DRH siêu cổ phiếu case 2021

KSB và VLB chỉ là công cụ cho DRH lên trùm sòng mà thôi

KSB VLB cỗ máy in tiền cho DRH lấy đi thâu tóm bành trướng và phat triển DN lên tầm cao vút

3 năm làm lãi lớn nhất ko chia tiền mà mang tiền đi thâu tóm, Nhóm mua lại KSB quả là có tầm nhìn. Rất đáng khen ngợi

1 Likes

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Dòng tiền tiếp tục hướng tới nhóm bất động sản, xây dựng

Tác giả Hoàng Anh

6 giờ trước

(ĐTCK) Dòng tiền sẽ tiếp tục dịch chuyển vào các nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, xây lắp nhờ hưởng lợi từ việc đầu tư công nhưng không phải tất cả mà sẽ có sự phân hóa.

Với phiên cuối tuần đảo ngược xu hướng và lấy lại được sắc xanh khi kết thúc phiên , chỉ số VN-Index đã duy trì tuần thứ 3 tăng điểm liên tiếp, kết thúc tuần điểm số vượt qua mốc 1.350 điểm. Đà hồi phục tích cực này liệu còn tiếp diễn trong tuần tới, khi mà điểm số hiện vẫn nằm trên đường trung bình giá 5 tuần qua , theo các ông/bà?

Ông Lâm Gia Khang, Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Thị trường đã hấp thụ khá tốt lực bán tại mức 1.350 điểm, giúp xu hướng tăng điểm trong trung hạn được củng cố. Tôi cho rằng đà tăng vẫn sẽ tiếp tục được duy trì, chỉ số có thể áp sát mức 1.375 điểm trong tuần tới.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

Quan điểm kỹ thuật: Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn và trung hạn vẫn duy trì ở mức tích cực tại tất cả các chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, các chỉ số đại diện nhóm vốn hóa vừa và nhỏ như VNMidcap, VNSmallcap và HNX-Index vẫn giữ được xung lực tăng tốt hơn khi vẫn đóng cửa trên đường MA5.

Dự báo trong những phiên giao dịch tới, thị trường sẽ có khả năng tăng điểm để VN-Index kiểm định lại kháng cự (yếu) của đường MA5 tại 1.358 điểm và cao hơn là kháng cự tại 1.370 - 1.375 điểm. Sự rung lắc, giằng co có thể sẽ diễn ra ở vùng giá cao, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Nếu VN-Index có thể đóng cửa trên mốc 1.358 điểm, chỉ số này sẽ tiếp tục kiểm định và nhiều khả năng sẽ vượt qua mốc 1.375 điểm để mở rộng xu hướng tăng lên vùng kháng cự đỉnh cũ quanh 1.400 điểm. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ nhiều khả năng sẽ tiếp tục tận dụng nhịp tăng này để tăng giá.

Ở chiều ngược lại, các hỗ trợ MA10 tại 1.348 điểm hay MA50 tại 1.341 điểm vẫn sẽ là điểm cần theo dõi cho kịch bản đảo chiều.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam


Ông Nguyễn Thế Minh

Tôi cho rằng thị trường có thể duy trì đà tăng trong tuần giao dịch tới và chỉ số VN-Index dự kiến có thể sẽ vượt hoàn toàn được ngưỡng kháng cự 1.374 điểm.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)

Thị trường trong tuần qua đã có cú vượt đỉnh kỳ vọng khi vượt qua ngưỡng kháng cự 1340-1350 khá xa. Vùng này lại trở thành vùng hỗ trợ ở phiên cuối tuần sau khi chỉ số Vnindex lùi lại hơn 20 điểm chạm mốc này.

Dù có mức hồi khá ấn tượng vào cuối phiên nhưng chưa thể chắn chắn thị trường có thể tiếp tục nối dài mạch tăng vào tuần sau. Tại vùng hiện tại chỉ số Vnindex trở nên nhạy cảm và gặp nhiều áp lực điều chỉnh hơn so với trước đây.

Thị trường vẫn kỳ vọng chạm lại đỉnh cũ 1.470, nhưng thị trường sẽ có nhiều phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Tôi cho rằng, ở vùng giá này nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn cổ phiếu vì sẽ không còn cảnh chọn mã nào cũng có khả năng sinh lợi như đợt trước.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Tuần qua xuất hiện những nhịp điều chỉnh nhỏ của chỉ số sau khi gặp vùng kháng cự 1.370 điểm. Tuy nhiên, dưới góc độ kỹ thuật, việc chỉ số kiểm định vùng hỗ trợ trung hạn MA50 thành công, cùng với thanh khoản giao dịch khá cao, cho thấy đà tăng ngắn hạn vẫn đang được duy trì.

Xét về mặt vĩ mô, dịch bệnh đang có dấu hiệu được khống chế tốt tại nhiều tỉnh thành trọng điểm, cùng với các chính sách tiền tệ/tài khoá để hỗ trợ nền kinh tế sẽ là chất xúc tác quan trọng cho thị trường giai đoạn tới.

Vùng kháng cự 1.370-1.400 điểm vẫn sẽ là thử thách khi tại vùng này lượng cung cổ phiếu khá nhiều từ những nhà đầu tư “leo đỉnh” giai đoạn trước. Do vậy, khả năng thị trường sẽ chứng kiến những phiên giảm điểm xen kẽ và dần đi lên mức 1.400 điểm trong nửa cuối tháng 8.

bật tăng trở lại của thị trường ở phiên thứ 6 phần nào cho thấy lực mua vẫn còn rất lớn, sẵn sàng tham gia khi có cơ hội. Ngược lại, áp lực bán cũng luôn thường trực và sẵn sàng bán ra một cách quyết liệt khi thị trường có dấu hiệu suy yếu. Ông/bà đánh giá như thế nào về chuyển động của dòng tiền ở giai đoạn hiện tại?

Ông Lâm Gia Khang, Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Thanh khoản thị trường đã tăng mạnh trở lại kể từ đầu tháng 8 cho thấy kênh chứng khoán vẫn rất hấp dẫn giới đầu tư trong bối cảnh hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Tuy vậy, dòng tiền vẫn có sự thận trọng nhất định và chỉ tích cực giải ngân khi có mức chiết khấu đủ hấp dẫn.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

Như đã phân tích ở trên , thị trường gần đây đang ở mức giằng co và nhà đầu tư luôn lo sợ về diễn biến thị trường đi ngang hoặc giảm điểm, đặc biệt rút kinh nghiệm từ những đợt rớt mạnh trước đột ngột nên nhà đầu tư có tâm lý phòng thủ, khi có nhịp rung lắc là nhà đầu tư sẽ bán ra để chốt lời. Tuy nhiên, chính vì việc mua bán diễn ra liên tục như vậy, do vậy cung cầu thị trường khá đồng đều.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam

Tôi cho rằng dòng tiền đã nhập cuộc trở lại 2 tuần giao dịch gần đây, nhưng tình trạng phân hóa vẫn còn đang diễn ra khi dòng tiền vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, áp lực bán cũng có phần gia tăng khi nhiều cổ phiếu đã có đà tăng mạnh, nhưng tôi cho rằng đây chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn sau chuỗi tăng.

Dự báo dòng tiền sẽ tiếp tục gia tăng trong tuần giao dịch tới, đặc biệt dòng tiền sẽ khuynh hướng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như nhóm bất động sản, chứng khoán, bán lẻ và sản xuất thực phẩm.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)

Dòng tiền đã tham gia thị trường mạnh mẽ trở lại và tốc độ xoay vòng dòng tiền cũng đã hồi phục đáng kể. Khi margin thị trường gia tăng sẽ giúp thị trường hưng phấn nhưng cũng trở nên nhạy cảm hơn với thông tin bên ngoài.

Chỉ cần một vài tin xấu cũng có thể khiến nhà đầu tư xoay đổi trạng thái ngay lập tức. Đó là lý do tại sao thị trường có những cú đảo chiều bất ngờ làm nhà đầu tư trở tay không kịp.

Thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh sau khi kết quả quý II công bố và nhà đầu tư sẽ hướng sự tập trung nhiều hơn vào những nhóm cổ phiếu dự báo tăng trưởng mạnh cuối năm.

Tiền sẽ khó rời khỏi thị trường vì hiện tại kênh chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất so với nhiều kênh đầu tư tài chính khác. Dòng tiền sẽ còn gia tăng dần từ nay đến cuối năm khi nhiều lớp nhà đầu tư mới tham gia thị trường hơn.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Quan sát diễn biến thị trường có thể thấy dòng tiền giai đoạn tới khả năng vẫn tương đối tích cực, số tài khoản mở mới có thể hồi phục lại trong tháng 8 sau khi chững lại trong tháng trước. Đây là giai đoạn dòng tiền đã “thích nghi” với tình hình dịch bệnh và đang phân hoá khá rõ nét khi tập trung vào những nhóm cổ phiếu có tăng trưởng kết quả kinh doanh tốt, ít ảnh hưởng bởi đại dịch hoặc những cổ phiếu có câu chuyện riêng.

Cũng cần lưu ý là dòng tiền khối ngoại đã quay trở lại bán ròng trong tuần vừa rồi, tập trung vào những mã trụ. Mặc dù tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại trên toàn thị trường đã giảm mạnh trong 1 năm qua do sự tham gia của nhà đầu tư nội, tuy nhiên tại những cổ phiếu khối này mua/bán thì vẫn có tác động khá rõ.

Mới đây, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đã có những đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 , trong đó có những khuyến nghị hỗ trợ phát triển thị trường. Đáng lưu ý, VFCA có đề xuất nâng biên độ dao động sàn HOSE từ 7% lên thành 10% ngay trong năm nay để đáp ứng sự phát triển mới của thị trường chứng khoán. Ông/bà đánh giá như thế nào về đề xuất này, nhìn ở cả khía cạnh tích cực lẫn rủi ro?

Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Đề xuất này giúp TTCK Việt Nam từng bước tuân theo các chuẩn mực quốc tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện nâng hạng thị trường. Tuy vậy, biên độ cao hơn khiến rủi ro gia tăng cho các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam

Tôi cho rằng thanh khoản trung bình của thị trường đã tăng mạnh kể từ cuối 2020 cho đến nay, điều này cho thấy cần thiết phải tăng biên độ dao động của HOSE.

Ở các thị trường mới nổi và phát triển, biên độ dao động tại các thị trường này là rất cao, thậm chí là không có biên độ, điều này sẽ giúp gia tăng thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, việc tăng biên độ cũng sẽ làm gia tăng độ rủi ro biến động của thị trường, như vậy các nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức cũng sẽ cần kiểm soát rủi ro danh mục của mình bằng các công cụ phái sinh khi thực hiện các chiến lược giao dịch hàng ngày.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)

Sàn HOSE từng có thời gian giao dịch với biên độ 10% và thật sự về mặt hoạt động không khác biệt quá lớn so với biên độ 7% hiện tại. Với biên độ giao dịch được mở rộng sẽ giúp thị trường giao dịch cởi mở và thu hút dòng tiền vào mỗi phiên nhiều hơn. Biên độ dao động lớn cũng giúp nhà đầu tư xoay vòng dòng vốn nhanh hơn và dĩ nhiên độ hưng phấn cũng sẽ đi cùng rủi ro cao hơn trước.

Thị trường sẽ có nhiều phiên tăng tốc nhanh hơn và dĩ nhiên khi đảo chiều mức độ rơi cũng sẽ nhanh hơn. Nhà đầu tư khi tham gia thị trường khi lạc quan tăng cao sẽ dễ bị cuốn theo và gia tăng margin. Đến khi thị trường rơi thì khả năng mất mát sẽ nhiều hơn.

Điều này rõ ràng là đáng lưu ý với những nhà đầu tư F0 mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, với một thị trường chứng khoán tăng trưởng và tự do thì biên độ nên rộng mở hơn và đó cũng là cách để giúp nhà đầu tư cẩn trọng hơn trong mỗi quyết định đầu tư của mình.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Theo tôi, giải pháp này có những mặt tích cực và hạn chế. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trong đà tăng trưởng tốt thì việc nới biên độ sẽ giúp kích thích quy mô và thanh khoản cho thị trường, tăng tính hấp dẫn của thị trường.

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Dòng tiền tiếp tục hướng tới nhóm bất động sản, xây dựng ảnh 2
Ông Nguyễn Anh Khoa

Về dài hạn, việc có lộ trình cụ thể để nâng dần biên độ, tiến tới giao dịch không biên độ là phù hợp xu hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán quốc tế. Mặc dù vậy, thị trường Việt Nam vẫn là thị trường cận biên, việc giới hạn biên độ dao động nhằm bảo vệ nhà đầu tư cá nhân mới yếu về kiến thức trước tình trạng làm giá chứng khoán.

Ngoài ra, thị trường đang trong giai đoạn nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc nới biên độ có thể tạo ra những cú sốc giảm điểm mạnh cho thị trường khi có những sự kiện xấu ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.

Do vậy, theo quan điểm của tôi việc nới biên độ là hợp lý, tuy nhiên cần xem xét thời điểm thích hợp gắn với quá trình phát triển từng thời kỳ của thị trường chứng khoán.

Tuần qua thị trường đã chứng kiến nhiều nhóm cổ phiếu chuyển biến tích cực, đáng chú ý ở nhóm bất động sản, xây lắp, xây dựng… Trong đó, giới đầu tư kỳ vọng nhiều doanh nghiệp xây dựng sẽ được hưởng lợi từ chính sách đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Dường như cổ phiếu luôn “chạy” nhanh hơn thực tiễn, trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Ông/bà đánh giá như thế nào về nhóm cổ phiếu đang được cho là được hưởng lợi từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công trong giai đoạn hiện nay?

Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Cùng với kỳ vọng đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công, việc giá thép và các nguyên vật liệu xây dựng trong nước có dấu hiệu hạ nhiệt từ đầu tháng 7 giúp triển vọng của các doanh nghiệp xây dựng trở nên sáng hơn.

Tuy vậy, mức độ hồi phục của các doanh nghiệp trong ngành là khác nhau, với ưu thế đang nghiêng về các công ty nằm trong hệ sinh thái của tập đoàn như HTN, SCG. Đây cũng là 2 công ty vẫn duy trì biên lợi nhuận cao nhất trong Báo cáo tài chính quý II vừa công bố.

Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Dòng tiền tiếp tục hướng tới nhóm bất động sản, xây dựng ảnh 3
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh

Đặc điểm của thị trường chứng khoán là giá luôn hàm chứa kỳ vọng trong tương lai và giá chạy trước diễn biến thực tế, do vậy việc nhà đầu tư đón đầu mua cổ phiếu ngành bất động sản, xây lắp, xây dựng, vật liệu xây dựng… những ngành hưởng lợi từ đầu tư công thì không có gì lạ.

Tuy nhiên nhà đầu tư cần phân biệt trong bất động sản, phân khúc nào hưởng lợi, tương tự công ty xây dựng thì xây lắp, làm đường, xây dựng hạ tầng được hưởng lợi, chứ xây dựng dân dụng thì không…

Do vậy, cần phân biệt các công ty nền tảng tốt, chứ không phải tất cả công ty ngành bất động sản, xây lắp, xây dựng, vật liệu xây dựng nào cũng đều được hưởng lợi từ đầu tư công.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam

Tôi cho rằng TTCK thường sẽ phản ánh sớm hơn tương lai sẽ diễn ra. Dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực lên tăng trưởng của nền kinh tế trong quý III/2021, như vậy Chính phủ sẽ đẩy mạnh triển khai đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2021, điều này sẽ tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu lĩnh vực hạ tầng và vật liệu xây dựng cơ bản.

Theo quan sát kết quả kinh doanh quý II/2021, tình hình cơ bản có phần cải thiện và phân hóa, nhóm xây dựng nhà ở vẫn còn chịu tác động tiêu cực từ việc giá nguyên liệu tăng mạnh, trong khi đó nhóm lĩnh vực hạ tầng và vật liệu xây dựng cơ bản có mức tăng trưởng tích cực hơn. Do đó, tôi cho rằng dòng tiền sẽ tiếp tục dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu này trong giai đoạn tới.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS)

Thị trường chứng khoán hay kỳ vọng tương lai và đôi khi sự kỳ vọng vượt quá xa và kết hợp thêm yếu tố đầu cơ sẽ càng làm cổ phiếu vượt mức định giá khá xa so với thực tế. Điều này còn phụ thuộc vào sự kỳ vọng của nhà đầu tư kết hợp với diễn biến thị trường. Khi thị trường hưng phấn và tăng trưởng thì mức định giá kỳ vọng sẽ cao hơn so với khi thị trường suy giảm.

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Dòng tiền tiếp tục hướng tới nhóm bất động sản, xây dựng ảnh 4
Ông Nguyễn Hồng Khanh

Nhiều nhóm ngành xây dựng, bất động sản trở nên nóng lên trong vài phiên vừa qua cũng là bình thường khi đây là những nhóm ngành chưa tăng trưởng nhiều trong năm. Trong nhóm ngành lớn cũng chỉ có vài cổ phiếu hưởng lợi chính sách thật sự vì vậy việc lựa chọn cũng cẩn trọng để tránh rơi vào bẫy đầu tư theo ngành nhưng chọn sai cổ phiếu.

Tôi cho rằng, chỉ những cổ phiếu có sự hưởng lợi trực tiếp từ yếu tố thị trường và chính sách và bản thân doanh nghiệp cũng hoạt động hiệu quả mới thu hút dòng tiền lâu dài và bền vững. Còn rất nhiều nhóm cổ phiếu ăn theo sẽ chỉ tạo sóng vài phiên và rủi ro sẽ rất cao sau đó.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Câu chuyện đầu tư công không phải mới được nhắc gần đây mà đã được nhắc từ cách đây hơn một năm. Hiện việc giải ngân đầu tư công từ đầu năm mặc dù có sự tăng trưởng so với năm 2020, tuy nhiên tiến độ vẫn chậm và chưa đạt kỳ vọng của thị trường.

Tôi vẫn rất kỳ vọng vào những nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ giải ngân đầu tư công cuối năm nay và năm sau, mặc dù thực tế đã có nhiều cổ phiếu tăng giá rất mạnh trong 1 năm qua nhưng lợi nhuận không cải thiện; điều có thể gây ra rủi ro giảm điểm nếu không có chất xúc tác kết quả kinh doanh giai đoạn tới.

Trong giải ngân đầu tư công sẽ có nhiều khâu, nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn chúng ta có thể xác định nhóm ngành hưởng lợi trước tiên (upstream) và hưởng lợi phía sau (downstream) hoặc hưởng lợi gián tiếp.

Cơ hội về chủ đề này cũng sẽ phân hoá và việc lựa chọn đúng cổ phiếu là rất quan trọng. Sẽ có những doanh nghiệp lợi nhuận có thể tăng trưởng đột biến, tuy nhiên cũng sẽ có những doanh nghiệp thực tế không hưởng lợi. Công tác định giá và dự phóng lợi nhuận theo tôi cần được chú trọng khi đầu tư các cổ phiếu theo chủ đề này giai đoạn hiện nay.

Ở góc độ đầu tư, ông sẽ chọn chiến lược nào ở giai đoạn hiện tại?

Ông Lâm Gia Khang – Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Tôi vẫn duy trì chiến lược mua và nắm giữ các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh sau đại dịch, nhất là khi các hoạt động tiêm chủng đang được đẩy mạnh trong nửa cuối năm. Hoạt động lướt sóng vẫn có thể được tiến hành nhưng nên duy trì ở mức thấp trong NAV.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân, CTCK Yuanta Việt Nam

Tôi vẫn ưu tiên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, nhưng tỷ trọng giải ngân mới sẽ giảm dần khi nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian qua. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng có thể xem xét chốt lời 1 phần tỷ trọng cổ phiếu với các cổ phiếu đã có đà tăng hơn 15 - 20% so với thời điểm cuối tháng 7/2021.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Tôi dự đoán thị trường vẫn sẽ tiến lên vùng 1.400 giai đoạn trong nửa cuối tháng 8 mặc dù sẽ gian nan. Hiện số liệu kinh doanh bán niên không còn là ẩn số và thông tin cấp độ doanh nghiệp có thể sẽ ít hơn giai đoạn trước.

Những thông tin kỳ vọng giai đoạn tới có thể từ việc triển khai dự án đầu tư công, chính sách tiền tệ, miễn/giảm thuế, phí,… bên cạnh việc theo dõi dòng tiền khối ngoại. Nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng với các mã tăng nóng và đã có số liệu kết quả kinh doanh bán niên được công bố, tập trung giải ngân vào những nhóm cổ phiếu có kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận, ít ảnh hưởng bởi Covid như nhóm chứng khoán, công nghệ thông tin, vật liệu và xây dựng, bất động sản.

Bên cạnh đó, các nhóm ngành liên quan tới xuất khẩu như thuỷ sản, dệt may, gỗ cũng có thể thu hút dòng tiền nhờ nhu cầu hồi phục của thị trường quốc tế.

Nếu vậy thì bán hết KSB đi chuyển mua DRH rồi ngồi chờ

1 Likes

chuẩn cơm mẹ nấu

1 Likes

chơi cổ phiếu là phải chơi công ty Mẹ như MSN, VIC, VCS, nó là chim đầu đàn bọn công ty con làm bao nhiêu đem tiền cho Mẹ kinh doanh thâu tóm DN khác

VLB gom cả công ty

KSB VLB là công cụ là máy in tiền của DRH để nó bành trứng đi thâu tóm thành công ty tỷ USD giống NVL

Top 3 cổ phiếu cần phải có trong đời của nhà đầu tư theo cá nhân nghĩ đó là 3 siêu cổ FA cực tốt, hưởng lợi đầu tư công và có kim bài miễn tử kể cả khủng hoảng dịch bệnh thiên tai, thứ tự xếp từ cao xuống thấp. Hiện 3 cổ này đang chu kỳ đè gom, dự kiến tài khoản x khoảng 40 lần trong vòng 2 năm
1- DRH : siêu cổ sở hữu quỹ đất cả tỷ USD, và các mỏ đá tỷ đô qua sở hữu trực tiếp gián tiếp các công ty KSB, VLB và hàng ngàn ha khu CN
2- IJC một con hàng FA cực chất, giá target vượt PDR (tôi từng mua 10 PDR giá 18.5 bây giờ giá 90)
3- KSB: Độc cô cầu bại khi thâu tóm xong VLB

— Gộp bài viết, 16/07/2021, Bài cũ: 16/07/2021 —

thời đại kim tiền khi covid vẫn hoành hành tiền nhàn rỗi không biết đầu tư vào đâu, CK là kênh số 1 để mọi người làm ăn kiếm tiền, hãy chọn cổ tốt để cơ hội xxxxx lần tk khi dịch kiểm soát
Target DRH có giá 12x
IJC có giá 10x
KSB giá 10x

DRH đang sở hữu quỹ đất tỷ USD chỉ tính mảnh đất thủ đức 3.5 ha mua 800 tỷ giờ giá TT hơn 6000 tỷ, 200hha đồng nai, bình dương …là công ty mẹ tương lai của KSB và VLB

IJC vượt 3x nào, KSB đã vượt 3x

TGG từ 800 đồng lên 20k
quá tởn cho con hàng lởm
DRH sẽ hơn nhiều![:))]

siêu cổ DRH đừng nhìn vào lợi nhuận mà nhìn tính chu kỳ và điểm nổ lợi nhuận khi nó thâu xong KSB VLB khi đó giá vài trăm ngàn, tôi có điên ko

siêu cổ DRH đừng nhìn vào lợi nhuận mà nhìn tính chu kỳ và điểm nổ lợi nhuận khi nó thâu xong KSB VLB
khi đó giá vài trăm ngàn, tôi có điên ko

topic này lập khi IJC 21 KSB 22 còn DRH thì game siêu to ko tính nên bị đè

— Gộp bài viết, Vài giây trước —

hôm nay KSB 32 IJC 29 anh em nào lướt ván ăn đầy mồm
nhưng mình chơi cp phải ăn bằng lần

mình nghèo nên chơi cổ phải ăn hàng chục lần mới khá được

— Gộp bài viết, 1 phút trước —

DRH duy nhất nằm trong số 0,000000000000000000000000000000000000000001% cổ tăng hàng chục lần
cứ nhúng xuống là gom, khóa tủ đừng ngó bảng điện, thời đến cản không nổi tài khoản x vài chục lần

— Gộp bài viết, Vài giây trước —

chơi cổ mà canh me theo dõi bảng điện mua bán liên tục thì ăn CÁM

tôi phải nhắc các bạn bao nhiêu lần nữa
DRH nó dùng rô bốt đè giá mua bán, dùng lệnh ru ngủ khớp quay tay giá xuống khi đang khớp giá cao để rung hàng, chơi cổ thì chỉ nên chọn 1-3 cổ là nhiều vì nếu danh mục nhiều quá thì chứng tỏ bạn ko đủ tự tin bản lĩnh để nhận biết đó là siêu cổ hay không, khi đã xác định siêu cổ đời mình thì tất tay, chớ nghe bọn nó xúi dại chứng phải bỏ nhiều rọ, đó là bọn ếch, những thằng chứng bỏ nhiều rọ là những thằng ko đủ nhận diện siêu cổ và những con siêu cổ khi đó tỷ lệ phân bổ dòng tiền có khi vài % trong khi cổ lởm phân bổ nhiều dẫn đến có khi lấy thằng miền xuôi nuôi con miền ngược nên ko lãi là thế, đánh hoài vẫn thua

vlb khỏe như bò mộng KSB vừa nhai 40% cổ tức

VLB lên 100 thì DRH thiếu gì xèng

chơi siêu cổ ví như một beautiful girl nó đứng lắc trước mặt bọn men, chú nào ko chịu được thì phọt out, thế nên chú nào yếu sinh lý mua xong thì bịt mắt tắt bảng đi làm việc khác kẻo rớt tàu

VLB lên 100 thì DRH thiếu gì xèng![:))]

— Gộp bài viết, 4 phút trước —

chơi siêu cổ ví như một beautiful girl nó đứng lắc trước mặt bọn men, chú nào ko chịu được thì phọt out, thế nên chú nào yếu sinh lý mua xong thì bịt mắt tắt bảng đi làm việc khác kẻo rớt tàu

— Gộp bài viết, 1 phút trước —

IJC tăng kinh quá keke mua 21
DRH mình vẫn lỗ nặng nhưng KSB IJC đang thu lãi, để lấy đó làm bàn đạp tất tay DRH

— Gộp bài viết, Vài giây trước —

covid tan thì DRH ko cổ nào try với nó được đâu![:drm](