm khoảng 270-300 tỷ đồng mỗi năm.

1 Likes

Póc tem pak đầu năm … like cho DPM chưa tăng nhiều

1 Likes

hưởng lợi xu thế ngành

1 Likes

Like cho DPM

Vượt 19 rồi , hướng đến vùng 22.x pak nhé :rofl: