Triển vọng 2022: Đón sóng đầu tư công
Xuất khẩu, Tiêu dùng và Đầu tư Công được xem là “Cỗ xe tam mã” của Chính phủ trong
hoạt động phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh Tiêu dùng chưa hồi phục
hoàn toàn do tác động nặng nề của đại dịch thì Xuất khẩu và Đầu tư công là 2 mũi nhọn
còn lại mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Vì thế trong thời gian 3-5 năm tới, Đầu tư công
là lĩnh vực được dành sự quan tâm đặc biệt và được Chính phủ tập trung nguồn lực cho
các dự án hạ tầng nhằm kích thích tăng trưởng và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Có thể kể đến
một số công trình hạ tầng tiêu biểu trong giai đoạn hiện hành:
-
11 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017-2020 với tổng giá trị đầu tư là 118,716
tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến là 654 km. -
Sân bay Long Thành: tổng mức đầu tư 336,063 tỷ đồng (16 tỷ USD), giai đoạn 1
là 109,111 tỷ đồng (2020-2025). -
Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: tổng mức đầu tư 24,275 tỷ đồng,
dự kiến khởi công 2022. -
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài: tổng mức đầu tư 15,900 tỷ đồng, dự kiến khởi công
-
Sân bay Phan Thiết: tổng mức đầu tư 3,800 tỷ đồng, dự kiến khởi công 2022
Trong năm 2021, kế hoạch vốn đầu tư công được giao của Bộ GTVT là 43,401 tỷ đồng và
dự kiến đến hết tháng 01/2022 sẽ giải ngân đạt 96%.
Cho năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của Bộ GTVT dự kiến là 50,000 tỷ đồng. Theo phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT sẽ triển khai khởi công mới 67 dự án gồm: 6 dự án quan trọng quốc gia, 10 dự án nhóm A, 51 dự án nhóm B, C. Trong đó, 6 dự án quan trọng quốc gia là:
- Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025
- Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
- Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
- Vành đai 4 Hà Nội
- Vành đai 3 TP.HCM
- Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Đáng chú ý đối với riêng dự án trọng điểm quốc gia: Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-
2025, theo Tờ trình 519/TTr-CP ngày 15/11/2021 thì 12 dự án sau được Chính phủ trình
Quốc hội đầu tư toàn bộ theo vốn Ngân sách Nhà nước, cụ thể gồm các đoạn: Bãi Vọt -
Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau. Tổng chiều dài của 12 tuyến là 729 km, đầu tư theo quy mô phân kỳ 4 làn xe, với tổng giá trị 146,990 tỷ đồng. Chỉ trong thời gian hơn 2 tháng, phương án đầu tư cho 12 dự án này được thay đổi đến 3 lần. Cụ thể:
Tờ trình số 334/TTr-CP ngày 22/09/2021: 9 dự án theo hình thức PPP, 3 dự án
theo hình thức đầu tư công.
Tờ trình số 11792/TTr-BGTVT ngày 06/11/2021: 4 dự án theo hình thức PPP, 8 dự
án theo hình thức đầu tư công.
Tờ trình số 519/TTr-CP ngày 15/11/2021: 12 dự án theo hình thức đầu tư công.
Đánh giá: Chúng tôi cho rằng việc trình Quốc hội về chuyển phương thức đầu tư
của toàn bộ 12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025 thể hiện Chính phủ đang
khẩn trương và quyết liệt sử dụng đầu tư công là một trong những công cụ kích
cầu đầu tư, tạo hiệu ứng lan tỏa cho nhiều nhóm ngành nghề, qua đó hỗ trợ phục
hồi kinh tế. Vì thế những doanh nghiệp Xây dựng, Xây lắp, Hạ tầng đang niêm yết
được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong làn sóng đầu tư công của Chính phủ.